Hãy trình bày khái quát quan điểm duy vật biện chứng về bản chất của ý thức? Theo quan điểm đó, ý thức có “tự vận động” không?>
- Nhận định khái quát về bản chất của ý thức Theo quan điểm duy vật biện chứng: ý thức là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” (V.I. Lênin); là “cái vật chất được di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến đi ở trong đó” (C. Mác).
- Nhận định khái quát về bản chất của ý thức
Theo quan điểm duy vật biện chứng: ý thức là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” (V.I. Lênin); là “cái vật chất được di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến đi ở trong đó” (C. Mác).
- Các tính chất đặc trưng thể hiện bản chất của ý thức
+ Tính phụ thuộc của ý thức vào vật chất. Ý thức là hiện tượng có thực trong đời sống con người và xã hội loài người nhưng nó không phải là cái vốn có sẵn trong giới tự nhiên hay cái vốn có sẵn ở mỗi con người. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó đều có nguồn gốc từ hiện thực khách quan, thông qua các điều kiện vật chất nhất định; là sự phản ánh của bộ óc con người về hiện thực khách quan; bộ óc của con người chính là khí quan vật chất tự nhiên của ý thức.
+ Tính phi cảm giác. Ý thức thuộc về đời sống tinh thần của con người. Sự tồn tại của nó mang tính chất phi cảm giác. Tính chất đặc biệt này là một đặc trưng phân biệt sự phản ánh ý thức với sự phản ánh thông tin vật chất (lý, hoá,...). Do mang đặc tính “tinh thần” như vậy nên trong đời sống hiện thực ý thức không tự tồn tại mà trái lại, sự tồn tại của nó bao giờ cũng phải được vật chất hoá dưới các hình thức ngôn ngữ nhất định. Các hình thức ngôn ngữ đó đóng vai trò là “cái vỏ vật chất” của ý thức. Nhờ được lưu giữ dưới các hình thức vật chất là ngôn ngữ đó mà ý thức có thể được truyền bá từ người này sang người khác, thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quan hệ giao tiếp xã hội; nó được tích luỹ và không ngừng được kế thừa, phát triển...
+ Tính sáng tạo. Ý thức là sự phản ánh của bộ óc con người đối với hiện thực khách quan nhưng đó không phải là sự phản ánh giản đơn mà là sự phản ánh có tính chất năng động sáng tạo. Tính chất năng động sáng tạo đó được thể hiện ở chỗ: ý thức có khả năng phản ánh được bản chất, quy luật khách quan, trên cơ sở đó có khả năng sáng tạo ra các mô hình tư tưởng (trong khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,...) làm tiền đề cho những hoạt động sáng tạo trong thực tiễn theo mục tiêu cải biến hiện thực khách quan.
+ Tính xã hội. Ý thức được sản sinh ra từ sự hoạt động của bộ óc con người nhưng nó không phải là sản phẩm thuần tuý mang tính chất hoạt động riêng lẻ của mỗi cá nhân riêng biệt; trái lại, nó có tính xã hội. Tính xã hội của ý thức được thể hiện từ nguồn gốc hình thành đến phương thức tồn tại, phát triển của nó.
- Ý thức có “tự vận động” không?
Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức không ngừng vận động và phát triển (dù đó là đời sống ý thức của mỗi cá nhân hay ý thức của cộng đồng xã hội) nhưng xuất phát từ tính chất đặc trưng phụ thuộc của ý thức vào vật chất, có thể nói: sự vận động của ý thức, dù có tính độc lập tương đối thì suy đến cùng nó vẫn không thể “tự thân vận động” được. Sự vận động, phát triển của ý thức, suy đến cùng đều phụ thuộc vào vật chất: sự biến đổi của thực tại khách quan.
Loigiaihay.com
- Hãy trình bày khái quát quan điểm duy vật biện chứng về kết cấu của ý thức? Theo quan điểm đó, tri thức đóng vai trò gì trong đời sống tinh thần của con người và trong hoạt động thực tiễn của con người?
- Quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Quan điểm đó có gì khác biệt cơ bản với quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật siêu hình về vấn đề này?
- Từ quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức rút ra ý nghĩa phương pháp luận cơ bản?
- Hãy trình bày khái quát quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức?
- Hãy trình bày khái quát nội dung cơ bản của quan niệm duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới?
>> Xem thêm