Triết học Nyàya - Vai\'sesika


Hệ thống Nyàya và hệ thống Vaisesika từ buổi đầu đã gắn liền với nhau, và qua thời gian, thực sự hòa làm một. Vì vậy có thể gọi chung là Nyàya - Vai sesika

Hệ thống Nyàya và hệ thống Vaisesika từ buổi đầu đã gắn liền với nhau, và qua thời gian, thực sự hòa làm một. Vì vậy có thể gọi chung là Nyàya - Vai sesika. Thực tế chúng ta vẫn chưa hiểu nghĩa của tên gọi  Phật griáo Trung Quốc gọi Vai'sesika là "Thắng luận", cho là ưu việt hơn các hệ thống khác. Nhưng theo tài liệu Ấn Độ thì tên Vai sesika là bất nguồn từ từ Visesa, tức là "Thuộc tính". Từ Nyàya thì ban đầu có nghĩa là "nguyên lý chú giải", "cách ngôn". Nhưng không hiểu vì sao trở thành tên của trường phái Kuppusvami 'Sastri đoán định rằng lôgíc hình thức là một đối tượng mà trường phái này quan tâm, từ Nyàya có nghĩa là “lảm sáng tỏ" hay "ví dụ” (Udàrahana), là thành phần quan trọng nhất trong 5 thành phần của phép Ngũ đoạn luận. Tuy có những suy đoán như vậy, tên của các trường phái này vẫn chưa hiểu rõ.

Kinh điển cơ bản của Nyàya - Vai sesika là Nyàya - Sùtra của Gautama và Vaisesika - Sùtra của Kanada. Không có dẫn liệu lịch sử

nào về các tác giả này và thời gian biên tập các kinh điển này chỉ là suy đoán.

Triết học Vaisesika đầu tiên được trình bày rõ trong Padàrtha - dharma - samgrakà của Prasastapada (khoảng thế kỷ thứ V), tuy thực tế không phải là chú giải của Vaisesika - Sùtra nhưng vẫn thường được gọi là Prasas - tapada - bhàsya.

Bản chú giải Nyàya - Sù tra, do Vàtsvàyana (thế kỷ thứ IV) viết, được gọi là Vàtsyàyama - bhàsya. Tác phẩm này bị Dignaga phê phán. Để bảo vệ Vàtsyàyana, Uddyatakara (thế kỷ VII) đã viết Nyàya - Vàrttika.

Ta khảo sát triết học Nyàya - Vaisesika trong ba nội dung chủ yếu: lý thuyết nhận thức, lý thuyết nguyên tử và lý tưởng biện luận.

5.1 Lý thuyết nhận thức

Những người Nyàya- Vaisesika thừa nhận tính khách quan của khách thể được nhận thức. Theo họ, "tất cả nhận thức, do bản chất của nó, chứng thực rằng đối tượng nhận thức tồổn tại ngoài nó và độc lập với nó”. Họ đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa duy tâm trong triết học. Ở mặt này họ liên minh với những người Mimànsà. Họ chống lại quan điểm cho rằng nhận thức dựa vào kinh nghiệm là giả. Họ chống lại quan điểm cho rằng nhận thức không thể kiểm tra được.

Về nhận thức, luận điểm của những người Mimànsà như sau: "Đối tượng của nhận thức là cái gì được nhận ra bằng nhận thức, còn nhận thức chỉ là nhận thức khi nó nhận ra được đối tượng. Do đó, nhận thức bản thân nó không thể là không tin cậy hay không chân thực. Lẽ nào nhận thức lại là nhận thức được khi nó không có khả năng quan sát đối tượng ? Lẽ nào khi nó nhận thức được đối tượng mà lại không đáng tin cậy và không chân thực ? Hiển nhiên có trường hợp nhận thức bị coi là giả, nhưng điều đó xảy ra là do nó không đem lại kết quả mong muốn chứ không phải nó không khảo sát đối tượng.                                    

Những người Nyàya - Vaisesika gạt bỏ lý thuyết của Mimànsà. Họ đưa ra lý thuyết về tính tin cậy và không tin cậy mật ngoài (paratah - pràmànya - vada và paratah - apràmànya - vada). Theo họ, nhận thức có thể tin cậy (prama), nhưng cũng có thể là không tin cậy (aprama). Ví dụ, cái thừng có thể tưởng là con rắn. Nhưng tiêu chuẩn của tin cậy là gì ? Tin cậy (prama) là phản ánh không nghi ngờ (Asamdigdha) và trung thành với (yàthartha) hình ảnh (khái niệm) (anubhava) của đối tượng.

Có 4 hình thức nhận thức không đáp ứng các yêu cầu đó, được coi là không tin cậy (aprama):

  1.                       Ký ức (smrti)
  2.                        Nghi ngờ (sam'sava)
  3.                        Sai lầm (bhrama hay Vipáryaya)
  4.                        Mới là giả thiết, chưa có chứng cớ chắc chắn (tarka).

