Yoga


Kinh điển cơ bản của phái Yoga là Yoga - Sùtra, được coi là của Pâtanjali. Pâtanjali la tên của nhà ngữ pháp nổi tiếng ở thế kỷ thứ II tr. CN, tác giả Mahabhàsya, tức tập chú giải cho ngữ pháp của Pànini.

Kinh điển cơ bản của phái Yoga là Yoga - Sùtra, được coi là của Pâtanjali. Pâtanjali la tên của nhà ngữ pháp nổi tiếng ở thế kỷ thứ II tr. CN, tác giả Mahabhàsya, tức tập chú giải cho ngữ pháp của Pànini.

Jacobi thì cho Pâtanjali, tác giả Yoga - Sùtra không phải là nhà ngữ pháp và Sùtra này được soạn vào khoảng 450 sau công nguyên. Còn Dasgupta thì cho hai Pâtunjali chỉ là một.

Về mặt triết học ta có thể thấy:

Yoga = Sàmkhya + Thượng đế.

Nhưng sự thừa nhận thần của Yoga không có ý nghĩa mấy về phương diện triết . Tư tưởng Thượng đế không ăn khớp hữu cơ với hệ thống Yoga, đưa vào chỉ là máy móc, mâu thuẫn với hệ thống của nó (vốn gần gũi với Sàmkhya). Đối với Yoga, thần không sáng tạo thế giới, không dẫn dắt thế giới, thần không thương và cũng không trừng phạt. Theo họ, Thượng đế (thần) là "linh hồn đặc biệt", không khác các linh hồn cá thể khác là mấy.

Phương pháp Yoga có trong nhiều phái tôn giáo và các hệ thống triết học. Yoga - Sùtra nhắc đến 8 phương pháp:

  1.           Yama: tình yêu thương rộng rãi, hòa ái.
  2.           Niyama: tiết dục, tự ức chế.
  3.           àsana: giữ thân thể theo những vị trí nhất định.
  4.           Prànàyama: điều khiển, kiểm tra sự thở.
  5.           Pratyàhara: điều khiển tư duy.
  6.           dhàranà: chú ý.
  7.           dhàrana: thiền định.
  8.           Samadhi: tập trung tư tưởng (thiền đến cao độ).

Nhiều phái cho rằng, nếu thực hiện Yoga thì sẽ có sức mạnh siêu nhiên.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu
  • Triết học Nyàya - Vai\'sesika

    Hệ thống Nyàya và hệ thống Vaisesika từ buổi đầu đã gắn liền với nhau, và qua thời gian, thực sự hòa làm một. Vì vậy có thể gọi chung là Nyàya - Vai sesika

  • Triết học Sàmkhya

    Sàmkhya là số, đếm (Trung Quốc dịch là số luận). Ý nghĩa của thuật ngữ này không rõ và nguồn gốc của triết học này cũng bí ẩn. Truyền thuyết cho rằng người sáng lập triết học này là Kapila

  • Triết học Vedànta

    Một hệ thống triết học lớn khác nảy sinh, coi như kế tục Veda, là Vedànta. Vedànta nghĩa là "kết thúc Veda" (Trung Quốc dịch là Viên thành Vệ - đà) với ý nghĩa phát huy tư tưởng Upanisd

  • Triết học Mimànsà

    Mimànsà được gọi là Pùrva Mimànsã. Kinh điển đầu tiên của hệ thống Mimànsà là Mimànsà - sùtra, gồm 2500 châm ngôn, được coi là của Jaimina. Nhưng khó mà xác định niên đại của Mimànsà - sùtra.