Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 12>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Hóa học 12
Đề bài
Câu 1: Công thức hóa học của tripanmitin là
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C17H31COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5
D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 2: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học trong dung dịch?
A. Fe + Cu(NO3)2.
B. Zn + Fe(NO3)2
C. Cu + AgNO3.
D. Ag + Fe(NO3)2.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(a) Công thức hóa học của xenlulozo là [C6H7O2(OH)3]n.
(b) Tinh bột là hỗn hợp của amilozo và amilopectin.
(c) Phân tử saccarozo được cấu tạo bởi hai gốc glucozo.
(d) Tinh bột và xenlulozo là hai đồng phân của nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2
C. 1. D. 4.
Câu 4: Chất nào không phải là este?
A. HCOOCH3.
B. HCOOC2H5.
C. CH3COOH.
D. CH3COOCH3.
Câu 5: Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam metyl axetat bằng dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,0. B. 9,6.
C. 6,8. D. 8,2.
Câu 6: Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tử R là
A. Ar (Z=18). B. Al (Z=13).
C. K (Z = 19). D. Ca (Z=20).
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu điện, bình chứa, …
(b) Polipeptit và nilon – 6,6 có chứa các loại nguyên tố hóa học giống nhau.
(c) Tơ visco, tơ tằm có nguồn gốc từ polime thiên nhiên.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 0.
C. 2. D. 3.
Câu 8: Xà phòng hóa este X bằng dung dịch NaOH, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH3.
B. CH3COOC2H5.
C. CH3COOCH3.
D. C2H3COOC2H5.
Câu 9: Phân tử khối trung bình của một loại PE bằng 398300. Hệ số polime hóa của loại PE đó là
A. 14255. B. 6373.
C. 4737. D. 2122.
Câu 10: Dung dịch trong nước của chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. Đimetyl amin.
B. Axit glutamic.
C. Amoniac.
D. Glyxin.
Câu 11: Polime nào sau đây không được dùng làm chất dẻo?
A. Poliacrilonitrin.
B. Polietilen.
C. Poli(vinyl clorua).
D. Poli(metyl metacrylat).
Câu 12: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Protein.
B. Polibutadien.
C. Nilon-6,6.
D. Xenlulozo.
Câu 13: Cho các chất sau: xenlulozo, axit aminoaxetic, Ala-Gly-Glu, etyl propionat. Số chất có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là
A. 4. B. 2.
C. 1. D. 3.
Câu 14: Trong số các kim loại sau, kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. W. B. Li.
C. Cr. D. Hg.
Câu 15: Glucozo có công thức phân tử là
A. C6H12O5. B. C12H22O11.
C. C6H12O6. D. C5H10O5.
Câu 16: Fructozo không phản ứng với
A. nước brom.
B. dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng).
C. H2/Ni (đun nóng).
D. Cu(OH)2/OH-.
Câu 17: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái lỏng?
A. Metylamin.
B. Đimetylamin.
C. Glyxin.
D. Anilin.
Câu 18: Thủy phân hỗn hợp hai este gồm metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, sau phản ứng thu được
A. 1 muối và 2 ancol.
B. 2 muối và 2 ancol.
C. 1 muối và 1 ancol.
D. 2 muối và 1 ancol.
Câu 19: Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch, đun nóng?
A. Gly-Ala-Gly.
B. Glyxin.
C. Metylamin.
D. Lòng trắng trứng.
Câu 20: Cho hỗn hợp gồm 12,8 gam Cu và 11,2 gam Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48. B. 8,96.
C. 6,72. D. 11,20.
Câu 21: Thể tích (ml) dung dịch HCl 2M cần dùng để phản ứng vừa đủ với 41,385 gam anilin là
A. 222,5. B. 445,0.
C. 465,0. D. 232,5.
Câu 22: Cho 3,36 gam Fe và 5,12 gam Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 26,08. B. 23,84.
C. 24,21. D. 24,16.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân etyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và ancol etylic.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(c) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được hỗn hợp α-amino axit.
(d) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1
C. 3. D. 2.
Câu 24: Chia m gam glucozo thành 2 phần. Phần 1 cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư (đun nóng), hiệu suất 90%, thu được 9,72 gam Ag. Phần 2 cho lên men etylic với hiệu suất 80%, thu được 0,5376 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 20,7. B. 18,0.
C. 11,7. D. 14,4.
Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng trong dung dịch: Glyxin X Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, X, Y là các chất hữu cơ và NaOH dùng dư. Công thức phân tử của Y là
A. C2H4O2NNa.
B. C2H5O2NNaCl.
C. C3H6O2NNa.
D. C2H6O2NCl.
Câu 26: Cho hỗn hợp gồm valin và axit glutamic (có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1) tác dụng với 198 ml dung dịch KOH 2M (dùng dư 10% so với lượng phản ứng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thuy được dung dịch X chứa m gam chất tan. Giá trị của m là
A. 61,416. B. 49,986.
C. 61,024. D. 49,708.
Câu 27: Este C4H6O2 thủy phân trong môi trường axit thu được hỗn hợp không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo thu gọn của este là
A. HCOO-CH=CH-CH3.
B. CH2=CH-COO-CH3.
C. HCOO-CH2-CH=CH2.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 28: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu |
Thí nghiệm |
Hiện tượng |
X |
Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm |
Tạo dung dịch có màu xanh lam |
Y |
Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 |
Tạo dung dịch có màu xanh lam |
Z |
Tác dụng với quỳ tím |
Quỳ tím chuyển màu xanh |
T |
Tác dụng với nước brom |
Có kết tủa màu trắng |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. glucozo, xenlulozo, etylamin, anilin
B. saccarozo, triolein, lysin, anilin
C. fructozo, amilopectin, amoniac, alanin
D. saccarozo, tristearin, etylamin, glyxin.
Câu 29: Hỗn hợp E chứa 3 peptit đều mạch hở, gồm peptit X (C4H8O3N2), peptit Y (C7HxOyNz) và peptit Z C11HnOmNt), Đun nóng 42,63 gam E với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 38,808 lít O2 (đktc), thu được CO2, H2O, N2 và 45,54 gam K2CO3. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Chất Y có %O = 31,068%.
B. Tổng số liên kết peptit của X, Y, Z, là 5.
C. Chất Z là Cly4Ala.
D. Số mol của hỗn hợp E trong 42,63 gam là 0,18.
Câu 30: Thuỷ phân chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic và axit linoleic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 53,088 lít O2 (đktc), thu được 38,304 lít CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 60. B. 180.
C. 90. D. 150.
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
D |
B |
C |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
A |
B |
A |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
C |
D |
A |
C |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
D |
A |
C |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
A |
D |
A |
C |
A |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
B |
B |
B |
C |
D |
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Hóa học 12 tại Tuyensinh247.com
Loigiaihay.com
- Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 12
- Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 12
- Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 12
- Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 12
- Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 12
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 10 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 10 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết