Triết học Mimànsà


Mimànsà được gọi là Pùrva Mimànsã. Kinh điển đầu tiên của hệ thống Mimànsà là Mimànsà - sùtra, gồm 2500 châm ngôn, được coi là của Jaimina. Nhưng khó mà xác định niên đại của Mimànsà - sùtra.

Mimànsà được gọi là Pùrva Mimànsã. Kinh điển đầu tiên của hệ thống Mimànsà là Mimànsà - sùtra, gồm 2500 châm ngôn, được coi là của Jaimina. Nhưng khó mà xác định niên đại của Mimànsà - sùtra. Jaimini cũng đã dẫn ra nhiều luận điểm của những người đi trước. Không có một phi chép lịch sử nào về bản thân Jaimini.

Bản chú giải Mimànsà - sùtra xưa nhất còn lại ngày nay là 'Sàbara - bhàsyn, do 'Sàbara viết. Cũng chẳng có tài liệu lịch sử gì về 'Sabara. G. Jha cho rằng'sàbara sống không muộn hơn thế kỷ IV [1]. Nhưng trưởc đã có những nhà chú giải khác mả 'Sàbara đã trích dẫn và ủng hộ quan điểm của họ trong tác phẩm của mình. Lỗi lạc nhất trong số đó là Vrttikàra. Nhưng các bản chú giải xưa hơn đó không còn nữa và 'Sàbara - bhàsya trở nên cơ sở cho tất cả sự thảo luận sau này về hệ thống Mimànsà.

Sau ’Sabara, những nhà triết gia Mimànsà lớn là Prabhàkàra và Kumàrila. Họ đều là những người chú giải 'Sabara - bhàsya. Tác phẩm cơ bản của Prabhàkàra là Brhati, tác phẩm thứ hai ngắn hơn là Laghvi. Tác phẩm của Kumàrala gồm có ba phần là: Sloka - vàrt - tika. Tantra - rttika và Tuptika, và phần đầu là quan trọng nhất. Theo G.Jha, Prabhàkàra sống trước Kumàrila, hoạt động vào thế kỷ thứ VIII.

Mimànsà là hệ thống chính thống của triết học Ấn Độ không thừa nhận sự tồn tại của thần. Lập luận của 'Sàbara để gạt bỏ thần thật đơn giản: thiếu chứng cứ về sự tồn tại của thần; cảm giác không nhận ra thần, còn các nguồn khác của tri thức suy cho cùng là dựa trên cảm giác.

Prabhàkàra và Kumàrila đã chống lại phái Naynya Vai'sesika hậu kỳ khi phái này cho rằng Thượng đế tạo ra thế giới bằng thứ chất liệu vĩnh cửu là nguyên tử và thường kỳ lại phá hoại nó đi. Các ông cho rằng thế giới không phải từng thời được xây dựng hay bị phá hoại mà là một "quá trình liên tục hình thành và tiêu diệt".

Cái ví dụ điển hình (drstànta hay udàharana) mà phái Nvàya đưa ra là người thợ gốm. Theo họ, mọi vật nếu không phải là nguyên tử hay vô tận thì chỉ là bộ phận và chỉ là kết quả, như cái bình là kết quả của một nguyên nhân là sự sáng tạo của Thượng đế.

Kumàrila cho rằng nếu người thợ gốm là nguyên nhân của cái bình thì Thượng đế sẽ không còn là nguyên nhân nữa, như vậy không có cơ sở nào để nói Thượng đế là nguyên nhân của tất cả mọi vật.

Một lập luận khác của phái Nyàya - Vai'sesika để chứng minh sự tồn tại của Thượng đế là sự hướng dẫn adr'sta. Theo luật Karma, mỗi một cá nhân đều thu được các kết quả của hành vi của mình, tốt hay xấu. Hành vi tốt mang lại cho mình một phẩm chất tốt, hành vi xấu mang lại cho mình một phẩm chất xấu. Những phẩm chất này vẫn giữ lại sau khi hành vi kết thúc. Tập hợp tất cả các phẩm chất gọi là adr'sta. Adr'sta sẽ dẫn đến các kết quả tương ứng. Theo những người Nyàya - Vaisesika thì adrta là vô ý thức, mà vô ý thức thì không thể hướng dẫn được mình. Việc lái, hướng dần adr'sta của mọi người chỉ có thể là hành động của Thượng đế.

 Prabhàkàra đã phản đối luận điểm trên. Theo ông, Thượng đế không thể nhận thức được adr sta, vì nhận thức nào cũng nảy sinh qua tiếp xúc với thân thể, mà Thượng đế thì không có thân thể. Nếu Thượng đế có nhận thức được adr'sta đi nữa thì cũng không hướng dẫn được nó, vì muốn hướng dẫn, cần có mối liên hệ giữa Thượng đế và adr'sta. Sự liên hệ đó có thể là dưới dạng tiếp xúc (samyoga), mà tiếp xúc chỉ có thể có được giữa hai thực thể. Trong khi đó, adr'sta chỉ là thuộc tính, tính chất chứ không phải là thực thể. Như vậy Thượng đế không thể nào tiếp xúc, va do đó không thể nào hướng dẫn adr'sta cho dù Thượng đế là thực thể.

