Sự tích con Trâu


Nghe audio
0:00
/
3:46
Download
Playback seep

Đọc truyện: SỰ TÍCH CON TRÂU

Ngày xửa ngày xưa, Ngọc Hoàng, vị vua trên thiên đình đã tạo ra trái đất để cho loài người cùng muông thú chung sống cùng nhau.

Ngọc Hoàng rất hài lòng khi hai loài sống hòa hợp với nhau nên đã sai một vị thần xuống trần gian gieo trồng lúa, đậu và một vài loại ngũ cốc khác để giúp cho muôn loài có thức ăn. Ngọc Hoàng để các loại hạt giống vào trong một cái túi bằng vàng và căn dặn vị thần gieo chúng dọc theo trái đất.

Sau đó, ngài đưa cho vị thần thêm một chiếc túi khác có chứa các hạt cỏ dại dành cho các loài thú và bảo ông ta gieo chúng vào những nơi mà hạt giống của loài người không nảy mầm. Ngọc Hoàng tin rằng tất cả con người và muông thú mà mình đã tạo nên sẽ không bao giờ bị đói nhờ vào các hạt giống này.

Vâng lệnh Ngọc Hoàng, vị thần mang theo hai chiếc túi vàng xuống trần gian. Khi vừa xuống trần gian, vị thần lập tức rải hạt giống xuống một vùng đất rộng lớn. Ông ta nghĩ nếu hoàn thành nhiệm vụ sớm chừng nào thì càng được trở về thiên đình sớm chừng đó. Nhưng ngạc nhiên thay, cỏ dại bắt đầu mọc lên nhanh chóng từ những nơi vị thần vừa rải hạt giống. Vị thần lập tức nhận ra mình đã lấy hạt giống nhầm túi và nhanh chóng sửa sai bằng cách rải lại các hạt giống ngũ cốc từ chiếc túi kia.

Trong lúc vội vã, vị thần đã làm vỡ các hạt giống mà Ngọc Hoàng đã cố tình tạo ra với kích thước thật lớn để cây trồng có thể mọc lên dễ dàng thành những mảnh nhỏ. Ông ta lập tức gieo các hạt giống nhỏ xíu này xuống các vùng đất mà cỏ dại đã mọc lên.

Tuy nhiên, đã quá muộn để vị thần có thể sửa chữa được lỗi lầm của mình. Cỏ dại mọc nhanh hơn các loại ngũ cốc và hấp thu hết lượng nước, không khí và ánh mặt trời dùng để nuôi dưỡng ngũ cốc. Nhận thấy không còn cách nào để khắc phục được tình trạng này nữa, vị thần quyết định trở về trời. Do e ngại Ngọc Hoàng, ông ta đã không hé một lời nào về việc mình đã làm.

Không lâu sau, loài người bắt đầu kêu ca về nạn đói. Họ thắc mắc với Ngọc Hoàng tại sao các loài vật lại có một vùng đồng cỏ rộng lớn trong khi con người chỉ có một chút ít ngũ cốc. Họ cũng phàn nàn quá trình gieo trồng hết sức mệt nhọc và mất nhiều thời gian bởi các loại hạt giống quá bé. Ngọc Hoàng liền truy hỏi nguyên nhân gây nên những lời than phiền của loài người. Sau khi biết được những tai hại gây nên bởi vị thần, Ngọc Hoàng đã quở trách ông ta về những sai lầm của mình.

Mặc dù Ngọc Hoàng có một trái tim bao dung nhưng những thiệt hại mà vị thần gây ra lần này quả thật quá lớn. Ngài đã quyết định trừng phạt vị thần để ông ta biết được lỗi lầm của mình. Sau khi biến vị thần thành một con trâu, Ngọc Hoàng đã nói:

– Sai lầm của ngươi đã làm cho cỏ dại mọc lên nhiều hơn các loại cây trồng và ngũ cốc. Ngươi buộc phải ăn hết chúng vì chúng chẳng có ích gì cho loài người cả. Bên cạnh đó, bởi vì ngươi khiến cho loài người phải lao động vất vả hơn, ngươi sẽ phải ở lại trần gian vĩnh viễn để giúp những người nông dân cày cấy trên cánh đồng.