Nhưng nhận thức không tin cậy, không nhất thiết là giả. Nhận thức là đúng đắn khi nó phủ hợp với bản chất của đối tượng. Nhận thức là giả khi nó không phù hợp với bản chất của đối tượng.

Họ cho rằng thực tiễn là thước đo duy nhất để kiểm tra nhận thức. Họ đưa ra ví dụ: nước, do ảo ảnh (miraga) là giả, vì không giải khát được, còn nước trong hồ là thật, vì có thể giải khát.

Vì cho rằng đối tượng của nhận thức là tồn tại độc lập, những người Nyàya - Vai'sesika thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới được nhận thức.

Những người Nyàya - Vai'sesika đưa ra lý thuyết về Padartha, tức là cái "được nhận thức Kanada chia ra 6 loại Padartha:

  1.          Vật thể (dravya)
  2.          Tính chất (guna)
  3.          Nghiệp (karma)
  4.          Cái chung, cái khái quát (sàmàya)
  5.          Thuộc tính đầu tiên (visêsa)
  6.          Quan hệ tồn tại (samavàya)

Về sau thêm cái thứ 7 là không tồn tại (abhva)

5.2 Lý thuyết nguyên tử

Những người Vai'sesika cho thế giới là do nguyên tử (paramànu) tạo nên. Theo họ, phần tử nhỏ nhất (trasarenu) thấy được trong ánh sáng mặt trời khi chiếu qua một lỗ nhỏ, cũng gồm những phần tử, vì nó cũng là vật thể nhận đưọc bằng mắt. Tất cả các vật thể đều có kích thước (mahat). Cứ chia mãi hạt bụi thấy đưọc qua tia nắng, thì được phần tử cuối cùng, không thể chia cắt, không có đơn vị kích thước, đó là nguyên tử.

Nguyên tử là vĩnh hằng, vô thủy vô chung. Theo phái này, nguyên tử của đất khác nguyên tử của nước... về điểm này, quan điểm của người Nyàya - Vai’sesika khác với những nguời Jaina và gần với thuyết nguyên tử của Đêmôcrít (Hy Lạp).

5.3 Lý thuyết biện luận

Phái Nyàya - Vai'sesika có những đóng góp qnan trọng cho logic hình thức.

Hình thức biện luận của phái này, có thể gọi là Ngũ đoạn luận, gần giống tam đoạn của Arixtốt.

Chẳng hạn, ta có ví dụ sau về tam đoạn luận của Arixtôt:

1. Tất cả những gì bốc khói đều có lửa cháy

2. Đồi bốc khói

3. Do đó, đồi có lửa cháy.

Những người Nyàya cũng lập luận gần như trên, nhưng thêm vào hai phần, đó là kết luận đưa ra trước và được nhắc lại cuối cùng.

Với ví dụ trên, phái này sẽ nói:

  1.          Đồi có lửa cháy.
  2.          Vì đồi bốc khói.
  3.          Tất cả cái bốc khói đều có lửa cháy, ví dụ bếp lò.
  4.          Đồi bốc khói thì không thể không có lửa cháy.
  5.          Do đó, đồi có lửa cháy.

Tên gọi của các đoạn: 1. Pratijna (luận đề), 2. Hetu (nguyên nhân), 3. ưdàharana (ví dụ), 4. Upanaya (suy đoán), 5. Nigamana (kết luận).

Về sau những người Nyàya - Vai’sesika rơi vào hữu thần luận. Họ chứng minh rằng có thần và thần đã dùng nguyên tử để cấu tạo nên thế giới.

Loigiaihay.com

 


Bình chọn:
4 trên 5 phiếu
  • Yoga

    Kinh điển cơ bản của phái Yoga là Yoga - Sùtra, được coi là của Pâtanjali. Pâtanjali la tên của nhà ngữ pháp nổi tiếng ở thế kỷ thứ II tr. CN, tác giả Mahabhàsya, tức tập chú giải cho ngữ pháp của Pànini.

  • Triết học Sàmkhya

    Sàmkhya là số, đếm (Trung Quốc dịch là số luận). Ý nghĩa của thuật ngữ này không rõ và nguồn gốc của triết học này cũng bí ẩn. Truyền thuyết cho rằng người sáng lập triết học này là Kapila

  • Triết học Vedànta

    Một hệ thống triết học lớn khác nảy sinh, coi như kế tục Veda, là Vedànta. Vedànta nghĩa là "kết thúc Veda" (Trung Quốc dịch là Viên thành Vệ - đà) với ý nghĩa phát huy tư tưởng Upanisd

  • Triết học Mimànsà

    Mimànsà được gọi là Pùrva Mimànsã. Kinh điển đầu tiên của hệ thống Mimànsà là Mimànsà - sùtra, gồm 2500 châm ngôn, được coi là của Jaimina. Nhưng khó mà xác định niên đại của Mimànsà - sùtra.