Đề kiểm tra 45 phút chương 4: Hàm số y=ax^2-Phương trình bậc hai một ẩn - Đề số 1

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Chọn phát biểu đúng. Phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ có $a - b + c = 0$. Khi đó

  • A.

    Phương trình có một nghiệm ${x_1} = 1$, nghiệm kia là ${x_2} = \dfrac{c}{a}$

  • B.

    Phương trình có một nghiệm ${x_1} =  - 1$, nghiệm kia là ${x_2} = \dfrac{c}{a}$

  • C.

    Phương trình có một nghiệm ${x_1} =  - 1$, nghiệm kia là ${x_2} =  - \dfrac{c}{a}.$

  • D.

    Phương trình có một nghiệm ${x_1} = 1$, nghiệm kia là ${x_2} =  - \dfrac{c}{a}.$

Câu 2 :

Cho hai số có tổng là $S$ và tích là $P$ với ${S^2} \ge 4P$. Khi đó hai số đó là hai nghiệm của phương trình nào dưới đây?

  • A.

    ${X^2} - PX + S = 0$

  • B.

    ${X^2} - SX + P = 0$

  • C.

    $S{X^2} - X + P = 0$

  • D.

    ${X^2} - 2SX + P = 0$

Câu 3 :

Cho phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ có biệt thức $b = 2b';\Delta ' = b{'^2} - ac$. Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt khi

  • A.

    $\Delta ' > 0$

  • B.

    $\Delta ' = 0$

  • C.

    $\Delta ' \ge 0$

  • D.

    $\Delta ' \le 0$

Câu 4 :

Phương trình nào dưới đây là phương trình bậc hai một ẩn

  • A.

    ${x^2} - \sqrt x  + 1 = 0$

  • B.

    $2{x^2} - 2018 = 0$

  • C.

    $x + \dfrac{1}{x} - 4 = 0$

  • D.

    $2x - 1 = 0$

Câu 5 :

Tính biệt thức $\Delta $ từ đó tìm số nghiệm của phương trình $9{x^2} - 15x + 3 = 0$.

  • A.

    $\Delta  = 117$ và phương trình có nghiệm kép.

  • B.

    $\Delta  =  - 117$ và phương trình vô nghiệm

  • C.

    $\Delta  = 117$ và phương trình có hai nghiệm phân biệt

  • D.

    $\Delta  =  - 117$ và phương trình có hai nghiệm phân biệt.

Câu 6 :

Số giao điểm của đường thẳng $d:y = 2x + 4$ và  parabol  $\left( P \right):y = {x^2}$ là:

  • A.

    $2$ 

  • B.

    $1$ 

  • C.

    $0$ 

  • D.

    $3$ 

Câu 7 :

Cho hai số tự nhiên biết rằng hai lần số thứ nhất hơn ba lần số thứ hai là $9$ và hiệu các bình phương của chúng bằng $119$ . Tìm số lớn hơn.

  • A.

    $12$

  • B.

    $13$

  • C.

    $32$

  • D.

    $33$

Câu 8 :

Gọi ${x_1};{x_2}$ là nghiệm của phương trình ${x^2} - 5x + 2 = 0$. Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức $A = x_1^2 + x_2^2$

  • A.

    $20$

  • B.

    $21$

  • C.

    $22$

  • D.

    $23$

Câu 9 :

Chọn khẳng định đúng. Nếu phương trình $a{x^2} = mx + n$ vô nghiệm thì đường thẳng $d:y = mx + n$ và  parabol  $\left( P \right):y = a{x^2}$

  • A.

    Cắt nhau tại hai điểm

  • B.

    Tiếp xúc với nhau

  • C.

    Không cắt nhau

  • D.

    Cắt nhau tại gốc tọa độ

Câu 10 :

Tìm tích các giá trị của m để phương trình $4m{x^2} - x - 14{m^2} = 0$ có nghiệm $x = 2$.

  • A.

    $\dfrac{1}{7}$

  • B.

    $\dfrac{2}{7}$

  • C.

    $\dfrac{6}{7}$

  • D.

    $\dfrac{8}{7}$

Câu 11 :

Tìm $m$ để phương trình $2m{x^2} - \left( {2m + 1} \right)x - 3 = 0$ có nghiệm là $x = 2$.

  • A.

    $m =  - \dfrac{5}{4}$

  • B.

    $m = \dfrac{1}{4}$

  • C.

    $m = \dfrac{5}{4}$

  • D.

    $m =  - \dfrac{1}{4}$

Câu 12 :

Không giải phương trình, tính tổng hai nghiệm (nếu có) của phương trình ${x^2} - 6x + 7 = 0$

  • A.

    $\dfrac{1}{6}$

  • B.

    $3$

  • C.

    $6$

  • D.

    $7$

Câu 13 :

Phương trình \({\left( {x + 1} \right)^4} - 5{\left( {x + 1} \right)^2} - 84 = 0\) có tổng các nghiệm là

  • A.

    $ - \sqrt {12} $

  • B.

    $ - 2$

  • C.

    $ - 1$

  • D.

    $2\sqrt {12} $

Câu 14 :

Cho hàm số \(y = \left( { - {m^2} + 4m - 5} \right){x^2}\) . Kết luận nào sau đây là đúng 

  • A.