Thậm chí cho đến nay, trâu vẫn bị đưa ra xa nếu người ta thấy nó đi vào các ruộng lúa. Tuy nhiên, trâu vẫn được coi trọng vì nó đã từng phục vụ Ngọc Hoàng vào thời xa xưa. Mặc dù hình dáng không được đáng yêu lắm nhưng trâu chính là một vị thần khốn khổ bị trừng phạt mãi mãi do một lỗi lầm nhất thời.

Bài học rút ra

Lòng trung thực và trách nhiệm:

  • Vị thần trong truyện đã không trung thực với Ngọc Hoàng khi che giấu lỗi lầm của mình. Điều này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả loài người và muôn loài.

  • Bài học: Chúng ta cần luôn trung thực và chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.

Sự cẩn thận và kiên trì:

  • Vị thần do vội vàng, không cẩn thận nên đã gieo nhầm hạt giống xuống.

  • Bài học: Chúng ta phải luôn cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ được giao để không dẫn đến kết quả xấu.

Lòng biết ơn và trân trọng:

  • Con người được hưởng lợi từ sự hy sinh của con trâu, mặc dù nó là kết quả từ một sai lầm.

  • Bài học: Chúng ta cần biết ơn và trân trọng những gì mình đang có, dù đó là do may mắn hay do sự hy sinh của người khác.

Sự hợp tác và đoàn kết:

  • Con người và con trâu cần hợp tác và đoàn kết với nhau để cùng nhau phát triển.

  • Bài học: Hợp tác và đoàn kết là chìa khóa để đạt được thành công chung.

Đố vui qua truyện Sự tích con Trâu


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Sự tích cái mõ - Truyện cổ tích

    Ngày xưa, có một vị Hòa Thượng trụ trì một cảnh chùa ở gần bờ sông trong một thôn quê. Mỗi khi có việc ra tỉnh, Ngài quá giang bằng chiếc đò ngang. Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng bảy, Ngài quá giang ra tỉnh để chủ lễ một đàn kỳ siêu.

  • Sự tích cây đu đủ - Truyện cổ tích

    Ngày xưa có một bác nông dân nghèo có thú nuôi chim. Một hôm chim của ông ăn mất 3 hạt bắp của quan làng. Ba năm sau quan làng bắt đền, ông nghĩ thầm: “Ông quan làng thật giàu có, chỉ mất 3 hạt bắp thôi mà cũng chẳng tha, thật là tiểu nhân và thất đức, 3 hạt bắp chẳng đáng là bao, đền quách cho xong…”

  • Sự tích con ve sầu - Truyện cổ tích

    Ở làng nọ có hai anh em trai, cha mẹ đều mất sớm. Người em còn bé, vì vậy mọi công việc đều đến tay anh, lo toan trong nghèo khó, nhưng người anh hết lòng thương yêu em. Trồng lúa không đủ ăn, họ thường phải sống bằng hái rau, măng, củ mài trên rừng, bắt cá dưới suối.

  • Trương Chi - Mỵ Nương - Truyện cổ tích

    Ngày xưa, có một ông quan thừa tướng sinh được người con gái tên là Mỵ Nương, nhan sắc tuyệt trần. Nàng ở cấm cung trong ngôi lầu cạnh bờ sông.

  • Sự tích loài hoa của mùa hạ - Truyện cổ tích

    Ngày xưa, các cây hoa như hướng dương, hoa hồng, thạch thảo,… rất tự hào vì mình có lá xanh mướt và hoa rực rỡ, riêng có cây xương rồng chỉ có gai mà không có lá, không có hoa.

>> Xem thêm