Hãy trình bày các nội dung cơ bản của quan niệm duy vật biện chứng về vận động của vật chất và không gian, thời gian của vật chất?>
- Các nội dung cơ bản của quan niệm duy vật biện chứng về vận động của vật chất + Khái niệm vận động: Theo Ph. Ăngghen: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
- Các nội dung cơ bản của quan niệm duy vật biện chứng về vận động của vật chất
+ Khái niệm vận động:
Theo Ph. Ăngghen: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
+ Các hình thức vận động cơ bản của vật chất đã được nghiên cứu, khám phá bởi khoa học.
Tổng kết các thành tựu khoa học nghiên cứu vê tự nhiên và xã hội, Ph. Ăngghen đã khái quát 5 hình thức vận động cơ bản của vật chất:
Vận động cơ giới, đó là hình thức vận động đơn giản nhất, bao gồm những sự biến đổi về vị trí của các vật thể trong không gian. Nó là đối tượng nghiên cứu của cơ học.
Vận động vật lý, đó là những sự biến đổi của nhiệt, điện, từ trường, các hạt cơ bản,... Nó là đối tượng nghiên cứu của vật lý học.
Vận động hoá, đó là những sự biến đổi của các chất vô cơ, hữu cơ trong các quá trình phản ứng hoá hợp và phân giải của chúng.
Vận động sinh vật, đó là các quá trình biến đổi của các chất đặc trưng cho sự sống: sự lớn lên của các cơ thể sống nhờ quá trình không ngừng trao đổi chất của cơ thể sống và môi trường, sự biến đổi của cấu trúc gen, sự phát sinh các giống loài mới trong quá trình phát triển của chúng,... Nó là đối tượng nghiên cứu của sinh vật học.
Vận động xã hội, đó là tất thảy các quá trình biến đổi của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đạo đức,... của đời sống xã hội loài người. Nó là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội, như: kinh tế học, chính trị học, đạo đức học,...
+ Mối quan hệ biện chứng giữa các hình thức vận động cơ bản của vật chất:
Hình thức vận động thấp là cơ sở của các hình thức vận động cao hơn; giữa các hình thức vận động có mối liên hệ chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau và chuyển hoá, từ đó làm xuất hiện các hình thức vận động trung gian - đó là cơ sở khách quan làm xuất hiện những sự nghiên cứu có tính chất liên ngành khoa học; mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khách quan có thể bao gồm trong nó nhiều hình thức vận động cùng tồn tại, chi phối ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng thường có hình thức vận động đặc trưng của nó.
+ Mối quan hệ giữa vật chất và vận động:
Theo quan điểm duy vật biện chứng: vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất. Theo quan niệm đó, không thể có vật chất không vận động cũng như không thể có sự vận động nào tồn tại trừu tượng ngoài mỗi tồn tại vật chất xác định. Mỗi sự vận động bao giờ cũng là sự vận động của một tồn tại vật chất xác định. Như vậy cũng có thể nói, vận động là một thuộc tính vốn có (cố hữu) của vật; nó là thuộc tính khách quan và phổ biến của mọi tồn tại vật chất.
+ Mối quan hệ giữa vận động và đứng im:
Vận động là tuyệt đối, là vĩnh viễn. Điều này không có nghĩa là chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận sự đứng im, cân bằng; nhưng đứng im, cân bằng chỉ là hiện tượng tương đối, tạm thời và thực chất đứng im, cân bằng chỉ là một trạng thái đặc biệt của vận động.
Đứng im là tương đối, tạm thời vì đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một số quan hệ nhất định chứ không xảy ra với tất cả mọi quan hệ; đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một hình thức vận động chứ không phải xảy ra với tất cả các hình thức vận động; đứng im không phải là cái tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, chỉ là xét trong một hay một số quan hệ nhất định, ngay trong sự đứng im vẫn diễn ra những quá trình biến đổi nhất định.
Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng, ổn định; vận động chưa làm thay đổi cơ bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật.
- Các nội dung cơ bản của quan niệm duy vật biện chứng về không gian và thời gian của vật chất
+ Khái niệm không gian và thời gian:
Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính (chiều cao, chiều rộng, chiều dài) nhất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất định (trước hay sau, trên hay dưới, bên phải hay bên trái, v.v.) với những dạng vật chất khác. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian. Mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyên hoá, V.V.. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian.
+ Mối quan hệ giữa không gian, thời gian và vật chất vận động:
Ph. Ăngghen viết: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian”. Như vậy, vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau; không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không gian, thời gian tồn tại ở ngoài vật chất đang vận động.
Loigiaihay.com
- Hãy trình bày khái quát nội dung cơ bản của quan niệm duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới?
- Hãy trình bày khái quát quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức?
- Hãy trình bày khái quát quan điểm duy vật biện chứng về bản chất của ý thức? Theo quan điểm đó, ý thức có “tự vận động” không?
- Hãy trình bày khái quát quan điểm duy vật biện chứng về kết cấu của ý thức? Theo quan điểm đó, tri thức đóng vai trò gì trong đời sống tinh thần của con người và trong hoạt động thực tiễn của con người?
- Quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Quan điểm đó có gì khác biệt cơ bản với quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật siêu hình về vấn đề này?
>> Xem thêm