Bắc Kim Thang


Nghe audio
0:00
/
3:55
Download
Playback seep

Đọc truyện: BẮC KIM THANG

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng quê nọ, có hai người bạn làm nghề buôn bán cùng nhau. Một người đi soi đèn bắt ếch về đêm, còn anh kia thì chuyên đi bán dầu thắp đèn vào rạng sáng. Nhà họ dựng trên một cù lao nhỏ ven sông, tách biệt với làng xóm, muốn đi vào chợ làng phải đi ngang một cây cầu khỉ vắt vẻo. Do hoàn cảnh đơn chiếc, nên hai anh cũng thân thiết với nhau. Có lần vì mẹ già của anh bán ếch bệnh mà không có tiền chạy chữa nên qua đời, anh bán dầu liền bỏ tiền ra giúp đỡ ma chay mà không hề tính toán, vì thế mà anh bắt ếch càng quý trọng tình bạn của anh bán dầu.

Một đêm nọ, trong lúc đi làm việc, anh bắt ếch nghe tiếng kêu thảm thiết phát ra từ một cái bẫy trên đồng. Tính tò mò, anh lại mở ra coi thì phát hiện ra hai con chim le le và bìm bịp nằm trong bẫy, do chúng giành ăn với nhau mới bất cẩn rơi vào bẫy của con người. Hai con chim ra sức năn nỉ anh bắt ếch mở bẩy tha cho mình, rồi hứa sẽ đền ơn báo đáp. Vốn là người có tính nhân từ, anh bắt ếch cũng xuôi lòng rồi giải thoát cho chúng.

Vài ngày sau, hai con chim cùng bay đến nhà anh bắt ếch để cảnh báo cho anh biết tai ương sắp đến. Chúng nghe được hai con ma da ở sông bàn với nhau rằng sẽ kéo chân anh bán dầu và anh bắt ếch, cho hai anh chết, thế mạng cho chúng để chúng được đầu thai. Vì hai con ma này chết đã lâu, nếu trong 7 ngày không bắt được người thay thế sẽ bị hồn phách tứ tán, không được đầu thai nữa. Thêm vào đó, ma da cũng chỉ có thể bắt hai anh khi trời vừa rạng sáng, lúc anh bán dầu ra chợ và lúc anh bắt ếch về nhà, bởi vì khi mặt trời lên thì chúng không còn ma phép.

Ban đầu anh bắt ếch đem cớ sự nói anh cho bán dầu nghe, khuyên anh nên ở nhà, nghỉ bán một tuần lễ, nhưng anh bán dầu lại không tin, cho rằng đấy là mê tín vớ vẩn, trên đời không có ma, quỷ. Theo lời le le và bìm bịp, anh bắt ếch viện cớ đến ngày cúng mẹ, gọi anh bán dầu qua nhà tiệc tùng ăn nhậu, chuốc cho anh say mèm đến mức sáng hôm sau không ra chợ bán được. Ngày kia lại lấy cớ sang nhà cảm ơn anh bán dầu đã giúp đỡ, lại bày tiệc ăn uống no say, trì hoãn việc đi ngang cây cầu kia.

Hôm ấy là ngày cuối cùng của thời hạn 7 ngày ma da bắt hồn, do say sỉn nhiều ngày liền nên anh bắt ếch ngủ quên. Anh bán dầu sực tỉnh vào sáng sớm, nhận ra mình đã bỏ buôn bán mấy ngày liền bèn nhanh chóng quẩy hàng ra chợ. Do bước vội vàng qua cầu khỉ cheo leo, lại bị bọn ma da biến phép cho cầu trơn trượt nên sẩy chân rơi xuống nước mà chết. Anh bắt ếch vì tiếc thương bạn nhưng do còn sợ bọn ma da nên phải đợi hết một ngày sau mới dám vớt xác bạn lên mà làm ma chay. Thấy ân nhân của mình đau lòng, le le và bìm bịp cũng bay đến, cất tiếng kêu thảm thiết như tiếng kèn trống đám ma để tiễn biệt một người chết oan.

Đọc hết truyện cổ tích này thì có lẽ mọi người đều sáng tỏ vì sao trong bài đồng dao “Bắc kim thang” có 4 câu cuối là:

Chú bán dầu, qua cầu mà té.
Chú bán ếch, ở lại làm chi.
Con le le đánh trống thổi kèn,
Con bìm bịp thổi tò tí te tò te.

Thực chất là để diễn tả lại câu chuyện cổ tích đề cao tình bạn và tính chất cứu vật vật trả ơn của người xưa.

Bài học rút ra

Tình bạn thân thiết và chân thành

  • Tình bạn giữa anh bán dầu và anh bắt ếch là một tình bạn chân thành. Anh bắt ếch đã sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân và sự an toàn của mình để cứu giúp người bạn của mình. Điều này thể hiện lòng trung thành và sự quý trọng trong mối quan hệ bạn bè.

Lòng nhân ái và trả ơn

  • Hành động của anh bắt ếch khi cứu hai con chim le le và bìm bịp từ cái bẫy cho thấy lòng nhân ái và sự sẵn lòng giúp đỡ người khác, hay trong trường hợp này là các sinh vật khác.
  • Những con chim này sau đó đã báo đáp bằng cách cảnh báo anh bắt ếch về mối nguy hiểm sắp tới, minh chứng cho việc "cứu vật vật trả ơn."

Sự tin tưởng và đề phòng

  • Mặc dù anh bán dầu không tin vào sự tồn tại của ma quỷ và từ chối lời cảnh báo của anh bắt ếch, cuối cùng anh đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
  • Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe và cân nhắc những cảnh báo từ người khác, đặc biệt là khi có nguy cơ không thể thấy rõ ngay lập tức.

Sự quý trọng những giá trị truyền thống

  • Câu chuyện "Bắc Kim Thang" còn nhấn mạnh sự quý trọng những giá trị truyền thống và văn hóa.
  • Bài đồng dao kết hợp với câu chuyện để giữ gìn và truyền lại những bài học quý giá từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời làm nổi bật sự kết nối giữa câu chuyện cổ tích và các hình thức nghệ thuật truyền thống như đồng dao.

Đố vui qua truyện Bắc Kim Thang


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Chó sói và bảy chú dê con - Truyện cổ tích

    Ngày xửa ngày xưa, có một con dê cái già sinh được bảy chú dê con. Mẹ nào mà chả thương con, dê mẹ thương yêu đàn con của mình lắm. Một ngày kia, dê mẹ vào rừng kiếm thức ăn nên gọi bảy con lại dặn dò:

  • Cô bé quàng khăn đỏ - Truyện cổ tích

    Ngày xửa, ngày xưa, có một cô bé thường hay quàng chiếc khăn màu đỏ, vì vậy, mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ. Một hôm, mẹ cô bảo cô mang bánh sang biếu bà ngoại. Trước khi đi, mẹ cô dặn:

  • Cây bút thần - Truyện cổ tích

    Người ta kể lại rằng, xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút.

  • Mèo đi hia - Truyện cổ tích

    Một bác thợ xay có ba con trai, một nhà xay lúa, một con lừa và một con mèo. Các con trai xay bột, lừa đi lấy lúa về và chở bột đi, mèo thì bắt chuột. Khi bác chết, ba con chia nhau gia tài: con cả được cái nhà xay lúa, con thứ hai được con lừa, con thứ ba không còn gì khác đành lấy con mèo vậy.

  • Sự tích cây dừa - Truyện cổ tích

    Ngày xửa ngày xưa, ở vùng đất nọ có gia đình nhà nghèo cảnh mẹ góa, con côi. Hai mẹ con ngày ngày cày thuê cuốc mướn cho tên địa chủ giàu có trong vùng mà cảnh đói cơm thiếu áo vẫn xảy ra ngày một ngày hai.

>> Xem thêm