Thế giới quan của Đêmôcrit (khoảng 460 - 370 tr.CN)


Ở thế kỷ V tr.CN, Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ về kinh tế, chính trị, văn hóa. Tuy vậy trong xã hội vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn không chỉ giữa các giai cấp chủ nô và nô lệ, mà ngay cả giữa các tầng lớp khác nhau của giai cấp chủ nô

Ở thế kỷ V tr.CN, Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ về kinh tế, chính trị, văn hóa. Tuy vậy trong xã hội vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn không chỉ giữa các giai cấp chủ nô và nô lệ, mà ngay cả giữa các tầng lớp khác nhau của giai cấp chủ nô, giữa những người bảo vệ nền dân chủ chủ nô và những lực lượng chống lại nó. Điền đó cũng được thể hiện trong lĩnh vực tư tưởng, triết học giữa những người theo phái duy vật, tiêu biểu là Đêmôcrít và những người theo lập trường duy tâm, tiêu biểu là Pitago, Platôn...

Đêmôcrít xây dựng học thuyết nguyên tử luận về thế giới. Theo ông khởi nguyên của thế giới không phải là một sự vật cụ thể nào đó như nhiều nhà triết học trước đó quan niệm mà là các nguyên tử (theo tiếng Hy Lạp cổ: nguyên tử - atoma - nghĩa là phần từ nhỏ nhất, đơn vị) tức tồn tại và khoảng không, tức là cái không - tồn tại. Nếu như các nhà triết học phái Êlê phủ nhận sự có thực của cái không - tồn tại, thì Đêmôcrít và các nhà nguyên tử luận - theo nhận xét của Arixtốt - thậm chí còn cho rằng "cái tồn tại có thực khóng hơn gì cái không - tồn tại, bởi vì sự vật tồn tại không mảy may hơn gì khoảng không, và cả hai đều là nguyên nhân vật chất". Cái không – tồn tại chính là khoảng không trống rỗng, nó không ảnh hưởng gì tới các sự vật (tức lá tồn tại) trong nó cả.

Giữa tồn tại (tức các nguyên tử) và cái không – tồn tại (tức khoảng không) có nhiều đặc tính khác nhau. Các nguyên tử thì đậm đặc hoàn toàn, còn khoảng không lại hoàn toàn trống rỗng. Các nguyên tử thì rất đa dạng trong khi khoảng không lại thuần nhất. Các nguyên tử bao giờ cũng có kích thước, hình dạng nhất định (Đêmôcrít chưa đạt đến quan niệm khẳng định khối lượng của nguyên tử), nhưng khoảng không lại vô tận và không có hình dạng nào cả.

Nguyên tử, theo Đêmôcrít, là hạt vật chất nhỏ nhất, tới mức không thể phân chia thêm được nữa. Chúng tồn tại vĩnh viễn, và trong lòng chúng không hề có vận động. Các nguyên tử có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình tam giác, hình cong, hình lõm V.V.. Chính sự đa dạng về hình thức của chúng là yếu tố tạo nên sự đa dạng của các sự vật mà chúng cấu thành. Các nguyên tử không chỉ khác nhau về hình dạng mà cả về trình tự và thể trạng nữa. Chúng không có màu sắc, âm thanh, mùi vị... Các đặc tính này là kết quả bởi sự tác động của các nguyên tử lên các giác quan con người. Các nguyên tử không thể biến thành nhau. Chúng vận động trong khoảng không tựa như những hạt bụi chuyển động trong không khí mà chúng ta nhìn thấy được qua những tia nắng mặt trời. Chính nhờ có khoảng không mà có chỗ để cho các nguyên tử vận động. Vận động là bản chất của các nguyên tử, diễn ra do sự va chạm giữa chúng và cũng tồn tại vĩnh viễn như bản thân nguyên tử vậy.

Dưới con mắt của Đêmôcrit, mọi sự vật trong thế giới chúng ta đều được tái tạo từ các nguyên tử và khoảng không. Sự xuất hiện hay mất đi của vật này hay vặt khác là kết quả việc kết hợp hay phân tán của các nguyên tử. Mọi biến đổi của sự vật thực chất là sự thay đổi trình tự sắp xếp của các nguyên tử tạo nên chúng. Còn bản thân mỗi nguyên tử thì không thay đổi gì cả. Như vậy, một mặt Đêmôcrít duy trì các nguyên lý bảo tồn tồn tại của Parmenit, coi các nguyên tử làã bất biến, vĩnh viễn, mặt khác lại ủng hộ quan niệm của Hêraclit cho rằng mọi sự vật đều biến đối không ngừng.