    Đồ thị của hàm số  nằm phía trên trục hoành

  • B.

    Đồ thị của hàm số  nhận gốc tọa độ $O$ là điểm cao nhất

  • C.

    Hàm số  nghịch biến với $x < 0$

  • D.

    Hàm số  đồng biến với $x > 0$

Câu 15 :

Cho hàm số $y = \sqrt 3 {x^2}\,\,$có đồ thị là $(P)$.  Có bao nhiêu  điểm trên $\left( P \right)$ có tung độ gấp đôi hoành độ.

  • A.

    $5$

  • B.

    $4$

  • C.

    $3$

  • D.

    $2$

Câu 16 :

Cho phương trình \(\left( {m - 3} \right){x^2} - 2mx + m - 6 = 0\). Tìm các giá trị của $m$ để phương trình vô nghiệm

  • A.

    $m <  - 2$

  • B.

    $m < 2$

  • C.

    $m < 3$

  • D.

    $m <  - 3$

Câu 17 :

Tìm hai nghiệm của phương trình $18{x^2} + 23x + 5 = 0$ sau đó phân tích đa thức $A = 18{x^2} + 23x + 5$ sau thành nhân tử.

  • A.

    ${x_1} =  - 1;{x_2} =  - \dfrac{5}{{18}};$

    $A = 18\left( {x + 1} \right)\left( {x + \dfrac{5}{{18}}} \right)$

  • B.

    ${x_1} =  - 1;{x_2} =  - \dfrac{5}{{18}};$

    $A = \left( {x + 1} \right)\left( {x + \dfrac{5}{{18}}} \right)$

  • C.

     ${x_1} =  - 1;{x_2} = \dfrac{5}{{18}};$

    $A = 18\left( {x + 1} \right)\left( {x - \dfrac{5}{{18}}} \right)$

  • D.

    ${x_1} = 1;{x_2} =  - \dfrac{5}{{18}};$

    $A = 18\left( {x - 1} \right)\left( {x + \dfrac{5}{{18}}} \right)$

Câu 18 :

Tìm giá trị của \(m\) để phương trình \({x^2} + (4m + 1)x + 2(m - 4) = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) và biểu thức \(A = {\left( {{x_1} - {x_2}} \right)^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất.

  • A.

    $m = 1$

  • B.

    $m = 0$

  • C.

    $m = 2$

  • D.

     $m = 3$

Câu 19 :

Phương trình \(\left( {\dfrac{{1 + x}}{{1 - x}} - \dfrac{{1 - x}}{{1 + x}}} \right):\left( {\dfrac{{1 + x}}{{1 - x}} - 1} \right) = \dfrac{3}{{14 - x}}\) có nghiệm là:

  • A.

    $x = \sqrt 2 $

  • B.

    $x = 2$

  • C.

    $x = 3$

  • D.

    $x = 5$

Câu 20 :

Tích các nghiệm của phương trình \({\left( {{x^2} + 2x - 5} \right)^2} = {\left( {{x^2} - x + 5} \right)^2}\) là:

  • A.

    $\dfrac{{10}}{3}$

  • B.

    $0$

  • C.

    $\dfrac{1}{2}$

  • D.

    $\dfrac{5}{3}$

Câu 21 :

Tìm tham số $m$ để đường thẳng $d:y = mx + m + 1$ và  parabol  $\left( P \right):y = {x^2}$  cắt nhau tại hai điểm phân biệt nằm bên trái trục tung.

  • A.

    $\left\{ \begin{array}{l}m < 0\\m \ne  - 2\end{array} \right.$ 

  • B.

    $\left\{ \begin{array}{l}m <  - 1\\m \ne  - 2\end{array} \right.$

  • C.

    $m >  - 1$ 

  • D.

    $m \ge  - 2$ 

Câu 22 :

Tìm tham số $m$ để đường thẳng $d:y = mx + 2$ cắt  parabol  $\left( P \right):y = \dfrac{{{x^2}}}{2}$  tại hai điểm phân biệt

  • A.

    $m = 2$ 

  • B.

    $m =  - 2$ 

  • C.

    $m = 4$ 

  • D.

    $m \in \mathbb{R}$ 

Câu 23 :

Cho hai vòi nước cùng lúc chảy vào một bể cạn. Nếu chảy riêng từng vòi thì vòi thứ nhất chảy đầy bể nhanh hơn vòi thứ hai $4$ giờ. Khi nước đầy bể, người ta khóa vòi thứ nhất và vòi thứ hai lại, đồng thời mở vòi thứ ba cho nước chảy ra thì sau 6 giờ bể cạn nước. Khi nước trong bể đã cạn mở cả ba vòi thì sau $24$  giờ bể lại đầy nước. Hỏi nếu chỉ dùng vòi thứ nhất thì sau bao lâu bể đầy nước?

  • A.

    $9$ giờ

  • B.

    $7$ giờ

  • C.

    $10$ giờ

  • D.

    $8$ giờ

Câu 24 :

Một người đi xe máy từ $A$ đến $B$ với vận tốc $25$ km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc $30$ km/h nên thời gian về ít hơn thời gian đi là $20$ phút. Tính quãng đường $AB$.

  • A.

    $50\,km$ 

  • B.

    $60\,km$

  • C.

    $40\,km$ 

  • D.

