Arixtốt


Arixtốt, bộ óc bách khoa toàn thư của triết học cổ đại Hy Lạp, người đầu tiên khám phá ra những quy luật sơ đẳng của tư đuy biện chứng. Đây là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất thời cổ Hy Lạp.

Arixtốt, bộ óc bách khoa toàn thư của triết học cổ đại Hy Lạp, người đầu tiên khám phá ra những quy luật sơ đẳng của tư đuy biện chứng. Đây là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất thời cổ Hy Lạp.

Arixtốt (384 - 322 tr.CN) là học trò của Platôn, ông là nhà triết học lớn nhất của Hy Lạp cổ đại. Bố ông lã bác sĩ phục vụ trong triều đình của vuơng quốc Maxêđoan. Ngay từ năm 17 tuổi, ông đến Aten, tham gia "Viện hàn lâm" của Platôn và ở đó 20 năm cho đến khi Platôn qua đời. Sau một thời gian phụng sự vua Maxêđoan lúc đó là Philip II, ông quay lại Aten, xây dựng trường phái triết học riêng của mình. Arixtốt để lại cho nhân loại một di sản triết học đồ sộ được viết bằng tiếng Hy Lạp cổ, trong đó lớn nhất là tác phầm Siêu hình học .

Sự phê phán của Arixtốt đối với học thuyết Platôn về ý niệm. Đối tượng triết học thứ nhất của ông: Cũng như Xôcrát và F atôn, Arixtốt đặc biệt coi trọng vai trò cùa các khái niệm trong nhận – khẳng định đó là phương tiện để nhận thức bản chất của tồn tại.

Tuy vậy, Arixtôt có nhiều điểm không nhất trí với những người thầy của mình. Với phương châm "Platôn là người thầy nhưng chân lý quý hơn", Arixtốt phê phán mạnh mẽ học thuyết duy tâm của Platôn về các ý niệm. Thứ nhất, ông phản đối quan niệm của Platôn coi các ý niệm như một dạng tồn tại độc lập, tối cao, còn mọi sự vật cam tính của thế giới chúng ta đều tổn tại ở cấp độ thấp hơn. Thứ hai, Arixtốt phê phán việc Platôn tách rời thế giới ý niệm với thế giới hiện thực. Ông chỉ ra rằng, như vậy tức là biến các phạm trù, khái niệm thành những cái vô dụng đối với nhận thức các sự vật. Vì thế, để có ý nghĩa, theo Arixtốt thì thế giới ý niệm phải thuộc về thế giới các sự vật. Thứ ba Arixtốt nhận thấy học thuyết của Hatôn có nhiều mâu thuẫn về thuật lôgíc. Một mặt, Platón phân biệt giữa các ý niệm, cho rằng các ý niệm chung nhất là thực thể, bản chất của những ý niệm mang tính đặc thù hơn. Như vậy sẽ dẫn đến nghịch lý là: các ý niệm vừa là thực thể, vừa không phải là thực thể. Điều này Arixtốt không thể chấp nhân. Mặt khác, Platôn vừa khẳng định các ý niệm hoàn toàn tách biệt với các sự vật cảm tính, đồng thời lại cho rằng các sự vật đó là cái bóng của ý niệm, là bản sao của chúng. Như vậy là thừa nhận sự vật và khái niệm dù sao cũng có điểm tương đồng nhất định. Từ mâu thuẫn lôgíc trên đây, Platôn buộc phải thừa nhận tồn tại một "thế giới thứ ba" giống với hai thế giới kia và đứng lên trên chúng. Như vậy, mỗi người cụ thể chẳng hạn, để cố thể biểu hiện đúng bán chất với khái liệm con ngưòi của mình lại phải cần đến "con người thứ ba" làm môi giới. Điều đó theo Arixtốt là không thể chấp nhận được. Thứ tư, các ý niệm của Platôn không thể là công cụ nhận thức thế giới vì chúng tách rời với quá trình vận động, phát triển không ngừng của các sự vật.

Từ việc phê phán học thuyết của Platôn về các ý niệm, Arixtốt đi lên xây dựng hệ thống triết học riêng của mình trên cơ sở tiếp thu những điểm hợp lý trong thế giới quan của Platôn, đồng thời khắc phục những hạn chế của nó.