Nhưng vì sao những người phái Mimansa ra sức gạt bỏ sự tồn tại của Thượng đế và của thần linh ? Chủ nghĩa vô thần của Mimansa có nguồn gốc trong quan điểm của họ về Veda và thần linh Veda. Như đã nói ở trên, người Miamansa gọi Veda là tập mệnh lệnh về nghi lễ. Nhưng trong Veda, mỗi khi nói đến nghi lễ là nói đến thần linh. Như vậy phải chăng nghi lễ được tiến hành để cầu xin thần linh ban ớn ? Sahara khẳng định rằng phái Mimansa không phản đối việc coi thần linh như cái tên hay cai âm thanh cần thiết cho các câu thần chú của nghi lế. Theo ông, nghi lễ không phải là hành động khẩn cầu sùng bái thần linh mà nghi lễ tự nó có sức mạnh, có thể đem lại hiệu quả. Như vậy, rõ ràng nghi lễ được 'Sabara và những người Mimansa hiểu như một hành động ma thuật, như chúng ta gọi ngày nay.

Những người Mimansa chống lại lập trường hữu thần của phái Nyaya - Vai'sesika hậu kỳ, nhưng các nhà nghiên cứu hiện đại đã ngạc nhiên trong lý luận của người Mimansa có một bộ phận lớn và quan trong là vay mượn của Nyava - Vai'sesika' . Điều đó không là vì phái Mimansa sơ kỳ không những chống chủ nghĩa hữu thần mà còn chống cả chủ nghĩa duy tâm triết học. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm triết học, Mimansa đã coi Nyaya - Vai'sesika như người đồng minh tự nhiên, vì Nyaya - Vai'sesika, ngược lại với hữu thần luận của họ, đã chống chủ nghĩa duy tâm triết học dứt khoát.

Chủ nghĩa duy tâm thừa nhận tính thứ nhất của ý thức và tính thứ hai của vật chất. Quan điểm này lần đầu tiên được đưa ra trong Upanisad. Chủ nghĩa duy tâm triết học đã được các nhà triết học Phật giáo đại thừa và các nhà triết học Advaita - Vedanta bảo vệ.

Những người Mimànsà chống chủ nghĩa duy tâm vì nếu tin rằng tất cả đều không tồn tại thì nghi lễ và hiệu quả của nó trở nên vô nghĩa. Ngay Vrtikàra (do Sàbara dẫn) đã chống chủ nghĩa duy tâm. Vrtikàra khẳng định cái được cảm giác không thể chỉ là ý thức và hình thái đuợc cảm giác không thể là hình thái của ý thức. Nếu như đặt tấm vải trước con người thì ta cảm nhận được rằng đó là vài chứ không phải là bình gốm. Như vậy, vật được cảm nhận năm ngoài ý thức và không phải là ý thức. Prabhàkàra và Kumàrila phát triển các luận địểm của Vrtikàra. Kumàrila đã tóm tắt lập luận của chủ nghĩa duy tâm như sau: "Cảm giác về cái cột là giả vì đó là nhận thức. Tất cả các nhận thức đều giả giống như nhận thức của người nằm mộng". Và Kumàrila đã vạch ra sự vô lý của lập luận trên: nếu như coi nhận thức khi ngủ là giả thì phải coi nhận thức khi thức là chân, và như thế là mâu thuẫn với kết luận trên.

Những người Mimánsà hậu kỳ đã chuyển sang thừa nhận có thần.

Loigiaihay.com

 

Bình chọn:
3.3 trên 3 phiếu
  • Triết học Vedànta

    Một hệ thống triết học lớn khác nảy sinh, coi như kế tục Veda, là Vedànta. Vedànta nghĩa là "kết thúc Veda" (Trung Quốc dịch là Viên thành Vệ - đà) với ý nghĩa phát huy tư tưởng Upanisd

  • Triết học Sàmkhya

    Sàmkhya là số, đếm (Trung Quốc dịch là số luận). Ý nghĩa của thuật ngữ này không rõ và nguồn gốc của triết học này cũng bí ẩn. Truyền thuyết cho rằng người sáng lập triết học này là Kapila

  • Yoga

    Kinh điển cơ bản của phái Yoga là Yoga - Sùtra, được coi là của Pâtanjali. Pâtanjali la tên của nhà ngữ pháp nổi tiếng ở thế kỷ thứ II tr. CN, tác giả Mahabhàsya, tức tập chú giải cho ngữ pháp của Pànini.

  • Triết học Nyàya - Vai\'sesika

    Hệ thống Nyàya và hệ thống Vaisesika từ buổi đầu đã gắn liền với nhau, và qua thời gian, thực sự hòa làm một. Vì vậy có thể gọi chung là Nyàya - Vai sesika