Triết học phái Xtôíc


Phái Xtôíc (còn gọi là phái khắc kỷ) là một trường phái triết học lớn thời kỳ Hy Lạp hóa, do Đênôn tứ Kition sáng lập từ đầu thế kỷ thứ III tr.CN và tồn tại đến thế kỷ II tr.CN bao gồm nhiều đại biểu ở cả Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Phái Xtôíc (còn gọi là phái khắc kỷ) là một trường phái triết

học lớn thời kỳ Hy Lạp hóa, do Đênôn tứ Kition sáng lập từ đầu thế kỷ

thứ III tr.CN và tồn tại đến thế kỷ II tr.CN bao gồm nhiều đại biểu ở

cả Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Theo quan niệm của các nhà khảắc kỷ, triết học không đơn thuần là một khoa học, mà trước tiên là một cách sống, là sự thông thái trong cuộc sống. Chỉ triết học mới có thể dạy cho con người tự chủ, bình tĩnh và đường hoàng trong những hoàn cảnh khó khăn ở thời kỳ Hy Lạp hóa, nhất là thời kỳ cuối khi mà đế quốc La Mã bước vào giai đoạn suy tàn, sự phân tán đạo đức lên tới cao độ.

Triết học, theo các nhà khắc kỷ, bao gổm ba lĩnh vực chính gồm lôgíc học, vật lý học và đạo đức học. Trong đó, lôgíc học đóng vai trò quan trọng, giúp người ta tư duy một cách đúng đắn. Họ là những người đầu tiên sử đụng thuật ngữ "lôgíc" như là khoa học về tư duy và sử dụng ngôn từ. Lôgíc dạy cho con người có được nghệ thuật hùng biện. Vì vậy, ngôn ngữ đưọc các nhà khác kỳ rất coi trọng. Nó là công cụ để diễn đạt, tư tưởng.

Trong vật lý học, tức quan niệm về giới tự nhiên, các nhà khắc kỷ cho rằng thế giới chúng ta được cấu thành từ các yếu tố vật chất như đất, nước, lửa, không khí. Mọi sự vật đều phát triển theo những trình tự tất yêu nhất định do Thượng đế - đáng sáng tạo ra giới tự nhiên, xếp đặt trước. Vì thế vật lý học bao hàm cả thần học - học thuyết về Thượng đế.

Bản thân linh hồn con người chẳng qua cũng là một chất liệu vật chất gồm nhiều thành phần nhờ cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức. Vì thế, theo các nhà khắc kỷ, đạo đức đóng vai trò then chốt trong cuộc sống con người, giúp họ có được một triết lý sống hợp lý. Phẩm chất cơ bản của nhà thông thái là tự do đối với mọi ràng buộc của thế giới Nhà thông thái phải là người biết tự chủ mình, không chạy theo những khát vọng cá nhân, cảm tính. Cũng như Xôcrát, các nhà khắc kỷ coi tri thức là nền tảng của đạo đức học, cho rằng sự vô học, dốt nát là nguyên nhân của những hành vi vô đạo đức. Nhưng khác với Xôcrát, các nhà khắc kỷ coi sự tĩnh tâm, bình thản của linh hổn là lý tưởng của đạo đức. Theo họ, con người cần phải biết tĩnh tâm, thờ ơ với mọi vật xung quanh, coi mọi cái, thậm chí cả cái chết cũng là chuyện bình thường. Tâm trạng chung của các nhà khắc kỷ là bi quan trướ cuộc sống, nhưng họ không quá đỗi thát vọng. Theo họ, đó là tâm trạng cần thiết để con người biết tự chủ mình, hành động theo lý tính bởi vì điều đó phù hợp với tự nhiên, chử không phải chạy theo những lý tưởng cao siêu. Vì vậy, hạnh phúc không phải là lý tưởng đạo đức của con người. Cuộc đời của mỗi người đã có số phận quy định cả rồi.

Tóm lại, Triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại tồn tại cách chúng ta đã hơn hai nghìn năm. Từ đó đến nay, sự phát triển của xã hội cũng như nhận thức của con người đã trải qua những bước nhảy vọt dài đạt được những thành tựu khổng lồ, vượt rất xa thời kỳ mà chúng ta vừa nghiên cứu. Nhưng lịch sử không đồng nghĩa với khái niệm quá khứ "vĩnh viễn lùi vào dĩ vãng". Nghiên cứu triết học cổ Hy Lạp và La Mã không chỉ giúp chúng ta nắm được những điều kiện xã hội và văn hóa của các quốc gia cổ đại này - một trong những cái nôi văn minh của nhân loại - mà còn hiểu được cội nguồn của tư tưởng và văn hóa phương Tây tiếp theo đó. Mặc dù dưới dạng sơ khai, nhưng triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại đã chứa đựng những mầm mống của mọi dạng thế giới quan sau này. Nhiều vấn đề do các nhà triết học thời kỳ này đặt ra cho đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa chẳng hạn, những vấn đề mà các apôria của Đênôn đặt ra cách đây hơn hai nghìn năm vẫn còn làm đau đầu nhiều nhà toán học và triết học hiện nay. Nghiên cứu triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại chúng ta hiểu được cội nguồn lịch sử và bản chất của nhiều vấn đề hiện đại.

Chính vì vậy, hiện nay ở nhiều nước vẫn xuất hiện các công trình nghiên cứu những di sản quý báu của triết học cổ Hy Lạp, La Mã. Những di sản ấy có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình phát triển tư tưởng và văn hóa phương Tây nói riêng và của nhân loại nói chung. Có thể nói "không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và Đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại. Chúng ta không bao giờ được quên rằng tiền để của toàn bộ sự phát triển kinh tế, chính trị và trí tuệ cùa chúng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi người thừa nhận".

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.5 trên 6 phiếu
  • Pitago và phái Pitago

    Pitago là nhà triết học, nhà toán học nổi tiếng thời cổ đại. Ông sinh ra ở Iônia, sau đó ông lưu vong, đi nhiều nơi chủ yếu ở La Mã, xây dựng trường phái triết học nổi tiếng mang tên ông.

  • Êpiquya và phái Êpiquya

    Từ thế kỷ IV tr.CN bắt đầu thời kỳ Hy Lạp hóa - giai đoạn lịch sử dài nhất của thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Nó kéo dài hơn tám thế kỷ, đến tận thế kỷ V với nhiều sự kiện lịch sử nổi bật

  • Arixtốt

    Arixtốt, bộ óc bách khoa toàn thư của triết học cổ đại Hy Lạp, người đầu tiên khám phá ra những quy luật sơ đẳng của tư đuy biện chứng. Đây là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất thời cổ Hy Lạp.

  • Platôn

    Platôn (khoảng 427 - 347 tr.CN) là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại, người mà theo Hêghen - có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng

  • Thế giới quan của Xôcrát

    Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, người thầy của Platôn, Xôcrát - theo nhận xét của Hêghen - "là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại" trong triết học cô Hy Lạp và La Mã.

>> Xem thêm