Theo Arixtốt, giới tự nhiên với những sự vật vô cùng đa dạng là đối tượng nghiên cứu của vật lý học (Phisica tiếng cổ Hy Lạp là học thuyết về giới tự nhiên). Đây cũng là triết học nhưng là "triết học thứ hai". Nó nghiên cứu các dạng tồn tại cụ thể. Để khám phá bản chất đích thực của tồn tại nói chung, lý giải cụ thể các vấn đề về nguồn gốc, bản chất của thế giới... thì cần phải có "triết học thứ nhất" tức là siêu hình học. Đây cũng là tên tác phẩm triết học quan trọng nhất của ông. Theo cách hiểu của Arixtôt, siêu hình học là một khoa học ít nhiều mang tính thần thánh vì đối tượng nghiên cứu của nó là "những cái thần thánh" trong đó có Thượng đế. Vì lý do đó, đôi khi ông gọi triết học là thần học.

Nhưng Thượng đế chỉ là một trong những đối tượng nghiên cứu của triết học thứ nhất, khoa học nghiên cứu các khởi nguyên của tồn tại nói chung. Nếu như các khoa học khác nghiên cứu các sự vật của giới tự nhiên, các dạng tồn tại cụ thể đang vận động và biến đổi không ngừng thì triết học thứ nhất nghiên cứu những gì có tính chất vĩnh hằng trong thế giới hiện thực, vì thế nó là nền tảng của mọi lĩnh vực thế giới quan khác của con người.

Theo Arixtốt, tồn tại nói chung xuất phát từ bốn nguyên nhân cơ bản là: hình dạng, vật chất, vận động và mục đích. Bất kỳ sự vật nào cũng đều phát triển dựa trên bốn nguyên nhân đó. Chẳng hạn, cái nhà đã có được là nhờ hình dạng của nó - tức ý tưởng, đồ án về cái nhà mà con người cần có trước khi xây dựng; vật chất - các nguyên vật liệu cần thiết tạo nên cái nhà như gạch, ngói...; vận động - hoạt động của những người thợ làm nhà, và mục đích của việc con người làm nhà. Tương tự như vậy, bất kỳ sự vật nào cũng có bốn nguyên nhân trên thì mới có thể tồn tại được.

Trong số các nguyên nhân trên của tồn tại thì nguyên nhân hình dạng là cơ bản nhất. Nó là thực chất của tồn tại, là bản chất của sự vật. Bản thân nó đã bao hàm cả nguyên nhân vận động và mục đích rồi. Theo Arixtôt, mọi vật trong thế giới chúng ta đều có thể vận động nhờ hình dạng (tức bản chất) vốn rất tích cực của chúng. Cũng như Xôcrát và Platón, Arixtốt là nhà mục đích luận, khẳng định tính mục đích trong sự phát triển của mọi sự vật. Nhưng Xôcrát và Platôn còn hiểu phạm trù mục đích một cách chủ quan, giải thích mọi cái theo hướng có lợi cho con người, quy mọì quá trình vận động khách quan của sự vật thành những quá trình diễn ra theo ý muốn của con người. Aríxtốt đã hiểu mục đích theo nghĩa khách quan hơn. Dưới con mắt của ông, mọi vật đều phát triển theo những trình tự, quy luật và xu hướng của chúng, tức là có mục đích nhất định theo sự xếp đặt trước của Thượng đế. Quá trình vận động có mục đích của sự vật được Arixtốt gọi là entele chea (nghĩa là năng lực tạo ra quá trình vận động theo mục đích nhất định). Với việc thừa nhận nguyên nhân mục đích trong sự phát triển của mọi vật. Arixtôt đã làm cho các quan niệm của ông về tồn tại trò nên thần bí.

Như vậy, coi vận động và mục đích chỉ là những khía cạnh khác nhau của nguyên nhân hình dạng, Arixtốt trên thực tế đã thừa nhận học thuyết bốn nguyên nhân chỉ là sự phát triển, cụ thể hóa quan niệm của ông về hình dạng và vật chất cũng như mối quan hệ giữa chúng.

Trong số hai nguyên nhân cơ bản của tồn tại - vật chất và hình dạng, thì Arixtốt lại coi hình dạng là nguyên nhân quan trọng hơn, có vai trò quyết định bởi vì nó chính là bản chất của sự vật. Nhưng để xác định bản chất sự vật là gì, ông đưa ra hai tiêu chuẩn:

Thứ nhất, vì mỗi vật bao giờ cũng thuộc về một loài, một giống nhất định, do đó theo Artxtốt, bản chất phái là cái được nhận thức trong khái niệm, tức là cái chung. Theo góc độ này, ông hiểu bản chất của sự vật nhưmột cái gi đó thuộc về lĩnh vực tinh thần.