    $70\,km$ 

Câu 25 :

Cho phương trình \({x^2} + \left( {a + b + c} \right)x + \left( {ab + bc + ca} \right) = 0\) với \(a,b,c\) là ba cạnh của một tam giác. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    Phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt

  • B.

    Phương trình luôn có nghiệm kép

  • C.

    Chưa đủ điều kiện để kết luận

  • D.

    Phương trình luôn vô nghiệm.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn phát biểu đúng. Phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ có $a - b + c = 0$. Khi đó

  • A.

    Phương trình có một nghiệm ${x_1} = 1$, nghiệm kia là ${x_2} = \dfrac{c}{a}$

  • B.

    Phương trình có một nghiệm ${x_1} =  - 1$, nghiệm kia là ${x_2} = \dfrac{c}{a}$

  • C.

    Phương trình có một nghiệm ${x_1} =  - 1$, nghiệm kia là ${x_2} =  - \dfrac{c}{a}.$

  • D.

    Phương trình có một nghiệm ${x_1} = 1$, nghiệm kia là ${x_2} =  - \dfrac{c}{a}.$

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

+) Nếu phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$có $a + b + c = 0$ thì phương trình có một nghiệm ${x_1} = 1$, nghiệm kia là ${x_2} = \dfrac{c}{a}.$

+ ) Nếu phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$có $a - b + c = 0$ thì phương trình có một nghiệm ${x_1} =  - 1$, nghiệm kia là ${x_2} =  - \dfrac{c}{a}.$

Câu 2 :

Cho hai số có tổng là $S$ và tích là $P$ với ${S^2} \ge 4P$. Khi đó hai số đó là hai nghiệm của phương trình nào dưới đây?

  • A.

    ${X^2} - PX + S = 0$

  • B.

    ${X^2} - SX + P = 0$

  • C.

    $S{X^2} - X + P = 0$

  • D.

    ${X^2} - 2SX + P = 0$

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nếu hai số có tổng bằng $S$ và tích bằng $P$ thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình ${X^2} - SX + P = 0$ (ĐK: ${S^2} \ge 4P$)

Câu 3 :

Cho phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ có biệt thức $b = 2b';\Delta ' = b{'^2} - ac$. Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt khi

  • A.

    $\Delta ' > 0$

  • B.

    $\Delta ' = 0$

  • C.

    $\Delta ' \ge 0$

  • D.

    $\Delta ' \le 0$

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Xét phương trình bậc hai $a{x^2} + bx + c = 0{\rm{ }}(a \ne 0)$ với $b = 2b'$ và biệt thức $\Delta ' = b{'^2} - ac.$

Trường hợp 1. Nếu $\Delta ' < 0$ thì phương trình vô nghiệm.

Trường hợp 2. Nếu $\Delta ' = 0$ thì phương trình có nghiệm kép ${x_1} = {x_2} =  - \dfrac{{b'}}{a}$

Trường hợp 3. Nếu $\Delta ' > 0$ thì phương trình có hai nghiệm phân biệt: ${x_{1,}}_2 =  - \dfrac{{b' \pm \sqrt {\Delta '} }}{a}$

Câu 4 :

Phương trình nào dưới đây là phương trình bậc hai một ẩn

  • A.

    ${x^2} - \sqrt x  + 1 = 0$

  • B.

    $2{x^2} - 2018 = 0$

  • C.

    $x + \dfrac{1}{x} - 4 = 0$

  • D.

    $2x - 1 = 0$

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Phương trình bậc hai một ẩn ( hay gọi tắt là phương trình bậc hai) là phương trình có dạng:

$a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ trong đó  $a,b,c$ là các số thực cho trước, $x$ là ẩn số.

Câu 5 :

Tính biệt thức $\Delta $ từ đó tìm số nghiệm của phương trình $9{x^2} - 15x + 3 = 0$.

  • A.

    $\Delta  = 117$ và phương trình có nghiệm kép.

  • B.

    $\Delta  =  - 117$ và phương trình vô nghiệm

  • C.

    $\Delta  = 117$ và phương trình có hai nghiệm phân biệt

  • D.

    $\Delta  =  - 117$ và phương trình có hai nghiệm phân biệt.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định các hệ số  $a,b,c$ và tính biệt thức $\Delta  = {b^2} - 4ac$

Bước 2: Kết luận

- Nếu $\Delta  < 0$ thì phương trình vô nghiệm.

- Nếu  $\Delta  = 0$ thì phương trình có nghiệm kép: ${x_1} = {x_2} =  - \dfrac{b}{a}$

- Nếu $\Delta  > 0$ thì phương trình có hai nghiệm phân biệt: ${x_{1,2}} = \dfrac{{ - b \pm \sqrt \Delta  }}{{2a}}$

Lời giải chi tiết :

Ta có $9{x^2} - 15x + 3 = 0$$\left( {a = 9;b =  - 15;c = 3} \right)$$ \Rightarrow \Delta  = {b^2} - 4ac = {\left( { - 15} \right)^2} - 4.9.3 = 117 > 0$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt.

Câu 6 :

Số giao điểm của đường thẳng $d:y = 2x + 4$ và  parabol  $\left( P \right):y = {x^2}$ là:

  • A.

    $2$ 

  • B.

    $1$ 

  • C.

    $0$ 

  • D.

    $3$ 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Giải phương trình hoành độ giao điểm.

