Những sai lầm, mẹo cần nhớ khi học:

Unit 1. Life Stories

Nội dung từ vựng về các sự kiện trong cuộc đời con người như sinh ra (born), lớn lên (grow up), kết hôn (get married), sinh con (have baby),… . Ngữ âm về hiện tượng các từ tiếng Anh có phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Ngữ pháp về thì quá khứ đơn (Ved/V2), quá khứ tiếp diễn (was/ were V-ing), và mạo từ (a, an, the).

Những sai lầm học sinh thường mắc phải là do không nhớ được cấu trúc thì, cách sử dụng thì, không phân biệt được cách sử dụng khác nhau giữa các mạo từ và không hiểu được ngữ cảnh của câu.

Unit 2. Urbanization

Nội dung từ vựng về hiện tượng đô thị hóa (urbanization), đặc điểm của đô thị hóa (weather-beaten, well-paid,…) và hậu quả của đô thị hóa (disadvantage),… Ngữ âm về các nguyên âm đôi (/eɪ/, /aɪ/, /əʊ/,…). Ngữ pháp về câu giả định (subjunctive mood). Cấu trúc: S + V(advise, require, demand,…) + (that) + S + V(nguyên thể). S + be + adj (necessary, important,…) + that + S + V(nguyên thể)

Những sai lầm học sinh thường mắc phải là do chưa nhớ được cấu trúc câu, chưa nhận diện được các động từ và tính từ trong cấu trúc.

Unit 3. The Green Movement

Nội dung từ vựng về môi trường (pollution, environment,…) và các hoạt động để giúp môi trường xanh sạch đẹp (campaign, promote, preservation,…). Ngữ âm về sự đồng hóa âm (âm cuối của từ đứng trước có phát âm giống với  âm đầu tiên của từ sau đó). Ngữ pháp cách sử dụng đại từ quan hệ which trong mệnh đề quan hệ.

Những sai lầm học sinh thường mắc phải là do chưa hiểu được ngữ cảnh của câu để chọn được từ vựng tương ứng và chưa sử dụng đúng cách đại từ quan hệ which.

Unit 4. The Mass Media

Từ vựng về các phương tiện truyền thông đại chúng (newspaper, access, search, chat, magazine,…). Ngữ âm về cách phát âm đuôi -ed trong các động từ /ɪd/, /t/, /d/. Ngữ pháp về thì quá khứ hoàn thành (past perfect: had Ved/P2), và giới từ theo sau động từ (apologize for, belong to, agree with,…).

Học sinh thường mắc phải sai lầm là do chưa ghi nhớ được trường hợp đặc biệt cách phát âm -ed, nhầm lẫn với các động từ có thể đi kèm với nhiều giới từ và chưa hiểu ngữ cảnh cách sử dụng thì quá khứ hoàn thành.

Unit 5. Cultural Identity

Từ vựng về các đặc trưng văn hóa (culture, identity, custom, costume,…). Ngữ âm về sự đồng hóa âm (assimilation). Ngữ pháp về cấu trúc, cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành và hoàn thành tiếp diễn, phân biệt được sự khác nhau giữa hai thì. Cấu trúc so sánh lặp lại (more and more + tính từ dài, tính từ ngắn -er + and + tính từ ngắn -er).

Cấu trúc so sánh lặp lại là một trong những chủ điểm ngữ pháp trong bài thì tốt nghiệp THPT học sinh cần lưu ý.

Unit 6. Endangered Species

Từ vựng về các loài động vật bị đe dọa, nguyên nhân và giải pháp để cứu các loài động vật bị đe dọa (wildlife, conservation, extinct, habitat, …). Ngữ âm về sự nối âm giữa các nguyên âm (linking vowel to vowel). Ngữ pháp về thì tương lai hoàn thành (will have Ved/P2) và so sánh kép (the + so sánh hơn + S + V, the + so sánh hơn + S + V).

Cấu trúc so sánh kép là một trong những chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong đề thi THPT học sinh cần ghi nhớ.

Unit 7. Artificial Intelligence

Từ vựng về trí tuệ nhân tạo (automatic, hacker, malfunction, …). Ngữ âm về trọng âm của câu (những từ mang nội dung thường được nhấn mạnh). Ngữ pháp về thể sai khiến dạng chủ động và bị động (have + O + V/ Ved/P2, get + O + to V/ Ved/P2).

Cấu trúc sai khiến thường xuất hiện trong đề thi THPT học sinh cần phân biệt được tân ngữ chỉ người hay vật để chọn thể sai khiến chủ động hoặc bị động tương ứng.

Unit 8. The World of Work

Từ vựng về thế giới công việc (applicant, apprentice, candidate, colleague,…). Ngữ âm về từ được nhấn trọng âm các trường hợp ngoại lệ (trợ động từ khi không có động từ chính được nhấn trọng âm). Ngữ pháp câu tường thuật (reported speech).

Câu tường thuật với câu trần thuật, câu hỏi và các trường hợp đặc biệt tường thuật với V-ing và to V là điểm ngữ pháp quan trọng trong đề thi THPT học sinh cần nắm chắc.

Unit 9. Choosing a Career

Từ vựng về việc lựa chọn nghề nghiệp, các bước chuẩn bị để xin việc, các kỹ năng cần có của người xin việc (CV, apply,  advice, ambition,…). Ngữ âm về các từ không được nhấn trọng âm (unstressed words). Ngữ pháp các loại mệnh đề trạng ngữ: so sánh, điều kiện, cách thức, mệnh đề chỉ kết quả.

Học sinh cần lưu ý về cách chia thì trong các mệnh đề trạng ngữ. Cấu trúc này luôn xuất hiện trong đề thi THPT học sinh cần nắm vững.

Unit 10. Lifelong Learning

Từ vựng chỉ về việc học tập trọn đời (e-learning, facilitate, pursuit, self-motivated,…). Ngữ âm về ngữ điệu của câu hỏi Yes/ No (ngữ điệu lên giọng ở cuối câu) và câu hỏi Wh (ngữ điệu ở cuối câu). Ngữ pháp câu điều kiện loại 3 (If S + had Ved/P2, S + would have Ved/P2). Hỗn hợp câu điều kiện loại 3 và loại 2 (If + S + had Ved/P2, S + would V).

Học sinh cần lưu ý cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp loại 3 và 2 để tránh bị nhầm lẫn với với câu điều kiện loại 3. Cần dựa vào nghĩa của ngữ cảnh để xác định đúng cấu trúc cần áp dụng.