Thứ hai, dù giữa các sự vật có nhiều điểm tương đồng thì mỗi sự vật cần có những đặc tính riêng của mình. Do vậy, bản chất của nó phải là cái riêng. Mà theo Arixtốt, cái riêng không thể biểu hiện được bằng khái niệm, nó không đem lại cho chúng ta một tri thức đích thực nào cả vì khoa học là tổng thể các tri thức, khái niệm mang tính chung và khái quát cao.

Như vậy, hai tiêu chuẩn trên của bản chất mâu thuẫn với nhau. Bản thân Arixtốt cũng ý thức được vấn đề và tìm cách dung hộp giữa chúng. Nhưng ông đã không làm được điều đó, mà chỉ dừng lại ở việc khẳng định cả hai chúng đều cần thiết.

Điều đó dẫn ông đến nhiều mâu thuẫn trong quan niệm về mối quan hệ giữa vật chất và hình dạng (tức bản chất của sự vật). Một mặt, ông khẳng định mọi sự vật trong thế giới chúng ta đều là sự thống nhất giữa vật chất và hình dạng. Chẳng hạn quả cầu đồng là sự thống nhất giữa vật chất chất đồng - và hình dạng - hình cầu. Ở đây hình dạng và vật chất không tách rời nhau cùng tạo nên quả cầu đồng. Hơn nữa giữa chúng có sự chuyển hóa lẫn nhau. Trong mối quan hệ với hình cầu trong sự vật trên thì đổng là vật chất. Nhưng cũng chính đồng lại là hình dạng của những yếu tố tạo thành chất đồng. Tuy vậy, Arixtốt luôn coi trọng hình dạng hơn vật chất. Nó là cái tích cực, là thực thể của mọi vật, còn vật chất là cái thụ động và chỉ là cơ chất của chúng. Hình dạng là hiện thực, còn vật chất chỉ là khả năng. Mọi vận động đều là vận động từ khả năng tới hiện thực do tác động của hình dạng.

Mặt khác, ông thừa nhận tồn tại "hình dạng thuần túy" phi vật chất hoàn toàn thuộc về lĩnh vực tư tưởng, cũng như khẳng định có cả 'vật chất đầu tiên' tức là vật chất phi hình dạng. Từ việc tách rời vật chất và hình dạng, Arixtốt đã đi đến khẳng định "hiện thực có trước mọi khởi nguyên cả về phạm trù, cả về bản chất, còn về thời gian thì theo một nghĩa nhất định, là tồn tại trước, theo một nghĩa khác thì không..., do vậy việc xác định và nhận thức ! những cái trong hiện thực) cần phải có trước nhận thức (những cái trong khả năng)" Hơn nữa ông còn coi "hình dạng thuần túy" (hay còn gọi là "hình dạng của mọi hình dạng") là động cơ đầu tiên của thế giới làm cho mọi vật đều có thể vận động được. Đó chính là Thượng đế, hay trí tuệ thuần túy. Đây là điểm triết học Arixtốt hòa nhập với thần học của ông.

Như vậy, từ chỗ chưa hiểu đúng mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, Arixtốt đã dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm vể vật chất và hình dạng. Điều đó làm cho sự phê phán của ông đối với lập trường duy tâm trong học thuyết về ý niệm không triệt để. Nói đúng hơn, Arixtốt chưa hoàn toàn thoát khỏi lập trường duy tâm trong quan niệm về vật chất và tinh thần, ở ông - như Hêghen nhận xét - "vật chất chỉ là một nền tảng khô cứng trên đó diễn ra các biến đổi, và trong những biến đổi ấy vật chất chỉ là cái chịu đựng".

Mặc dù vậy, sự phê phán của Arixtôt đối với lập trường duy tâm của Platôn có nhiều điểm tích cực. "Khi một nhà duy tâm phê phán những cơ sở của chủ nghĩa duy tâm của một nhà duy tâm khác thì điều đó bao giờ cũng có lợi cho chủ nghĩa duy vật". Cũng cần nhận thấy rằng, quan niệm của Arixtốt về Thượng đế không phải được lấy từ các giáo lý tôn giáo, mà từ việc phân tích triết học khái niệm và động cơ đầu tiên nhằm lý giải nguồn gốc vận động của sự vật. Hơn nữa, công lao của Arixtốt không dừng lại ở việc phê phán lập trường duy tâm của Piatôn, mà có nhiều tư tưởng biện chứng sâu sắc về mối quan hệ giữa vật chất và hình dạng, giữa khả năng và hiện thực, thực thể và cơ chất... như trên đã thấy. Để làm rõ điều đó, chúng ta phân tích tiếp các quan niệm khác của ông.

