Hêraclít


Hêraclít là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại. Ông sinh vào khoảng 544 - 483 tr. CN, xuất thân từ tầng lớp chủ nô quý tộc ở vùng Iônia nhưng bản thân sông rất nghèo khổ và đơn độc

Hêraclít là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại. Ông sinh vào khoảng 544 - 483 tr. CN, xuất thân từ tầng lớp chủ nô quý tộc ở vùng Iônia nhưng bản thân sông rất nghèo khổ và đơn độc. Những

năm cuối đời ông chuyên sống trong các túp lều trên núi và ta không biết đích xác năm chết của ông. Hêraclít có nhiều tư tưởng biện chứng rất sâu sắc, nhưng cách thức thể hiện chúng là ông không rõ ràng, có nhiều ẩn dụ khó hiểu. Vì thế nhiều người Hy Lạp cổ cùng thời không hiểu được ông, thường gọi là "tăm tối".

Quan niệm về thế giới: Khác với các nhà triết học phái Milê, Hêraclít cho rằng không phải là nước, apeirôn, không khí,mà chính lửa là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi sự vật. "Mọi cái biến đổi thành lửa và lửa thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng". Lửa không chỉ là cơ sở của mọi vật mà còn là khởi nguyên sinh ra chúng. "Cái chết của lửa - là sự ra đời của không khí, và cái chết của không khí là sự ra đời của nước, từ cái chết của nước sinh ra không khí [từ cái chết của không khí - lửa, và ngược lại". Theo Hêraclít, sự phát sinh ra vũ trụ từ lửa là "con đường đi xuống", đồng thời cũng là sự "thiếu hụt lửa". Nhưng "con đường đi xuống" đó phải được bù đắp tất yếu bởi "con đường đi lên", bởi quá trình "dư thừa lửa", tức là quá trình tất thảy vũ trụ biến thành lửa bởi một đám cháy trên quy mô toàn vũ trụ. "Lửa bao quát tất cả và phân xử tất cả". Hỏa hoạn vũ trụ đồng thời cũng là toà án vũ trụ. Như vậy, theo quan niệm của Hêraclit, hỏa hoạn vũ trụ không chỉ là một sự kiện vật lý, mà còn là một hành vi đạo đức". Bản thân vũ trụ không phải do chúa Trời hay một lực lượng siêu nhiên thần bí nào tạo ra. Nó "mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng cháy và tàn lụi". Ví toàn bộ vũ trụ tựa như ngọn lửa bất diệt, Hêraclít đã tiếp cận được với quan niệm duy vật nhấn mạnh tính vĩnh viễn và bất diệt của thế giới. Nếu như Talét coi nước như là khởi nguyên với tư cách như một thực thể sinh ra mọi vật thì Hêraclít đã hiểu khởi nguyên theo nghĩa độ cao hơn, coi lửa không chỉ là thực thể sản sinh ra mọi vật, mà còn là khỏi tố thống trị toàn thế giới. Đó không phải là lửa theo nghĩa thông thường, mà là lửa vũ trụ, sản sinh ra không chỉ các sự vật vật chất, mà cả những hiện tượng tinh thần, kể cả linh hồn con người.

Chuẩn mực của mọi sự vật theo Hêraclít đó là logos (theo tiếng Hy Lạp cổ nghĩa là từ ngữ) được hiểu không chỉ là từ ngữ, mà còn là quy luật khách quan của vũ trụ, quy định trật tự và chuẩn mực của mọi cái. Logos cũng chính là lửa, nhưng dưới góc độ xem xét cúa trí tuệ. Vì vậy giữa logos và lửa không thể tách rời nhau, bởi thế giới chính là ngọn lửa cháy vĩnh viễn, mà logos là trật tự thống trị thế giới, là quy luật của tồn tại, đảm bảo sự phát triển hài hòa của thế giới. Theo cách hiểu của Hêraclít, logos tồn tại cà dưới dạng khách quan và chủ quan. Logos khách quan là trật tự khách quan của mọi cái đang diễn ra trong thế giới, biến cả thế giới thành một chỉnh thể thống nhất đầy sống động. Logos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói, được Hêraclít hiểu như là chuẩn mực của mọi hoạt động tư tưởng, suy nghĩ của con người. Người nào càng tiếp cận được nó bao nhiêu thì càng thông thái bấy nhiêu. Nhà biện chứng lỗi lạc thời cổ đã tiếp cận được với quan niệm đúng đắn cho rằng về nguyên tắc thì logos chủ quan phải phù hợp với logos khách quan, nhưng nó biểu hiện ở từng người có khác nhau. Phù hợp với logos khách quan tức là những quy luật vận động khách quan của thế giới được coi là tiêu chuẩn đánh giá mọi hoạt động, suy nghĩ của con người.

Dưới con mắt của Hêraclít, mọi sự vật trong thế giới của chúng ta đều thay đổi, vận động, phát triển không ngừng. Hêghen nhận xét: "khi nói ràng mọi cái đang trôi đi, Hêraclít coi sinh thành là phạm trù cơ bản của mọi tồn tại". Chúng ta không bao giờ quên luận điểm bất hủ của Hêraclít: ‘Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng

sông". Mọi cái chỉ xảy ra có một lần, không lặp lại mặc dù giữa các sự vật có thể có sự kế thừa nhất định.

