Êpiquya và phái Êpiquya


Từ thế kỷ IV tr.CN bắt đầu thời kỳ Hy Lạp hóa - giai đoạn lịch sử dài nhất của thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Nó kéo dài hơn tám thế kỷ, đến tận thế kỷ V với nhiều sự kiện lịch sử nổi bật

Từ thế kỷ IV tr.CN bắt đầu thời kỳ Hy Lạp hóa - giai đoạn lịch sử dài nhất của thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Nó kéo dài hơn tám thế kỷ, đến tận thế kỷ V với nhiều sự kiện lịch sử nổi bật, bắt đầu là các cuộc chiến tranh chinh phục của hoàng đế Maxêđoan và người La Mã và kết thúc bởi các cuộc đấu tranh của nô lệ nhằm thoát khỏi ách nô lệ của mình. Cuộc đấu tranh của nô lệ là một trong những nguyên nhân dân đến sự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ.

Thời kỳ Hy Lạp hóa là đỉnh cao của sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Với việc đế quốc La Mã đánh chiếm Hy Lạp và nhiều miền đất khác đã tạo điều kiện cho văn hóa Hy Lạp và La Mã mở rộng ảnh hưởng và phát triển. Điều đó cũng làm cho triết học thời kỳ này có nhiều đặc thù riêng. Các nhà triết học thời kỳ này thường bàn luận nhiều đến những vấn đề triết lý cuộc sống con người.

Êpiquya (341 - 270 tr.CN) là một trong những nhà triết học lớn thời kỳ Hy Lạp hóa. Ông sinh ra và lớn lên ở đảo Xamos thuộc Hy Lạp cổ đại. Ngay từ năm 14 tuổi ông đã bắt đầu nghiên cứu các khoa học. Năm 18 tuổi, Êpiquya đến Aten, chịu ảnh hưởng nhiều của các nhà triết học ở đây, ông xây dựng các quan niệm thế giới quan của mình.

Một số nhà nghiên cứu coi triết học Êpiquya là sự phát triển các quan niệm nguyên tử luận của Đêmôcrít. Tuy vậy, không thể ví Êpiquya đơn thuần chỉ kế tục và phát triển các quan niệm của Đêmôcrít. Nếu như Đêmôcrít chủ yếu đề cập tới những vấn để bản thể luận, giải thích giới tự nhiên, khắc phục những hạn chế của các nhà tư tưởng trước đó trong việc lý giải căn nguyên thế giới, thì Epiquya lại coi nhiệm vụ chủ yếu của triết học là lý giải những vấn đề đạo đức được hiểu như là nền tảng hoạt động của con người hướng tối tự đo.

Cũng như Đêmôcrit, Êpiquya cho rằng thế giới chúng ta được cấu từ các nguyên tử và khoảng không. Chúng cố kết với nhau tạo thành vũ trụ vĩnh viễn và vô cùng tận. Mọi sự vật đều được tạo thành từ các nguyên tử khác nhau về hình dạng, đại lượng và khối lượng. Các nguyên tử không ngừng vận động trong các khoảng không. Khác với Đêmôcrít, ông cho rằng mùi vị, màu sắc, âm thanh... không phải là những đặc tính chủ quan của con người, mà là những sự vật tồn tại khách quan do các nguyên tử tạo nên. Mỗi sự vật, theo Êpiquya, không phải đơn thuần là tổng số các nguyên tử, mà là một chỉnh thể có những đặc tính nhất định. Bản thân linh hồn con người cũng được cấu thành từ những nguyên tử rất mạnh và năng động hơn những nguyên tử bình thường. Chúng phân tán trong toàn bộ cơ thể con người, và do đó cũng bị hủy diệt cùng thể xác khi con người chết.

Một trong những chủ đề chính của triết học Êpiquya đó là các vấn đề đạo đức học coi con người tồn tại như một cá thể làm xuất phát điểm. Xét lại lập trường của Arixtốt trong quan niệm về con người, Epiquya cho rằng cá nhân là có trước và quyết định mọi mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Bản thân xã hội cũng bị quy định bởi những con người đơn lẻ, bởi trí tuệ và khát vọng chủ quan của họ. Vì vậy, không phải là con người phải sống vì nhà nước, phụng sự nhà nước mà trái lại, cộng đồng xã hội chỉ là phương tiện nhằm bảo đảm cho cuộc sống cá nhân mỗi người. Mục đích cuộc sống con người là hạnh phúc, được hiểu như sự vui thú, khoái lạc. Êpiquya viết: "Chúng ta gọi khoái lạc là khỏi điểm và kết thúc của cuộc đời hạnh phúc. Chúng ta nhận thức nó như là phúc lợi trước tiên bẩm sinh trong chúng ta. Xuất phát từ khoái lạc, chúng ta bất đầu mọi sự lựa chọn và tránh khỏi; chúng ta trỏ về với nó, phân định tình cảm nội tâm của mình như là chuẩn mực về mọi phúc lợi".

Tuy vậy, theo Êpiquya, không phải bất kỹ sự hưởng thụ cảm tính bất chấp mọi cái khác và tùy tiện nào cũng đều là khoái lạc. Sự khoái lạc cao nhất đó là sự bình tâm của tinh thần, thanh thản về tâm hồn. Và điều đó chỉ có được khi con người biết sống, hoạt động, biết khát vọng mọi cái một cách điều độ.

Thể hiện như một nhà duy vật, Êpiquya nhận thấy, cuộc sống hiện thực của con người có nhiểu bất công. Cuộc đời thật là ngắn ngủi. Tuy nhiên, theo Êpiquya, con người không nên sợ chết, cũng không nên tin vào những điều huyễn hoặc của tôn giáo một cách ngây thơ. Hiểu biết giới tự nhiên, nghiên cứu triết học là phương tiện hữu hiệu nhất giúp cho con người thoát khỏi những nỗi lo âu đó. Vì thế triết học cần thiết cho con người ở mọi lứa tuổi từ trẻ đến già.

Nguyên tử luận và đạo đức học của Êpiquya có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển tư tưởng triết học thời kỷ Hy Lạp hóa. Ông có nhiều học trò. Phái Êpiquya là một trong những trường phái triết học lớn thời cổ đại.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.5 trên 6 phiếu
  • Triết học phái Xtôíc

    Phái Xtôíc (còn gọi là phái khắc kỷ) là một trường phái triết học lớn thời kỳ Hy Lạp hóa, do Đênôn tứ Kition sáng lập từ đầu thế kỷ thứ III tr.CN và tồn tại đến thế kỷ II tr.CN bao gồm nhiều đại biểu ở cả Hy Lạp và La Mã cổ đại.

  • Pitago và phái Pitago

    Pitago là nhà triết học, nhà toán học nổi tiếng thời cổ đại. Ông sinh ra ở Iônia, sau đó ông lưu vong, đi nhiều nơi chủ yếu ở La Mã, xây dựng trường phái triết học nổi tiếng mang tên ông.

  • Arixtốt

    Arixtốt, bộ óc bách khoa toàn thư của triết học cổ đại Hy Lạp, người đầu tiên khám phá ra những quy luật sơ đẳng của tư đuy biện chứng. Đây là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất thời cổ Hy Lạp.

  • Platôn

    Platôn (khoảng 427 - 347 tr.CN) là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại, người mà theo Hêghen - có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng

  • Thế giới quan của Xôcrát

    Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, người thầy của Platôn, Xôcrát - theo nhận xét của Hêghen - "là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại" trong triết học cô Hy Lạp và La Mã.

>> Xem thêm