Nhận thức luận và lôgíc học của Arlxtốt: Học thuyết của Arixtốt về tri thức hay còn gọi là lý luận khoa học được xây dựng trên nền tảng quan niệm về thế giới của ông. Nhấn mạnh điểm tương đồng giữa khoa học và nghệ thuật như những lĩnh vực hoạt động của con người mang tính chất khái quát trí tuệ, và có thiên hướng hơn so với kinh nghiệm, kiến giải thông thường. Arixtốt đồng thời phân biệt khoa học với nghệ thuật, ông coi nghệ thuật là sự làm ra các sự vật theo góc độ cái đẹp và thuộc về lĩnh vực thực tiễn, còn khoa học là hoạt động trí tuệ thuộc về lĩnh vực lý luận mang tính chất tư biện. Tác phẩm Siêu hình học được mở đầu bằng luận điểm "tất cả mọi người, về bản tính đều khát vọng tới tri thức".

Lý luận nhận thức của Arixtốt là đỉnh cao của sự phát triển các tư tưỏng nhận thức luận thời cổ đại. Khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người, ông coi quá trình nhận thức là quá trình khám phá ra chân lý đích thực về bản chất sự vật. Phê phán mọi quan niệm hoài nghi luận trong nhận thức, Arixtốt coi "ngụy biện chỉ là một sự thông thái giả hiệu". Ông là một trong những đại biểu chính của quan niệm cổ điển về chân lý, coi chân lý là sự phù hợp giữa quan niệm của con người về sự vật với chính bản thân sự vật tồn tại trên thực tế.

Nhà bách khoa toàn thư thời cổ đặc biệt đề cao vai trò của tri thức cảm tính. Nó đem lại cho ta những hiểu biết xác thực và sinh động về các sự vật đơn nhất, ông là người đầu tiên khởi xướng nguyên lý tabula rasa (nguyên lý coi linh hồn con người khi mới sinh ra hoàn toàn không có tri thức, tựa như một tấm bảng sạch) đối lập với tư tưởng của Platôn coi nhận thức là quá trình hồi tưởng lại. Arixtốt coi nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên, là điểm xuất phát của mọi quá trình nhận thức.

Tiếp theo là dạng nhận thức kinh nghiệm. Theo Arixtốt đó là hàng chuỗi những liên tưởng về cùng một sự vật hay nhóm các sự vật nhất định. Đây cũng là dạng nhận thức quan trọng, bởi vì "cả khoa học và nghệ thuật đểu xuất hiện ở mọi người thông qua kinh nghiệm

Cao hơn kinh nghiệm là dạng nhận thức nghệ thuật mà nền tảng của nó là thực tiễn của con người. Nó đem lại những tri thức mang tính khái quát hơn so với các dạng nhận thức trên.

Dạng nhận thức cao nhất đó là nhận thức khoa học, trong đó triết học là tối cao. Nó là hoạt động của trí tuệ đem lại cho chúng ta những tri thức lý luận có tính khái quát cao.

Dưới con mắt của Aríxtốt, khoa học là một hệ thống tri thức phức tạp. Ông là người đầu tiên tìm cách phân loại các khoa học. Xuất phát từ luận điểm "mọi sự suy diễn đều hướng tới hoặc là hoạt động, hoặc là sáng tạo, hoặc là tư biện”, ông phân chia các khoa học ra làm ba dạng:

Thứ nhất, đó là các khoa học mang tính thực tiễn như đạo đức, chính trị... ở đây thực tiễn bị hiểu theo nghĩa hẹp, đó chỉ là các hoạt động luân lý, chính trị của con người. 

Thứ hai, đó là các khoa học sáng tạo. Ở đây danh từ "sáng tạo" cũng bị hiểu hẹp lại, đó chỉ là các hoạt động nghệ thuật, kỹ thuật. Tuy nhiên, không nên đồng nhất các khoa học này với nghệ thuật.

Thứ ba, đó là các khoa học tư biện, bao gồm triết học thứ nhất, toán học, vật lý... trong đó triết học thứ nhất là tối cao, là chuẩn mực cơ bản để đánh giá trình độ thông thái của con người. Còn giữa tơán học và vật lý thì Arixtòt do dự trong việc phân bậc chúng. Xét về mức độ tư biện và trừu lượng thì toán học cao hơn vật lý. Nhưng mặt khác, đối tượng nghiên cứu của vật lý - tức "triết học thứ hai" lại sinh động hơn, xác thực và phức tạp hơn so với toán học.

