Hãy trình bày khái quát quan điểm duy vật biện chứng về kết cấu của ý thức? Theo quan điểm đó, tri thức đóng vai trò gì trong đời sống tinh thần của con người và trong hoạt động thực tiễn của con người?>
- Trình bày khái quát kết cấu của ý thức Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp. Có nhiều ngành khoa học, nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về kết cấu của ý thức. Mỗi cách tiếp cận phân tích kết cấu của ý thức đều góp phần làm sáng tỏ các yếu tố cấu thành ý thức của con người
- Trình bày khái quát kết cấu của ý thức
Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp. Có nhiều ngành khoa học, nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về kết cấu của ý thức. Mỗi cách tiếp cận phân tích kết cấu của ý thức đều góp phần làm sáng tỏ các yếu tố cấu thành ý thức của con người, đem lại những giá trị quan trọng trong việc phát huy vai trò của ý thức trong hoạt động của con người và xã bội. Tuy nhiên, dù cách tiếp cận nào thì cũng đều cho thấy, có 3 yếu tố quan trọng hợp thành đời sống ý thức của con người, đó là: tri thức, tình cảm và ý chí. Các yếu tố đó hình thành, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ ràng ruộc, chi phối, tác động lẫn nhau tạo nên tính chất phong phú trong sự biểu hiện của chúng: trong mỗi tình cảm của con người có thể có nhân tố nguồn gốc và sự chi phối của nhân tố tri thức và ý chí; ngược lại, trong mỗi ý chí lại có thể bao hàm trong đó sự hiểu biết và tình cảm sâu sắc của con người,...
+ Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người về hiện thực khách quan (trong đó còn có thể bao gồm cả sự hiểu biết của con người về chính những hiểu biết đó - tức là khi đạt tới sự tự ý thức).
Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều loại như tri thức về tự nhiên, tri thức về con người và xã hội. Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính, V.V..
+ Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như: tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo. V.V..
+ Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của nó. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hành động nên tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. Có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự kiềm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình.
- Quan điểm duy vật biện chứng về vai trò của tri thức
Theo quan điểm duy vật biện chứng, có nhiều nhân tố tạo thành đời sống ý thức của con người nhưng trong đó tri thức là nhân tố cơ bản và quan trọng nhất, đóng vai trò là “phương thức tồn tại của ý thức".
Trong kết cấu ý thức, nhân tố tri thức là nhân tố chi phối mạnh mẽ các nhân tố tình cảm, ý chí của con người, của xã hội; là nhân tố thể hiện tiêu biểu và tập trung các đặc trưng bản chất của ý thức; là nhân tố đặc biệt quan trọng trong sự phân biệt giữa phản ánh sáng tạo của ý thức với các hình thức phản ánh khác của vật chất trong giới tự nhiên; là nhân tố cơ bản làm tiền đề cho những sáng tạo của hoạt động thực tiễn. Vai trò quan trọng của nó ngày càng thể hiện trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại phát triển công nghiệp và thị trường của các nước trên thế giới.
Loigiaihay.com
- Quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Quan điểm đó có gì khác biệt cơ bản với quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật siêu hình về vấn đề này?
- Từ quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức rút ra ý nghĩa phương pháp luận cơ bản?
- Hãy trình bày khái quát quan điểm duy vật biện chứng về bản chất của ý thức? Theo quan điểm đó, ý thức có “tự vận động” không?
- Hãy trình bày khái quát quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức?
- Hãy trình bày khái quát nội dung cơ bản của quan niệm duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới?
>> Xem thêm