Bước 2: Số nghiệm vừa tìm được của phương trình là số giao điểm của đường thẳng và parabol

Lời giải chi tiết :

Xét phương trình hoành độ giao điểm ${x^2} = 2x + 4 \Leftrightarrow {x^2} - 2x - 4 = 0$ có $\Delta ' = 5 > 0$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt hay đường thẳng cắt parabol tại hai điểm phân biệt.

Câu 7 :

Cho hai số tự nhiên biết rằng hai lần số thứ nhất hơn ba lần số thứ hai là $9$ và hiệu các bình phương của chúng bằng $119$ . Tìm số lớn hơn.

  • A.

    $12$

  • B.

    $13$

  • C.

    $32$

  • D.

    $33$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi số thứ nhất là $a;a \in {\mathbb{N}}$ ; số thứ hai là $b;b \in {\mathbb{N}}.$

Vì hai lần số thứ nhất hơn ba lần số thứ hai là $9$ nên ta biểu diễn được b theo a.

Vì hiệu các bình phương của chúng bằng $119$ nên ta viết được phương trình theo a.

Tính \(\Delta '\) để tìm a, từ đó ta tính được b.

Lời giải chi tiết :

Gọi số thứ nhất là $a;a \in {\mathbb{N}}$ ; số thứ hai là $b;b \in {\mathbb{N}}.$

Vì hai lần số thứ nhất hơn ba lần số thứ hai là $9$ nên  ta có

$2a - 3b = 9 \Rightarrow $$b = \dfrac{{2a - 9}}{3}$

Vì hiệu các bình phương của chúng bằng $119$ nên ta có phương trình: ${a^2} - {\left( {\dfrac{{2a - 9}}{3}} \right)^2} = 119 \Leftrightarrow 9{a^2} - {\left( {2a - 9} \right)^2} = 1071 \Leftrightarrow 5{a^2} + 36a - 1152 = 0$

$\Delta ' = 6084 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}a = \dfrac{{ - 18 + \sqrt {6084} }}{5}\\a = \dfrac{{ - 18 - \sqrt {6084} }}{5}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a = 12\,\left( N \right)\\a =  - \dfrac{{96}}{5}\,\left( L \right)\end{array} \right.$

Với $a = 12 \Rightarrow b = 5$

Vậy số  lớn hơn là $12$ .

Câu 8 :

Gọi ${x_1};{x_2}$ là nghiệm của phương trình ${x^2} - 5x + 2 = 0$. Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức $A = x_1^2 + x_2^2$

  • A.

    $20$

  • B.

    $21$

  • C.

    $22$

  • D.

    $23$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Sử dụng  hệ thức Vi-et

Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ thì  \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)

Bước 2: Biến đổi $A = x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2}$

Lời giải chi tiết :

Phương trình ${x^2} - 5x + 2 = 0$ có $\Delta  = {\left( { - 5} \right)^2} - 4.1.2 = 17 > 0$ nên phương trình có hai nghiệm ${x_1};{x_2}$

Theo hệ thức Vi-et ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right.. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 5\\{x_1}.{x_2} = 2\end{array} \right.\).

Ta có $A = x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = {5^2} - 2.2 = 21$

Câu 9 :

Chọn khẳng định đúng. Nếu phương trình $a{x^2} = mx + n$ vô nghiệm thì đường thẳng $d:y = mx + n$ và  parabol  $\left( P \right):y = a{x^2}$

  • A.

    Cắt nhau tại hai điểm

  • B.

    Tiếp xúc với nhau

  • C.

    Không cắt nhau

  • D.

    Cắt nhau tại gốc tọa độ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đường thẳng $d:y = mx + n$ và parabol $\left( P \right):y = a{x^2}$ không cắt nhau  khi phương trình $a{x^2} = mx + n$ vô nghiệm.

Câu 10 :

Tìm tích các giá trị của m để phương trình $4m{x^2} - x - 14{m^2} = 0$ có nghiệm $x = 2$.

  • A.

    $\dfrac{1}{7}$

  • B.

    $\dfrac{2}{7}$

  • C.

    $\dfrac{6}{7}$

  • D.

    $\dfrac{8}{7}$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Thay nghiệm $x = {x_0}$ vào phương trình ta được phương trình mới ẩn $m$

Bước 2: Giải phương trình thu được ta tìm được $m$.

Lời giải chi tiết :

Thay $x = 2$ vào phương trình $4m{x^2} - x - 10{m^2} = 0$ , ta có

$4m{.2^2} - 2 - 14{m^2} = 0 $

$\Leftrightarrow 14{m^2} - 16m + 2 = 0$

$ \Leftrightarrow \left( {14m - 2} \right)\left( {m - 1} \right) = 0 $

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = \dfrac{1}{7}\\m = 1\end{array} \right.$

Suy ra tích các giá trị của $m$ là $\dfrac{1}{7}.1 = \dfrac{1}{7}$.

Câu 11 :

Tìm $m$ để phương trình $2m{x^2} - \left( {2m + 1} \right)x - 3 = 0$ có nghiệm là $x = 2$.

  • A.

    $m =  - \dfrac{5}{4}$

  • B.

    $m = \dfrac{1}{4}$

  • C.

    $m = \dfrac{5}{4}$

  • D.