Do hạn chế lịch sử, việc phân loại các khoa học ở Arixtốt mang nặng tính thơ ngây và cảm tính. Các phạm trù "thực tiễn", "sáng tạo”, "lý luận" đều chỉ được ông hiểu theo nghĩa hẹp và tách rời nhau. Vì thế nhà triết học không nhìn thấy mối liên hệ giữa các dạng khoa học, hơn nữa ông còn quá đề cao các khoa học tư biện, coi thường các khoa học thực tiễn. Tuy vậy, ở đây công lao của Arixtốt là ở chỗ, ông là người đầu tiên đã khởi xướng vấn đề phân loại các khoa học – điều vô cùng cẩn thiết trong sự phát triển của nhận thức con người.

Phương pháp luận của khoa học đều là logic. Arixtốt được coi là cha tổ của lôgíc hình thức cổ điển với việc khám phá ra các quy luật cơ bản của tư duy lôgíc, như quy luật đồng nhất (A = A), quy luật cấm mâu thuẫn (A * > A) và quy luật loại trừ cái thứ ba (hoặc A, hoặc > A). Từ đây, Arixtốt xây dựng tam đoạn luận nổi tiếng của mình (nếu A thuộc B, B thuộc C, thì A thuộc C). Chẳng hạn, từ các tiền đề: tất cả mọi người đều chết, Xôcrát là người, vậy suy ra kết luận Xôcrát cũng chết. Arixtốt còn xây dựng lý thuyết chứng minh, đồng thời phân tích các lỗi lôgic mà mọi người vô tình hay hữu ý mắc phải, ông khẳng định rằng mọi lỗi lôgic chẳng qua chỉ là do mọi người vận dụng sai tam đoạn luận và các quy luật lôgíc mà thôi. Các quan niệm về lôgíc của Arixlốt trong một thời gian dài được coi là phương pháp luận vạn năng của nhận thức con người. Chỉ mãi đến thời cận đại, do tác động của sự phát triển khoa học mạnh mẽ, một số nhà tư tưởng mới nhận thấy hạn chế của chúng và tìm cách xây dựng lý luận mới về phương pháp.

Tuy nhiên, thật là sai lầm nếu chỉ giới hạn lôgíc của Arixtốt ở những quan niệm trên, tức là ở việc phát minh các quy luật sơ đẳng của lôgíc hình thức cổ điển. Theo nghĩa rộng lôgíc học của AriXtốt còn bao hàm cả học thuyết của ông về các phạm trù, thể hiện như là phương pháp luận xuyên suốt mọi lĩnh vực thế giới quan của ông. Bản thân Thượng đế, dưới con mắt của Arixtốt, là một nhà lôgíc lý tưởng.

Arixtốt xây dựng một hệ thống các phạm trù như những hình thức của tư tưởng. Những phạm trù mà ông đề cập đến trong hệ thống trên là: 1) Bản chất; 2) số lượng; 3) Chất lượng; 4) Quan hệ; 5) Vị trí; 6) Thời gian; 7) Tình trạng; 8) Chiếm hữu; 9) Hành động; 10) Chịu đựng. Bản thân ông không định nghĩa phạm trù là cái gì cụ thể cả nhưng trong cách hiểu của ông, xét về phương diện nhận thức luận, chúng là các dạng biểu hiện của tồn tại. Tóm lại, chúng bao hàm cả khía cạnh tồn tại lẫn khía cạnh nhận thức. Đôi khi chúng còn thể hiện như những phạm trù ngôn ngữ. Trong số các phạm trù trên thì bản chất là phạm trù trung tâm và có bản nhất vì nhận thức các sự vật tức là nhận thức bản chất của chúng. Từ việc không dung hợp được mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong việc xác định tiên chuẩn của bản chất như ở phần trên đã nêu, Arixtốt đi đến thừa nhận hai dạng bản chất. Bản chất thứ nhất là những sự vật khách quan tồn tại dưới dạng đơn nhất. Từ góc độ này, phạm trù bản chất cho phép chúng ta thể hiện được sự vật một cách cụ thể, sinh động và xác thực. Arixtốt gọi đây là bản chất cho phép chúng ta thể hiện được sự vật một cách cụ thể, sinh động và xác thực. Arixtốt gọi đây là bản chất có trước. Bản chất thứ hai (hay bản chất có sau) là những khái niệm chung về sự vật, chẳng hạn như các khái niệm con người, động vật, thực vật. Chúng cho phép ta nhận thức một cách bao quát cả một nhóm các sự vật có chung những đặc tính nhất định với việc coi bản chất có trước đóng vai trò quyết định, Arixtốt trên thực tế đã thừa nhận rằng các sự vật tồn tại khách quan và có trước các khái niệm chung và tri thức về chúng.

