Triết học Vedànta>
Một hệ thống triết học lớn khác nảy sinh, coi như kế tục Veda, là Vedànta. Vedànta nghĩa là "kết thúc Veda" (Trung Quốc dịch là Viên thành Vệ - đà) với ý nghĩa phát huy tư tưởng Upanisd
Một hệ thống triết học lớn khác nảy sinh, coi như kế tục Veda, là Vedànta.
Vedànta nghĩa là "kết thúc Veda" (Trung Quốc dịch là Viên thành Vệ - đà) với ý nghĩa phát huy tư tưởng Upanisd. Nhưng như chúng ta thấy, quan điểm triết học và tiền triết học chứa đựng trong Upanisad không thống nhất. Việc đầu tiên của phái Vedànta là phái hệ thống hóa, thống nhất các quan điểm đó. Công việc đó được thực hiện trong Bràhma - Sùtra (hay Vedànta - Sùtra), tác phẩm cơ sở của triết học Vedànta. Tác phẩm này được coi là của Bàdaràyana, nhưng không có tài liệu lịch sử về người này. Về nội dung, Sùtra này được trình bày khá lờ mờ cho nên có nhiều cách giải thích khác nhau của những người đi sau.
Cách luận giải có ảnh hưởng lớn nhất là quan điếm Advaita - Vedànta (Vedànta - nhất nguyên) hay Mayà - Vada (lý thuyết ảo ảnh). Theo lý thuyết này, Bràhman, hay tồn tại tuyệt đối, đồng nhất với cái "Tôi" (atman) nghĩa là ý thức thuần túy. Thế giới vật chất tuyệt đối không hiện thực, hình ảnh của nó chì là ảo ánh, sinh ra do "vô minh" (Avidya). "Advãita” có nghĩa là duy nhất. Triết học Advaita là triết học của nhất nguyên luận tuyệt đối. Nó không thừa nhận sự tồn tại của bất cứ cái gì ngoài Braman hay ý thức thuần túy.
Triết học Advaita thường gắn với tên tuổi 'Sàmkàra. 'Sàmkàra sáng tác nhiều, có chú giải Brahma - Sútra, có tên là 'Sàriraka - bhàsya. Đặc điểm các tác phẩm của 'Sàmkàra là lôgíc sắc bén, văn phong trong sáng. Thực ra thì triết học này đã có từ trước 'Sàmkàra. Trong số đại biểu của triết học này trước 'Sàmkàra, có Gaudapàda, được coi là thầy của 'Sàmkara.
Những người Vedànta về sau chia thành các phái Vi’snu và siva, đã giải thích lại Brahma - Sùtra với lập trường hữu thần. Brahman đối với các phái này chỉ đơn giản là Thượng đế.
Bràhkara đưa ra thuyết Bhadàbhedà - Vàda, tức học thuyết về sự đồng nhất trong sự khác nhau. Theo thuyết này, Bràhman là một thứ khách quan, độc lập với con người (như Thượng đế, linh hồn vũ trụ, ý thức tuyệt đối khách quan) nó có ở trong mọi vật, đặc biệt là con người. Linh hồn cá thể (jiva) một mặt đồng nhất với Bràhman (linh hồn vũ trụ) mặt khác nó lại có cá tính riêng (khác vởi Bràhman), như sóng vừa khác biển vừa đồng nhất với biển.
Ranninuja (thế kỷ IX) đưa ra thuyết Visistàdvaitavàda (nhất nguyên luận có giới hạn). Nhất nguyên luận (advaita) ở đây với nghĩa là sự tồn tại tuyệt đối của Bràhman (hay Thượng đế). Nhưng cũng tồn tại vật chất (acit) và linh hồn (cit) cá thể, tồn tại này ở trong Bràhman, là ở trong Thượng đế (Bràhman), là vĩnh hằng và không có tính tuyệt đối.
Nimbàrka (thế kỷ XII) đưa ra thuyết dvaitàdvaitavàda (thuyết nhất nguyên tương phản ). Thượng đế và linh hồn cá thể là lưỡng phân và không lưỡng phân. Jiva (linh hồn cá thể) và thế giới chỉ độc lập với Bràhman theo nghĩa là phát triển từ thuộc tính và sức mạnh (Sakti) của Bràhman, để tạo nên các hình thức (formes) tinh thần và phi tinh thần. Khi còn ở trong Brãhman, chúng ở dạng tinh tế (Sùksma); khi nó phát triển ra thế giới, biến thành các thể thô (Sthùla).
Madhva (thế kỷ XIII) đưa ra thuyết dvaitavàda, tức là học thuyết nhị nguyên. Nhưng không có nghĩa là nhị nguyên luận vật chất và tinh thần mà là sự khác nhau giữa tinh thần tối cao (paramàtman) (tức Thương dế) với tinh thần cá thể (Jivàtman) phụ thuộc vào nó. Có 5 sự khác nhau (pànca - bheda) thực tế và vĩnh hằng: 1. giữa Thượng đế và linh hồn cá thể, 2. giữa Thượng đế và vật chất, 3. giữa linh hồn và vật chất. 4. giữa linh hồn này và linh hồn khác, 5. giữa vật chất này và vật chất khác. Madhva tự coi mình là hóa thân của Thượng đế xuống trần để tiêu điệt bọn theo thuyết của 'Sàmkàra, coi thuyết ảo ảnh (màyà - vàda) của 'Sàmkàra là Phật giáo trá hình.
Vallabha (thế kỷ XV) đưa ra thuyết 'Suddhàdvaitavàda, tức thuyết bất nhị nguyên thuần túy. Theo thuyết này, quan hệ giữa Thượng đế và linh hồn cá thể được so sánh như vàng và đồ trang sức bằng vàng. Linh hồn cá thể được coi như tia lửa của tinh thần tối cao hay Thượng đế.
Vallabha cho rằng linh hồn cá thể, dẫu là một phần của linh hồn tối cao, cũng phái được kinh trọng. Vì vậy, phái này chống lối tu khổ hạnh, đầy đọa linh hồn cá thể. Do đó, một số học giả hiện đại đã coi họ là "Epicurien" (người theo chủ nghĩa khoái lạc) Ấn Độ.
Catanya (sinh năm 1485) không viết một tác phẩm triết học nào, nhưng theo những người kế tục, học thuyết của ông là Acintya - bhedabheđa - vàda, tức học thuyết vế sự đồnp nhất trong những sự khác biệt không hiện rõ. Khó mà tin sự tinh tế thần học của lý thuyết này đã hấp dẫn quần chúng. Thế mà, theo những sử liệu còn lại. Caitanya đã là thủ lĩnh một phong trào quần chúng to lớn nhất trong thời trung đại ở Ấn Dộ, bao gồm cả những tầng lớp thấp nhất của xã hội. Caitanya tuyên bố rằng mọi người bình đẳng trước Thượng đế và trước các bài tụng ca cầu đảo.
Loigiaihay.com