    $m =  - \dfrac{1}{4}$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thay $x = {x_0}$ vào phương trình đã cho ta được phương trình ẩn $m$. Giải phương trình ta tìm được $m$.

Lời giải chi tiết :

Thay $x = 2$ vào phương trình $2m{x^2} - \left( {2m + 1} \right)x - 3 = 0$ ta được: $2m{.2^2} - \left( {2m + 1} \right).2 - 3 = 0 \Leftrightarrow 4m - 5 = 0 \Leftrightarrow m = \dfrac{5}{4}$

Vậy $m = \dfrac{5}{4}$ là giá trị cần tìm.

Câu 12 :

Không giải phương trình, tính tổng hai nghiệm (nếu có) của phương trình ${x^2} - 6x + 7 = 0$

  • A.

    $\dfrac{1}{6}$

  • B.

    $3$

  • C.

    $6$

  • D.

    $7$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng  hệ thức Vi-et

Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ thì  \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)

Lời giải chi tiết :

Phương trình ${x^2} - 6x + 7 = 0$ có $\Delta  = {\left( { - 6} \right)^2} - 4.1.7 = 8 > 0$ nên phương trình có hai nghiệm ${x_1};{x_2}$

Theo hệ thức Vi-et ta có ${x_1} + {x_2} =  - \dfrac{{ - 6}}{1} \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = 6$

Câu 13 :

Phương trình \({\left( {x + 1} \right)^4} - 5{\left( {x + 1} \right)^2} - 84 = 0\) có tổng các nghiệm là

  • A.

    $ - \sqrt {12} $

  • B.

    $ - 2$

  • C.

    $ - 1$

  • D.

    $2\sqrt {12} $

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đặt ${\left( {x + 1} \right)^2} = t\,\left( {t \ge 0} \right)$ ta được phương trình ${t^2} - 5t - 84 = 0$ (*)

Ta có  $\Delta  = 361$ nên phương trình (*) có hai nghiệm ${t_1} = \dfrac{{5 + \sqrt {361} }}{2} = 12\,\,\left( N \right);{t_2} = \dfrac{{5 - \sqrt {361} }}{2} =  - 7\,\left( L \right)$

Thay lại cách đặt ta có ${\left( {x + 1} \right)^2} = 12 \Leftrightarrow x =  - 1 \pm \sqrt {12} $

Suy ra tổng các nghiệm là $ - 1 + \sqrt {12}  - 1 - \sqrt {12}  =  - 2$.

Câu 14 :

Cho hàm số \(y = \left( { - {m^2} + 4m - 5} \right){x^2}\) . Kết luận nào sau đây là đúng 

  • A.

    Đồ thị của hàm số  nằm phía trên trục hoành

  • B.

    Đồ thị của hàm số  nhận gốc tọa độ $O$ là điểm cao nhất

  • C.

    Hàm số  nghịch biến với $x < 0$

  • D.

    Hàm số  đồng biến với $x > 0$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Đánh giá hệ số $a$ của ${x^2}$

Bước 2: Ta sử dụng các kiến thức sau để kết luận

* Xét hàm số \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right).\) Ta có:

-  Nếu \(a > 0\) thì hàm số nghịch biến khi \(x < 0\) và đồng biến khi \(x > 0\).

-  Nếu \(a < 0\) thì hàm số đồng biến khi \(x < 0\) và nghịch biến khi \(x > 0\).

* Đồ thị của hàm số $y = a{x^2}\,\,\left( {a \ne 0} \right)$ là một đường cong (parabol) đi qua gốc tọa độ $O$.

- Nếu \(a > 0\) thì đồ thị nằm phía trên trục hoành, O là điểm thấp nhất của đồ thị.

- Nếu \(a < 0\) thì đồ thị nằm phía dưới trục hoành, O là điểm cao nhất của đồ thị.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy hàm số \(y = \left( { - {m^2} + 4m - 5} \right){x^2}\) có

$a =  - {m^2} + 4m - 5 =  - \left( {{m^2} - 4m + 4} \right) - 1 =  - {\left( {m - 2} \right)^2} - 1$

Vì \((m-2)^2\ge 0\) với mọi \(m\) nên \(-(m-2)^2\le 0\) với mọi m

Suy ra \(-(m-2)^2-1\le 0-1\Rightarrow -(m-2)^2-1\le -1<0\) với mọi m

Hay \(a<0\) với mọi m

Nên hàm số đồng biến khi \(x < 0\) và nghịch biến khi \(x > 0\). Suy  ra C,D sai.

Và đồ thị hàm số  nằm phía dưới trục hoành, O là điểm cao nhất của đồ thị.

Suy ra A sai.

Câu 15 :

Cho hàm số $y = \sqrt 3 {x^2}\,\,$có đồ thị là $(P)$.  Có bao nhiêu  điểm trên $\left( P \right)$ có tung độ gấp đôi hoành độ.

  • A.

    $5$

  • B.

    $4$

  • C.

    $3$

  • D.

    $2$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Gọi điểm $M$$\left( {x;y} \right)$ thỏa mãn điều kiện đề bài. Biểu diễn $x$ theo $y$ hoặc $y$ theo$x$ .

Bước 2: Thay tọa độ điểm $M$ vào hàm số ta tìm được $x$ từ đó suy ra $M$ .