Hêraclít thừa nhận sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập nhưng trong các mối quan hệ khác nhau. Chẳng hạn, “đối với loài cá - ông nói - thì nước là rất cần thiết cho sự sống, nhưng đối với con người thì đó là một độc tố có hại ", cũng như "một con khỉ dù đẹp đến đâu nhưng vẫn là xấu nếu đem so nó với con người”2. Bản thân logos là sự thống nhất của các mặt đối lập. Vũ trụ là một thể thống nhất, nhưng trong lòng nó luôn luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các sự vật, lực lượng đối lập nhau. Nhờ các cuộc đấu tranh đó mà mới có hiện tượng sự vật này chết đi, sự vật khác ra đời. Điều đó làm cho vũ trụ thường xuyên phát triển và trẻ mãi không ngừng. Vì thế đấu tranh là vươngquốc của mọi cái, là quy luật phát triển của vũ trụ. Bản thân cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập luôn diễn ra trong sự hài hòa nhất định, dựa trên sự quy định của logos. Đối với thế giới, theo Hêraclít - thì cái ác, cái bần tiện là tương đối, còn cái thiện, cái cao cả là tuyệt đối, nhưng đối với chúa Trời thì mọi cái đều tốt đẹp cả.

Nhận thức luận và nhân bản học: Nếu như các nhà triết học trường phái Milê chỉ chủ yếu bàn đến những vấn đề bản thể luận, thì Hêraclít, bên cạnh đó, còn phân tích nhiều vấn đề nhận thức luận. Một mặt, ông đánh giá cao vai trò của các giác quan trong nhận thức các sự vật đơn lẻ, cho rằng chúng đem lại cho ta những hiểu biết xác thực và sinh động về sự vật, mặt khác, cho rằng mục đích tối cao của chúng ta là nhận thức logos, nhận thức sự thống nhất của vũ trụ và sự thông thái tối cao. Tuy nhiên, đây là một việc đầy phức tạp, cho nên mặc dù logos tồn tại vĩnh viễn và trong cuộc sống của mình, con người thường xuyên tiếp cận với nó, nhưng ít người hiểu được. Chỉ có một số nhà thông thái hiểu được logos, nhưng cần nhấn mạnh rằng người biết nhiều chưa hẳn đã là thông thái.

Linh hồn con người, theo Hêraclít, cũng chỉ là một biểu hiện của lửa. Do trong con người ngoài lửa ra còn có cả những chỗ ẩm ướt cho nên mỗi sinh ra người tốt, người xấu. Linh hồn con người là sự thống nhất của hai mặt đối lập - cái ẩm ướt và lửa. Ở người nào càng nhiều yếu tố lửa bao nhiêu thì anh ta càng tốt bấy nhiêu vì tâm hồn anh ta khô ráo. Và chính yếu tố lửa trong tâm hồn con người đó là logos của nó. Nhưng phần đông mọi người sống chủ yếu theo những suy nghĩ, quan niệm riêng của mình chứ chưa hiểu và tuân theo logos, do vậy họ là những người tầm thường. Hạnh phúc không phải là sự hưởng lạc đơn thuần về thể xác mà là ở việc biết suy nghĩ, nói và hành động tuân theo thế giới tự nhiên, ở đây nhà biện chứng lỗi lạc thời cổ có nhiều quan niệm sâu sắc và đúng đắn. Lênin đánh giá cao nhũng quan niệm đó của Hêraclít, cho rằng chúng đã thể hiện một trong những điểm cơ bản của phép biện chứng.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu
  • Trường phái triết học Êlê

    Đây là trường phái triết học xuất hiện từ cuối thế kỷ VI và tồn tại đến giữa thế kỷ V tr. CN ở Êlê - một địa danh ở miền Nam La Mã cổ đại. Các nhà triết học trước đây quan tâm nhiều đến những vấn để tự nhiên và triết học tự nhiên, chịu ảnh hưởng, nhiều của các tri thức toán học, thiên văn, vật lý...

  • Empeđôc và Anaxago

    Từ quan niệm của các nhà triết học phái Êlê toát lên tư tưởng là một khi khẳng định tính thống nhất của thế giới, coi cơ sở của sự thống nhất đó là tồn tại. thì phải thừa nhận rằng không có vận động và phủ nhận sự đa dạng của thế giới

  • Thế giới quan của Đêmôcrit (khoảng 460 - 370 tr.CN)

    Ở thế kỷ V tr.CN, Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ về kinh tế, chính trị, văn hóa. Tuy vậy trong xã hội vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn không chỉ giữa các giai cấp chủ nô và nô lệ, mà ngay cả giữa các tầng lớp khác nhau của giai cấp chủ nô

  • Triết học phái ngụy biện

    Phái ngụy biện (theo tiếng cổ Hy Lạp là Sophistike) là một trào lưu triết học thịnh hành từ giữa thế kỷ V đến đầu thế kỷ IV tr. CN, ở Hy Lạp cổ đại. Thời đó nghệ thuật hùng biện được đặc biệt coi trọng trong xã hội

  • Thế giới quan của Xôcrát

    Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, người thầy của Platôn, Xôcrát - theo nhận xét của Hêghen - "là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại" trong triết học cô Hy Lạp và La Mã.

>> Xem thêm