Vũ trụ nói chung, theo Đêmócrít là khoảng không vô cùng tận trong đó chứa đựng vô số thế giới khác nhau được cấu từ vô vàn các loại nguyên tử. Không bàn đến các vân để nguồn gốc của các nguyên từ và vũ trụ nói chung, Đêmôcrít tìm cách giải thích sự hình thành các thế giới khác nhau trong vũ trụ. Theo ông các thế giới này đựơc sinh ra đều có căn nguyên của chúng. Vì mức độ phân bố các nguyên tử trong khoảng không là không đều nhau, nên ở khoảng không nào chứa nhiều nguyên tử thì chúng thường xuyên va chạm vào nhau, tạo thành các luồng gió xoáy tròn, đây các nguyên tử nặng và to quy tụ vào thành tâm. Các nguyên tử nhẹ và nhỏ hơn thì bị đẩy ra vùng ngoại biên. Nhờ đó các hành tinh, kể cả trái đất, được tạo nên. Lửa, không khí, ánh sáng nhờ những luồng gió xoáy - do chuyển động của các nguyên tử theo hình xoáy tròn - đã tạo ra bầu trời. Các hành tinh cũng thuộc về thế giới chúng ta. Mỗi thế giới tựa như một hình cầu được khép kín bởi các nguyên tử có hình cong. Các thế giới cũng nằm trong quá trình biến đổi, vận động không ngừng.

Quan niệm về tất yếu và ngẫu nhiên: Khẳng định tính quy luật trong sự phát triển của các sự vật, Đêmôcrít cho rằng không cái gi sinh ra hay mất đi mà lại không có cân nguyên cá. Phê phán các quan niệm duy tâm thừa nhận tồn tại các lực lượng siêu nhiên thống trị và điều khiển thế giới, Đêmôcrít và các nhà nguyên tử luận cho rằng các quy luật chi phối sự phát triển của sự vật đều là các lực lượng vật chất. Hơn nữa, họ không đồng nhất tính tất yếu với tính nhân quả cho rằng cái ngẫu nhiên cũng có căn nguvên của nó tuy ta chưa biết, do đó nó mang tính chủ quan. Vì thế một khi chúng ta biết được nguyên nhân của cái ngẫu nhiên thì nó không còn ngẫu nhiên nữa. Cho nên trên thực tế về cơ bản chỉ tồn tại tính tất yếu. Trong cuộc sống nếu chỉ dựa vào sự ngẫu nhiên thì chỉ làm con người thêm lười biếng mà thôi.

Nhân bản học và nhận thức luận: Theo Đêmôcrít và cáo nhà nguyên tử luận, bản thân các sinh vật và con người, kể cả linh hồn anh ta cũng đều được cấu tạo từ các nguyên tử và khoảng không. Sự khác nhau giữa con vật và con người là ở chỗ trong cơ thể con người có nhiều nhiệt lưọng hơn và các chất cấu thành nó sạch sẽ hơn so với động vật. Do hạn chế của sự phát triển khoa học thời đó, Đêmôcrít thừa nhận rằng trong con người có một phần bản chất thiên thần. Ông định nghĩa con người như một động vật nhưng về bản tính có khả năng học được bất kỳ cái gì, có chân tay, cảm giác và sự năng động trí tuệ làm trợ giúp cho mọi cái.

Linh hồn con người, theo các nhà nguyên tử luận, không phải là cái gì siêu vật chất mà hoàn toàn mang tính tự nhiên. Lập trường duy vật tự nhiên chất phác đã không cho phép họ hiểu được đặc trưng của tư duy, ý thức con người so với các sự vật khác. Đối với Đêmôcrít, linh hồn con người thực chất chỉ là tổng thể các nguyên từ. Nó là cơ sở của mọi sinh khí và sức sống trong con người. Bản chất của linh hồn con người cũng được cấu từ các chất liệu tựa như trong cơ thể, có điều là trong thành phần của nó có nhiều chất lửa hơn, điều đó giúp nó năng động hơn so với các vật khác. Đôi khi Đêmôcrít còn coi linh hồn và nhiệt lượng là như nhau, ông nhấn mạnh rằng, chính thông qua hít thở mà linh hồn con người thường xuyên trao đổi các nguyên tử của mình với môi trường xung quanh, nơi có nhiều nguyên tử rất cần thiết cho sự phát triển trí tuệ con người.

Nói chung, quan niệm của các nhà nguyên tử về tư duy và ý thức còn rất ngây thơ, cảm tính, ở đây về cơ bản, họ theo lập trường duy vật phủ nhận các quan niệm duy tâm thừa nhận sự bất hủ của linh hồn. Theo họ, linh hồn con người cũng chết cùng thể xác, vì thế mọi quan điểm về thế giới bên kia, về thiên đường ... của con người chỉ là bịa đặt.

Trong nhận thức luận, Đêmôcrít cho rằng trên thực tế chỉ tồn tại các sự vật khách quan do nguyên tử tạo ra, còn tất cả những cái như màu sắc, âm thanh, mùi vị… chỉ tồn tại trong cảm nhận của con người, là kết quả tác động của các nguyên từ lên các giác quan của chúng ta. Ông thừa nhận tồn tại hai dạng nhận thức. Dạng thứ nhất, đó là nhận thức cảm tính hay còn gọi là kiến giải. Nó có vai trò nhất định trong nhận thức thế giới, cho phép ta cảm nhận được tính sinh động và phong phú của sự vật. Tuy vậy, theo Đêmôcrít, nhận thức cảm tính là nhận thức tối tăm, bởi vì nó chỉ cho phép biết được những gì bề ngoài, riêng lẻ.