Lời giải chi tiết :

Gọi điểm $M$$\left( {x;y} \right)$ là điểm cần tìm. Vì $M$ có tung độ gấp đôi hoành độ nên $M\left( {x;2x} \right)$.

Thay tọa độ điểm $M$ vào hàm số ta được

$2x = \sqrt 3 {x^2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0 \Rightarrow y = 0\\x = \dfrac{{2\sqrt 3 }}{3} \Rightarrow y = \dfrac{{4\sqrt 3 }}{3}\end{array} \right.$

Hay có hai điểm thỏa mãn điều kiện là $O\left( {0;0} \right),M\left( {\dfrac{{2\sqrt 3 }}{3};\dfrac{{4\sqrt 3 }}{3}} \right)$.

Câu 16 :

Cho phương trình \(\left( {m - 3} \right){x^2} - 2mx + m - 6 = 0\). Tìm các giá trị của $m$ để phương trình vô nghiệm

  • A.

    $m <  - 2$

  • B.

    $m < 2$

  • C.

    $m < 3$

  • D.

    $m <  - 3$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xét phương trình bậc hai dạng $a{x^2} + bx + c = 0$ với $b = 2b'$

TH1: $a = 0$

TH2: $a \ne 0$. Khi đó, phương trình vô nghiệm\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta ' < 0\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Phương trình \(\left( {m - 3} \right){x^2} - 2mx + m - 6 = 0\) có $a = m - 3;b' =  - m;c = m - 6$

Suy ra $\Delta ' = {m^2} - \left( {m - 3} \right)\left( {m - 6} \right) = 9m - 18$

TH1: $m - 3 = 0 \Leftrightarrow m = 3 \Rightarrow  - 6x - 3 = 0 \Leftrightarrow x =  - \dfrac{1}{2}$

TH2: $m - 3 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne 3$

Để phương trình có vô nghiệm phân biệt thì $\left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta ' < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 3\\9m - 18 < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 3\\m < 2\end{array} \right. \Rightarrow m < 2$

Vậy $m < 2$ là giá trị cần tìm.

Câu 17 :

Tìm hai nghiệm của phương trình $18{x^2} + 23x + 5 = 0$ sau đó phân tích đa thức $A = 18{x^2} + 23x + 5$ sau thành nhân tử.

  • A.

    ${x_1} =  - 1;{x_2} =  - \dfrac{5}{{18}};$

    $A = 18\left( {x + 1} \right)\left( {x + \dfrac{5}{{18}}} \right)$

  • B.

    ${x_1} =  - 1;{x_2} =  - \dfrac{5}{{18}};$

    $A = \left( {x + 1} \right)\left( {x + \dfrac{5}{{18}}} \right)$

  • C.

     ${x_1} =  - 1;{x_2} = \dfrac{5}{{18}};$

    $A = 18\left( {x + 1} \right)\left( {x - \dfrac{5}{{18}}} \right)$

  • D.

    ${x_1} = 1;{x_2} =  - \dfrac{5}{{18}};$

    $A = 18\left( {x - 1} \right)\left( {x + \dfrac{5}{{18}}} \right)$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1 : Tìm hai nghiệm của phương trình đã cho

Bước 2 : Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách sử dụng

Nếu tam thức bậc hai $a{x^2} + bx + c{\rm{ }}\left( {a \ne 0} \right)$ có hai nghiệm ${x_1}$ và ${x_2}$ thì nó được phân tích thành nhân tử: $a{x^2} + bx + c = a\left( {x - {x_1}} \right)\left( {x - {x_2}} \right)$

Lời giải chi tiết :

Phương trình $18{x^2} + 23x + 5 = 0$ có $a - b + c = 18 - 23 + 5 = 0$ nê phương trình có hai nghiệm phân biệt là ${x_1} =  - 1;{x_2} =  - \dfrac{5}{{18}}$. Khi đó $A = 18.\left( {x + 1} \right)\left( {x + \dfrac{5}{{18}}} \right)$.

Câu 18 :

Tìm giá trị của \(m\) để phương trình \({x^2} + (4m + 1)x + 2(m - 4) = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) và biểu thức \(A = {\left( {{x_1} - {x_2}} \right)^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất.

  • A.

    $m = 1$

  • B.

    $m = 0$

  • C.

    $m = 2$

  • D.

     $m = 3$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1. Tìm điều kiện để phương trình có nghiệm \(\left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta  \ge 0\end{array} \right.\).

Bước 2. Từ hệ thức đã cho và hệ thức Vi-ét, tìm được điều kiện của tham số.

Bước 3. Kiểm tra điều kiện của tham số xem có thỏa mãn điều kiện ở bước 1 hay không rồi kết luận.

Lời giải chi tiết :

Phương trình \({x^2} + (4m + 1)x + 2(m - 4) = 0\) có $a = 1 \ne 0$ và $\Delta  = {\left( {4m + 1} \right)^2} - 8\left( {m - 4} \right) = 16{m^2} + 33 > 0;\forall m$

Nên phương trình  luôn có hai nghiệm  phân biệt \({x_1},{x_2}\).

Theo hệ thức Vi-ét ta có $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - 4m - 1\\{x_1}.{x_2} = 2m - 8\end{array} \right.$

 Xét \(A = {\left( {{x_1} - {x_2}} \right)^2} = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 4{x_1}{x_2} = 16{m^2} + 33 \ge 33\)

Dấu “=” xảy ra khi $m = 0$

Vậy $m = 0$ là giá trị cần tìm.

Câu 19 :

Phương trình \(\left( {\dfrac{{1 + x}}{{1 - x}} - \dfrac{{1 - x}}{{1 + x}}} \right):\left( {\dfrac{{1 + x}}{{1 - x}} - 1} \right) = \dfrac{3}{{14 - x}}\) có nghiệm là:

  • A.

    $x = \sqrt 2 $

  • B.

    $x = 2$

  • C.

    $x = 3$

  • D.

    $x = 5$

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điều kiện: $x \ne 1;x \ne  - 1;x \ne 14$

Ta có \(\left( {\dfrac{{1 + x}}{{1 - x}} - \dfrac{{1 - x}}{{1 + x}}} \right):\left( {\dfrac{{1 + x}}{{1 - x}} - 1} \right) = \dfrac{3}{{14 - x}}\)$ \Leftrightarrow \dfrac{{{{\left( {1 + x} \right)}^2} - {{\left( {1 - x} \right)}^2}}}{{\left( {1 - x} \right)\left( {1 + x} \right)}}:\dfrac{{1 + x - 1 + x}}{{1 - x}} = \dfrac{3}{{14 - x}}$

$ \Leftrightarrow \dfrac{{4x}}{{\left( {1 - x} \right)\left( {1 + x} \right)}}.\dfrac{{1 - x}}{{2x}} = \dfrac{3}{{14 - x}} \Leftrightarrow \dfrac{2}{{x + 1}} = \dfrac{3}{{14 - x}}$$ \Rightarrow 28 - 2x = 3x + 3 \Leftrightarrow 5x = 25 \Leftrightarrow x = 5\,\left( {TM} \right)$

Vậy phương trình có nghiệm $x = 5$

Câu 20 :

Tích các nghiệm của phương trình \({\left( {{x^2} + 2x - 5} \right)^2} = {\left( {{x^2} - x + 5} \right)^2}\) là:

  • A.

    $\dfrac{{10}}{3}$

  • B.

    $0$

  • C.

    $\dfrac{1}{2}$

  • D.

    $\dfrac{5}{3}$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng ${A^2} = {B^2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}A = B\\A =  - B\end{array} \right.$

Lời giải chi tiết :

Ta có \({\left( {{x^2} + 2x - 5} \right)^2} = {\left( {{x^2} - x + 5} \right)^2}\)$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^2} + 2x - 5 = {x^2} - x + 5\\{x^2} + 2x - 5 =  - {x^2} + x - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x = 10\\2{x^2} - x = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{10}}{3}\\x = 0\\x = \dfrac{1}{2}\end{array} \right.$

Nên tích các nghiệm là $\dfrac{{10}}{3}.0.\dfrac{1}{2} = 0$

Câu 21 :

Tìm tham số $m$ để đường thẳng $d:y = mx + m + 1$ và  parabol  $\left( P \right):y = {x^2}$  cắt nhau tại hai điểm phân biệt nằm bên trái trục tung.

  • A.

    $\left\{ \begin{array}{l}m < 0\\m \ne  - 2\end{array} \right.$ 

  • B.

    $\left\{ \begin{array}{l}m <  - 1\\m \ne  - 2\end{array} \right.$

  • C.

    $m >  - 1$ 

  • D.

    $m \ge  - 2$ 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Viết phương trình hoành độ giao điểm (*)

Bước 2:  Đường thẳng $d$ cắt $\left( P \right)$ tại hai điểm phân biệt nằm bên trái trục tung $ \Leftrightarrow $ phương trình (*) có hai nghiệm âm phân biệt $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta  > 0\\S < 0\\P > 0\end{array} \right.$

Lời giải chi tiết :

Phương trình hoành độ giao điểm ${x^2} = mx + m + 1 \Leftrightarrow {x^2} - mx - m - 1 = 0\left( * \right)$ có

$\Delta  = {m^2} - 4\left( { - m - 1} \right) = {m^2} + 4m + 4 = {\left( {m + 2} \right)^2} \ge 0$, $\forall m$; $S = {x_1} + {x_2} = m;P = {x_1}.{x_2} =  - m - 1$ với ${x_1};{x_2}$ là hai nghiệm của phương trình (*).

Đường thẳng $d$ cắt $\left( P \right)$ tại hai điểm phân biệt nằm bên trái trục tung $ \Leftrightarrow $ phương trình (*) có hai nghiệm âm phân biệt $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta  > 0\\S < 0\\P > 0\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {m + 2} \right)^2} > 0\\m < 0\\ - m - 1 > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne  - 2\\m < 0\\m <  - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m <  - 1\\m \ne  - 2\end{array} \right.$

Vậy $\left\{ \begin{array}{l}m <  - 1\\m \ne  - 2\end{array} \right.$ .

Câu 22 :

Tìm tham số $m$ để đường thẳng $d:y = mx + 2$ cắt  parabol  $\left( P \right):y = \dfrac{{{x^2}}}{2}$  tại hai điểm phân biệt

  • A.

    $m = 2$ 

  • B.

    $m =  - 2$ 

  • C.

    $m = 4$ 

  • D.

    $m \in \mathbb{R}$ 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Xét phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng và parabol

Bước 2: Để đường thẳng cắt parabol tại hai điểm phân biệt thì phương trình hoành độ giao điểm có hai nghiệm phân biệt.

Lời giải chi tiết :

Xét phương trình hoành độ giao điểm $\dfrac{{{x^2}}}{2} = mx + 2 \Leftrightarrow {x^2} - 2mx - 4 = 0$ có $\Delta ' = {m^2} + 4$

Vì $\Delta ' = {m^2} + 4 > 0;\forall m$ nên đường thẳng $d:y = mx + 2$ cắt  parabol  $\left( P \right):y = \dfrac{{{x^2}}}{2}$  tại hai điểm phân biệt với mọi $m$.

Câu 23 :

Cho hai vòi nước cùng lúc chảy vào một bể cạn. Nếu chảy riêng từng vòi thì vòi thứ nhất chảy đầy bể nhanh hơn vòi thứ hai $4$ giờ. Khi nước đầy bể, người ta khóa vòi thứ nhất và vòi thứ hai lại, đồng thời mở vòi thứ ba cho nước chảy ra thì sau 6 giờ bể cạn nước. Khi nước trong bể đã cạn mở cả ba vòi thì sau $24$  giờ bể lại đầy nước. Hỏi nếu chỉ dùng vòi thứ nhất thì sau bao lâu bể đầy nước?

  • A.

    $9$ giờ

  • B.

    $7$ giờ

  • C.

    $10$ giờ

  • D.

    $8$ giờ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gọi thời gian mà vòi thứ nhất chảy riêng đầy bể là \(x\) (giờ), \(\left( {x > 0} \right)\).

Trong một giờ:      

-Vòi thứ nhất chảy được \(\dfrac{1}{x}\) ( bể).

- Vòi thứ hai chảy được \(\dfrac{1}{{x + 4}}\) ( bể).

- Vòi thứ ba chảy được \(\dfrac{1}{6}\) ( bể).

Khi mở cả ba vòi thì vòi thứ nhất và vòi thứ hai chảy vào bể còn vòi thứ ba cho nước ở bể chảy ra nên ta có phương trình \(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{x + 4}} - \dfrac{1}{6} = \dfrac{1}{{24}} \Leftrightarrow \dfrac{{2x + 4}}{{x\left( {x + 4} \right)}} = \dfrac{5}{{24}} \)\(\Rightarrow 5{x^2} - 28x - 96 = 0\)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 8\,\left( {TM} \right)\\x =  - \dfrac{{12}}{5}\,\left( L \right)\end{array} \right.\)

Vậy chỉ dùng vòi thứ nhất thì sau $8$  giờ bể đầy nước.

Câu 24 :

Một người đi xe máy từ $A$ đến $B$ với vận tốc $25$ km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc $30$ km/h nên thời gian về ít hơn thời gian đi là $20$ phút. Tính quãng đường $AB$.

  • A.

    $50\,km$ 

  • B.

    $60\,km$

  • C.

    $40\,km$ 

  • D.

    $70\,km$ 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Gọi thời gian người đó đi từ $A$ đến $B$ là $t$ giờ. $\left( {t > \dfrac{1}{3}} \right)$

Vì thời gian về ít hơn thời gian đi $20$  phút nên thời gian về là \(t - \dfrac{1}{3}\) và quãng đường đi về là như nhau nên ta có : \(25t = 30.\left( {t - \dfrac{1}{3}} \right) \Leftrightarrow t = 2\,\left( {TM} \right)\)

Vậy quãng đường $AB$ là $50km$ .

Câu 25 :

Cho phương trình \({x^2} + \left( {a + b + c} \right)x + \left( {ab + bc + ca} \right) = 0\) với \(a,b,c\) là ba cạnh của một tam giác. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    Phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt

  • B.

    Phương trình luôn có nghiệm kép

  • C.

    Chưa đủ điều kiện để kết luận

  • D.

    Phương trình luôn vô nghiệm.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Sử dụng điều kiện có nghiệm của phương trình bậc hai

+) Sử dụng bất đẳng thức tam giác để đánh giá $\Delta $.

Lời giải chi tiết :

Phương trình \({x^2} + \left( {a + b + c} \right)x + \left( {ab + bc + ca} \right) = 0\)

Có $\Delta  = {\left( {a + b + c} \right)^2} - 4\left( {ab + bc + ca} \right)$$ = {a^2} + {b^2} + {c^2} - 2ab - 2ac - 2bc = {\left( {a - b} \right)^2} - {c^2} + {\left( {b - c} \right)^2} - {a^2} + {\left( {a - c} \right)^2} - {b^2}$

$ = \left( {a - b - c} \right)\left( {a + c - b} \right) + \left( {b - c - a} \right)\left( {a + b - c} \right) + \left( {a - c - b} \right)\left( {a - c + b} \right)$

Mà $a,b,c$ là ba cạnh của tam giác nên $\left\{ \begin{array}{l}a - b - c < 0\\b - c - a < 0\\a - c - b < 0\end{array} \right.;\left\{ \begin{array}{l}a + c - b > 0\\a + b - c > 0\end{array} \right.$

Nên $\Delta  < 0$ với mọi $a,b,c$

Hay phương trình luôn vô nghiệm với mọi $a,b,c$.

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.