Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 3 – Chương 2 – Hóa học 9>
Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 15 phút – Đề số 3 – Chương 2 – Hóa học 9
Đề bài
Câu 1: Dãy các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Na, Al, K
B. Al, Fe, Ca
C. Na, K, Ba
D. Ba, Cu, Zn
Câu 2: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl là:
A. Mg, Cu, Zn, Al
B. Mg, Al, Zn, Fe
C. Al, Zn, Fe, Ag
D. Cu, Mg, Al, Ag
Câu 3: Trong các cặp chất sau đây, cặp nào xảy ra phản ứng?
A. Ag + dd HCl
B. Cu + dd ZnSO4
C. Cu + dd H2SO4
D. Fe + dd CuSO4
Câu 4: Có 4 kim loại là: Fe, Mg, Cu, Ag và 4 dung dịch muối: ZnSO4, AgNO3, CuCl2, FeSO4. Kim loại nào
tác dụng được với cả 4 dung dịch muối trên?
A. Fe
B. Ag
C. Mg
D. Cu
Câu 5: Cho lá sắt có khối lượng 5,6 g vào dung dịch đồng (II) sunfat. Sau mọt thời gian , nhắc lá sắt ra, rửa nhẹ , làm khô, cân được 6,4 gam. Khối lượng của muối sắt tạo thành là
A. 30,4 gam
B. 15,2 gam
C. 12,5 gam
D. 14,6 gam
Câu 6: Hòa tan 5,1 g oxit một kim loại hóa trị III. Cần dùng 54,75g dung dịch HCl 20%. Công thức oxit kim loại là:
A. Fe3O4
B. Fe2O3
C. Al2O3
D. Cr2O3
Câu 7: Kim loại mạnh có thể đẩy kim loại yếu ra khỏi muối của nó.Thí dụ minh họa là sơ đồ nào dưới đây.
A. Na + CuSO4 →
B. Cu + FeSO4 →
C. Mg + NaCl →
D. Fe + CuSO4 →
Câu 8: Hòa tan hêt 19,5gam Kali vào 261gam nước . Nồng độ % của dung dịch thu được (cho rằng nước bay hơi không đáng kể) là
A. 5%
B. 10%
C. 15%
D. 20%
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
C |
B |
D |
C |
B |
C |
D |
B |
Hướng dẫn giải chi tiết:
Câu 1:
Các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là: Na, K, Ba
Đáp án C
Câu 2:
Dãy các kim loại đều tác dụng với HCl là: Mg, Al, Zn, Fe
A sai loại Cu
C sai loại Ag
D sai loại Cu, Ag
Đáp án B
Câu 3:
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Đáp án D
Câu 4:
Dựa vào dãy hoạt động hóa học, kim loại đứng trước tác dụng với muối của kim loại đứng sau
=> Kim loại phù hợp là kim loại Mg
Ta có phương trình: ZnSO4, AgNO3, CuCl2, FeSO4
Mg + ZnSO4 → MgSO4 + Zn
Mg + AgNO3 → Mg(NO3)2 + Ag
Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu
Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe
Đáp án C
Câu 5:
Ta có phương trình hóa học:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)
1 mol Fe tạo thành 1 mol Cu khiến khối lượng thanh sắt tăng lên 64 – 56 = 8 gam
x mol Fe tạo thành x mol Cu khiến khối lượng thanh sắt tăng lên 6,4 – 5,6 = 0,8 gam
=> x . 8 = 0,8 . 1 => x = 0,1 mol
(1) n FeSO4 = n Fe phản ứng = 0,1 mol
=> m FeSO4 = 0,1 . 152 = 15,2 gam
Đáp án B
Câu 6:
Ta có phương trình phản ứng:
X2O3 + 6HCl → 2XCl3 + 3H2O (1)
m HCl = 54,75 . 20% = 10,95 gam
n HCl = 10,95 : 36,5 = 0,3 mol
(1) n X2O3 = 1/6 n HCl = 1/6 . 0,3 = 0,05 mol
=> Khối lượng mol của X2O3 = 5,1 : 0,05 =102
=> Khối lượng mol của X là: (102 – 16.3) : 2 = 27
=> X là Al
Đáp án C
Câu 7:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Đáp án D
Câu 8:
2K + 2H2O → 2KOH + H2 (1)
n K = 19,5 : 39 = 0,5 mol
(1) n KOH = n K = 0,5 mol
m KOH = 0,5 . 56 = 28 gam
(1) n H2 = ½ n K = 0,25 mol
Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:
m K + m H2O – m H2 = 19,5 + 261 – 0,25 . 2 = 280 gam
C% KOH = 28 : 280 . 100% = 10%
Đáp án B
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 4 – Chương 2 – Hóa học 9
- Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 5 – Chương 2 – Hóa học 9
- Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 6 – Chương 2 – Hóa học 9
- Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 7 – Chương 2 – Hóa học 9
- Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 8 – Chương 2 – Hóa học 9
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu