Quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Quan điểm đó có gì khác biệt cơ bản với quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật siêu hình về vấn đề này?


- Theo quan điểm duy vật biện chứng: vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau thông qua hoạt động thực tiễn của con người; trong mối quan hệ đó, vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức.

-     Theo quan điểm duy vật biện chứng: vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau thông qua hoạt động thực tiễn của con người; trong mối quan hệ đó, vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức.

Quan điểm đó, một mặt đối lập với quan điểm duy tâm, mặt khác cũng khác biệt cơ bản với quan điểm siêu hình trong việc giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Theo quan điểm duy tâm, không phải vật chất quyết định ý thức mà ngược lại; còn quan điểm duy vật siêu hình chỉ nhấn mạnh một chiều đến vai trò quyết định của ý thức, xem thường vai trò năng động sáng tạo của ý thức đối với vật chất, đặc biệt là nó không thấy được vai trò của thực tiễn trong việc phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

-    Quan điểm duy vật biện chứng về vai trò của vật chất đối với ý thức

Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được phân tích ở các điểm cơ bản sau đây:

+ Vật chất giữ vai trò là nguồn gốc, cơ sở và điểu kiện quyết định quá trình hình thành, vận động, phát triển của ý thức.

+ Vật chất giữ vai trò quyết định nội dung của ý thức (mọi nội dung của ý thức, suy đến cùng đều chỉ là sự phản ánh đối với thực tế khách quan).

+ Vật chất giữ vai trò là cơ sở, điều kiện quyết định mọi hoạt động sáng tạo của ý thức.

+ Vật chất giữ vai trò là điều kiện quyết định quá trình vận dụng ý thức trong hoạt động thực tiễn cải biến khách quan.

-     Quan điểm duy vật biện chứng về vai trò của ý thức đối với vật chất

Trong mối quan hệ với thế giới khách quan, loài người khác căn bản với loài vật ở chỗ có khả năng làm cải biến môi trường khách quan để tồn tại và phát triển. Hoạt động làm cải biến đó trực tiếp nhờ vào hoạt động lao động và các hoạt động thực tiễn khác mà chỉ con người mới có.

Hoạt động thực tiễn đó không phải là hoạt động bản năng như loài vật mà là hoạt động xã hội và là hoạt động có sự tham gia và chi phối của nhân tố ý thức, đặc biệt là nhân tố tri thức; nó quyết định sự thành công hay thất bại, quyết định tính hiệu quả hay không hiệu quả của các hoạt động thực tiễn làm cải biên khách quan. Vì vậy, vai trò của ý thức đối với vật chất luôn luôn cần được phân tích :hông qua hoạt động thực tiễn. Vai trò đó được thể hiện trên hai điểm cơ bản:                                                                                   + Từ ý thức đã có được, con người xác định mục tiêu, phương hướng cho hoạt động thực tiễn.

+ Từ ý thức đã có được, con người xây dựng nên phương pháp, mô hình, kế hoạch tổ chức hoạt động thực tiễn.

Mức độ, phạm vi và hiệu quả tác động của ý thức đối với vật chất phụ thuộc vào hai điều kiện cơ bản sau:

Một là, mức độ, phạm vi phản ánh đúng đắn của ý thức đối với thực tế khách quan.

Hai là, mức độ, phạm vi vật chất hoá ý thức trong hoạt động thực tiễn (sự thâm nhập của một ý thức nào đó trong xã hội, biến thành hoạt động thực tiễn của cộng đồng; những sáng kiến, giải pháp,... được thừa nhận và áp dụng trong thực tế sản xuất kinh doanh, V.V.).

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 9 phiếu

>> Xem thêm