Học thuyết của Arixtốt về các phạm trù còn mang tính trực quan và cảm tính, số lượng các phạm trù được ông xem xét còn rất hạn chế. Tuy nhiên, học thuyết đó có vai trò to lớn trong việc nghiên cứu các phạm trù như những hình thái của tư duy và công cụ để nhận thức sau này. Khác với Pintón, Arixtốt đã hiểu được các phạm trù như những công cụ để nhận thức thế giới chứ không phải là những lực lượng tinh thần siêu nhiên", ông đã hiểu được sự thống nhất giữa các khía cạnh bản thể luận, nhận thức luận và ngôn ngữ trong quan niệm về phạm trù, ông còn tìm cách chỉ ra các mối liên hệ giữa các phạm trù với nhau, coi tất cả các phạm trù đều là sự thể hiện

các khía cạnh khác nhau của phạm trù bản chất. Arixtốt đã đưa ra

một tư tưởng hiện chứng sâu sắc coi "các sự vật đang tồn tại và bản

chất được câu từ các mặt đối lập". Vì vậy, đánh giá cao lôgích học của Arixtốt, Lênin đã coi “lôgích của Arixtốt là nhu cầu, là sự cố gắng tìm tòi, là sự đến gần với lôgích của Hêghen, - nhưng từ lôgích này của

Arixtôt (người mà bất cứ nơi nào, cứ mỗi bước, đều đặt ra chính vấn để phép hiện chứng), người ta đã làm thành một triết học kinh viện chết, bằng cách vứt bỏ tất cả cái gì là tìm tòi, là dao động, là cách đặt vấn đề”.

Về vật lý học: Vật lý học được coi là "triết học thứ hai" (hay khoa học về giới tự nhiên) được xây đựng trên nền tảng của "triết học thứ nhất". Mọi sự vật trong thế giới chúng ta, theo Arixtốt, đều vận động và phát triển không ngừng. Vì thế, nghiên cứu vận động là điều kiện cần thiết để hiểu giới tự nhiên. Chính "sự thiếu hiểu biết về vận động tất yếu sẽ kéo theo sự không hiểu biết về giới tự nhiên”. Coi vận động là mọi sự biến đổi nói chung, Arixtốt thường nhấn mạnh rằng "không thể có vận động bên ngoài sự vật “, bởi vi vận động là phương tiện tất yếu biến những cái khả năng thành hiện thực. Do đó vận động cũng vĩnh viễn tựa như thời gian vậy.

Coi giới tự nhiên là sự thống nhất, giữa hình dạng và vật chất, nhưng do sự chưa triệt để duy vật trong qunn niệm về vật chất và hình dạng, nên Arixtốt. Thừa nhận tồn tại "hình dạng của hình dạng" như là động cơ đầu tiên. Động cơ đầu tiên tồn tại bên ngoài thế giới và đóng vai trò tựa như cái hích đầu tiên làm cho mọi vật vận động. Ví toàn bộ vũ trụ tồn tại như một cơ thể sống nhưng hữu hạn về không gian vì còn nhường chỗ cho Thượng đế chi phối mọi quá trình vận động của thế giới, nhà triết học chỉ thừa nhận cái vô cũng tận trong tiềm tàng. Dưới con mắt của ông, mọi quá trình vận động trong thế giới chúng ta đều có mục đích nhất định, theo sự xếp đặt tiến định. Chẳng hạn, trời mưa là nhằm làm cho lúa mì được tươi tốt, mèo sinh ra để bắt chuột... Tóm lại, mọi cái đều có nguyên nhân của nó. Ngẫu nhiên là sự không chủ tâm, không dự định trước, nhưng là thứ yếu, còn mọi cái diễn ra phần lớn đều là tất yếu.