Để nhận thức được các nguyên tử và bản chất đích thực của các sự vật, con người cần có trí tuệ. Nhờ nhận thức trí tuệ mà chúng ta biết được nguyên tử và khoảng không là khởi nguyên của mọi vật. Những gì mà cảm tính đem lại chỉ là kiến giải, còn trí tuệ đem đến cho chúng ta những tri thức đích thực về sự vật.

Đêmôcrít và các nhà nguyên tử luận chưa phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa hai dạng nhận thức trên như các nhà triết học trường phái Êlê, mà chỉ nhận thấy sự khác nhau giữa chúng đơn thuần về lượng, cũng chưa nhận thấy sự chuyển hóa giữa chúng, mà coi tư duy chỉ là hỗn hợp các nguyên từ trong cơ thể con người.

Các quan niệm chính trị - xã hội của Đêmôcrít: Thể hiện lập trường của tầng lớp dân chủ chủ nô, Đêmôciít đấu tranh bảo vệ nền dân chủ Aten. Theo ông "cần phải tía thích cái nghèo trong một nhà nước dân chủ hơn so với cái gọi là cuộc sống hạnh phúc trong chế độ chuyên chế, tựa như tự do tốt hơn so với nô lệ". Xuất thân từ tầng lớp chủ nô nên Đêmôcrít chỉ đề cập đến nền dân chủ chủ nô còn bản thân nô lệ thì ông cũng như nhiều nhà tư tưởng khác cho rằng cần phải biết tuân theo người chủ.

Nền tảng của chế độ nô lệ, dưới con mắt của nhà nguyên tử luận nổi tiếng đó là nhà nước. Chính nhà nước đóng vai trò duy trì trật tự và điều hành hoạt động của xã hội, cho nên cần phải trừng phạt nghiêm khắc những kẻ nào vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo đức. Phương châm tư tưởng của Đêmôcrít đó là thà nghèo còn hơn là giàu có nhưng mất dân chủ và tự do. Mục tiêu của con người là hướng tới tự do và hạnh phúc, nhưng hạnh phúc không chỉ là sự giàu có. Chỉ có người nào biết bằng lòng với sự hưởng lạc vừa phải thì mới có thể được hạnh phúc. Hạnh phúc là ở sự thanh thản tâm hồn, được tự do.

Trong các vấn đề tôn giáo, Đêmôcrít và các nhà nguyên tử luận nghiêng về lập trường vô thần. Theo họ, trên thực tế chẳng có Thượng đế, cũng không có vị thần linh nào cả, chỉ có các hịnh ảnh của chúng là những thứ có được do trí tưởng tượng của con người.

Không chỉ riêng Đêmôcrít, nhiều nhà tư tưởng cổ đại khác cũng giữ lập trường nguyên tử luận trong quan niệm về thế giới như Lépkíp, Lucrexi, Êpiquya, v.v.. Nhìn chung thế giới quan của các nhà nguyên tử luận là duy vật. Điểm chung của họ ở chỗ coi cái chỉnh thể là tổng sổ các bộ phận một cách đơn thuần. Quan niệm này đặt nền móng cho sự phát triển các quan niệm duy vật máy móc sau này. Tuy vậy, các nhà nguyên tử luận có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tiếp theo của triết học và khoa học.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu
  • Triết học phái ngụy biện

    Phái ngụy biện (theo tiếng cổ Hy Lạp là Sophistike) là một trào lưu triết học thịnh hành từ giữa thế kỷ V đến đầu thế kỷ IV tr. CN, ở Hy Lạp cổ đại. Thời đó nghệ thuật hùng biện được đặc biệt coi trọng trong xã hội

  • Thế giới quan của Xôcrát

    Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, người thầy của Platôn, Xôcrát - theo nhận xét của Hêghen - "là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại" trong triết học cô Hy Lạp và La Mã.

  • Platôn

    Platôn (khoảng 427 - 347 tr.CN) là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại, người mà theo Hêghen - có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng

  • Arixtốt

    Arixtốt, bộ óc bách khoa toàn thư của triết học cổ đại Hy Lạp, người đầu tiên khám phá ra những quy luật sơ đẳng của tư đuy biện chứng. Đây là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất thời cổ Hy Lạp.

  • Êpiquya và phái Êpiquya

    Từ thế kỷ IV tr.CN bắt đầu thời kỳ Hy Lạp hóa - giai đoạn lịch sử dài nhất của thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Nó kéo dài hơn tám thế kỷ, đến tận thế kỷ V với nhiều sự kiện lịch sử nổi bật

>> Xem thêm