Từ những quan niệm vật lý trên, Arixtốt xây dựng vũ trụ luận của mình, ông là người khởi xưởng ra thuyết địa tâm coi trái đất là hình cầu, trung   m của vũ trụ. Quan niệm này về sau được Ptôlêmê phát triển trở thành thuyết địa tâm Arixtôt - Ptôlêmé. Thuyết này được các thế lực tôn giáo ủng hộ, thống trị hàng mấy thế kỷ. Chỉ mải đến thời Phục hưng và cận đại, với việc xuất hiện thuyết Nhật tâm của Côpécních đưọc các nhà khoa học ủng hộ, thì nó mới bị lãng quên.

Theo Arixtổt, vũ trụ là hữu hạn và khép kín về không gian và vĩnh viễn về thời gian. Thế giới từ mặt trăng trở xuống chúng ta được cấu tạo bởi bốn yếu tố là đất, lửa, không khí và nước. Chúng cô kết với nhau tạo thành mọi vật, kể cả mặt trăng. Còn mọi thiên thể và khoảng không ở xa hơn mặt trăng thì đuọc cấu từ một dạng ête bao phủ toàn bộ vũ trụ.

Như vậy, bên cạnh nhiều quan điểm duy vật, nhìn chung vật lý học và vũ trụ học của Arixtôt có nhiều tư tưởng chia tâm. Những yếu tố duy tâm đó được các thế lực tốn giáo sau này lợi dụng phát triển và tồn tại mãi về sau.

Nhân bản học và học thuyết chính tri - xã hội: Nhân bản học là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong thế giới quan của Arixtốt. Bản thân nhà bách khoa toàn thư thời cổ nhận thấy rằng "nhận thức linh hổn con người thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức mọi chân lý, nhất là nhận thức giới tự nhiên".

Arixtốt cho rằng con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác tựa như mỗi sự vật được tạo thành từ hình dạng và vật chất. Phê phán quan niệm của Platôn coi thể xác chỉ là chỗ trú tạm thời của linh hồn bất diệt, Arixtốt khẳng định sự gắn bó hữu cơ giữa chúng, mặc dù trong con người thì linh hồn đóng vai trò chủ đạo. Khẳng định "các trạng thái của linh hồn đểu có cơ sở trong vật chất"'. Ông coi linh hồn là căn nguyên của sự sống.

Ông cho rằng tồn tại ba dạng linh hồn: 1) linh hồn thực vật với biểu hiện cơ bản là có khả năng tự nuôi dưỡng và sinh sản; 2) linh hồn động vật có khả năng cảm ứng đối với môi trường xung quanh. Cả hai dạng linh hồn trên đều được xếp là "linh hồn vật lý", chúng gắn bó hữu cơ và bị hủy diệt cũng thể xác; 3) linh hổn lý tính là dạng cao nhất của linh hổn và chỉ có duy nhất ở con người. Đó là khả năng tư duy, trí tuệ của con người.

Như vậy, Arixtốt hiểu linh hồn theo nghĩa khá rộng. Nó không chỉ đừng lại ở các khả năng suy nghĩ hay cảm nhận của con người. Ông quan niệm ở thực vật cũng có “linh hồn", đó là "linh hổn thực vật", ở động vật có hai dạng "linh hồn động vật" và 'linh hồn thực vật". Còn con người có cả ba dạng linh hồn trên. Khi con người chết thì riêng phần linh hồn lý tính” vẫn tồn tại bất diệt. Quan niệm như của Arixtốt về sau được nhìểu người ủng hộ và phát triển.

Theo ông, con người là một sinh vật xã hội. Bản tính của nó là sống cộng đồng. Hình thức tổ chức cuộc sống cộng đồng người trong một thể chế xã hội nhất định được gọi là nhà nước. Nhà nước đem lại sinh khí cho mỗi gia đình, mỗi quần cư và từng con người trong xã hội. Arixtốt coi hình thức tổ chức gia đình kiểu chiếm hữu nô lệ (trong đó mối quan hệ giữa chồng và vợ, bố và con tựa như quan hệ giữa ông chủ và nô lệ) là hình thức sống cộng đồng tự nhiên và vĩnh viễn. Nhà nưởc ra đời trên cơ sở gia đình , chính quyền nhà nước là sự tiếp tục chính quyền trong gia đình. Thể chế chính trị là trật tự làm cơ sở để phân bố chính quyền nhà nước. Thể chế chính trị điều hành và quản lý xã hội về ba phưong diện: lập pháp, hành chính vá phán xử.

Trong số các hình thức nhà nước, Arixtốt nhiệt thành ủng hộ chế độ quân chủ, cái đó như hình thức tổ chức nhà nước thần thánh và ưu việt nhất. Bởi vì với hình chức này, trong xã hội có một người nắm mọi quyền hành tối cao, thậm chí đứng trên pháp luật tựa như Thượng đế giữa mọi người. Tiếp sau chế độ quân chủ mới đến chế độ quý tộc, rồi đến chế độ cộng hòa. Ông phê phán mạnh mẽ các chế độ bạo chúa, cho rằng chúng không phù hợp với bản chất của con người.

Sứ mệnh của nhà nước không chỉ bảo đảm cho mọi người sống bình thường, mà còn phải làm sao để con người sống hạnh phúc. Tiêu chuẩn đánh giá nhà nước đó là mức độ phúc lợi mà nó đem lại cho các công dân trong xã hội (trừ nô lệ - không được Arixtốt coi là người, mà chỉ là công cụ biết nói). "Mục đích của nhà nước là cuộc sống phúc lợi…. bản thân nhà nước là sự giao thiệp của các gia tộc và dân cư nhằm đạt được sự tồn tại một cách hoàn thiện và tự lập", tức là đạt được cuộc sống ưu việt nhất, mà theo ông, không chỉ về phương diện của cải vật chất mà còn bao hàm công lý (theo cách hiểu con nhà tư tưởng xuất thân từ tầng lớp chủ nô).

Thẩm mỹ học của Arixtốt: Nghệ thuật được coi là toàn bộ hoạt động vật chất của con người và sản phẩm của nó. “Nghệ thuật nói, Arixtốt nhấn mạnh – trong một số trường hợp hoàn thành những cái mà giới tự nhiên không thế làm được, trong một số trường hợp khác, mô phỏng nó". Aríxtốt đặc biệt nhấn mạnh chức năng mô phỏng theo giới tự nhiên cửa nghệ thuật.

Trong số các dạng nghệ thuật, nhà triết học đặc biệt đề cao thơ ca, coi đó là nghệ thuật ngôn ngữ nói chung. Nó bao hàm cả sử thi, hài kịch, bi kịch... Mỗi dạng nghệ thuật có một dạng và tính chất mô phỏng khác nhau. Kịch có thể mô phỏng con người, làm họ xấu đi hoặc tốt lên, hay giữ lại những cái mà họ có. Nhiệm vụ của nhà thơ không phải là nói những điều đã có, mà vạch ra cả những điều lẽ ra chưa có và có thể có.

Arixtốt là nhà bách khoa toàn thư, nhà triết học vĩ đại nhất thời cổ Hy Lạp và La Mã. Các tác phẩm của ông, theo nhận xét của Hêghen- "bao chứa toàn bộ các quan niệm của con người, trí tuệ của Arixtôt đề cập đến mọi mặt và mọi lĩnh vực của thế giới hiện thực”. Mặc dù các quan niệm của ông không nhất quán, dao động giữa lập trường duy vật và duy tâm, nhưng ông là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Đánh giá cao công lao của Arixtốt đối với tiến trình phát triển triết học, Mác đã ví ông như hoàng đế Maxêđoan trong triết học.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu
  • Êpiquya và phái Êpiquya

    Từ thế kỷ IV tr.CN bắt đầu thời kỳ Hy Lạp hóa - giai đoạn lịch sử dài nhất của thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Nó kéo dài hơn tám thế kỷ, đến tận thế kỷ V với nhiều sự kiện lịch sử nổi bật

  • Triết học phái Xtôíc

    Phái Xtôíc (còn gọi là phái khắc kỷ) là một trường phái triết học lớn thời kỳ Hy Lạp hóa, do Đênôn tứ Kition sáng lập từ đầu thế kỷ thứ III tr.CN và tồn tại đến thế kỷ II tr.CN bao gồm nhiều đại biểu ở cả Hy Lạp và La Mã cổ đại.

  • Pitago và phái Pitago

    Pitago là nhà triết học, nhà toán học nổi tiếng thời cổ đại. Ông sinh ra ở Iônia, sau đó ông lưu vong, đi nhiều nơi chủ yếu ở La Mã, xây dựng trường phái triết học nổi tiếng mang tên ông.

  • Platôn

    Platôn (khoảng 427 - 347 tr.CN) là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại, người mà theo Hêghen - có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng

  • Thế giới quan của Xôcrát

    Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, người thầy của Platôn, Xôcrát - theo nhận xét của Hêghen - "là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại" trong triết học cô Hy Lạp và La Mã.

>> Xem thêm