Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 2 – Chương 2 – Hóa học 9


Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 15 phút – Đề số 2 – Chương 2 – Hóa học 9

Đề bài

Câu 1: Tính chất vật lý nào sau đây không phải của kim loại?

A. Dẫn điện

B. Dẫn nhiệt

C. Giòn, dễ vỡ

D. Có ánh kim

Câu 2: Trong các kim loại sau, kim loại nào có tính dẻo lớn nhất?

A. Au

B. Zn

C. AI

D. Fe

Câu 3: Kim loại nào sau đây không thể tác dụng với một số axit giải phóng khí hidro?

A. Au

B. Fe

C. AI

D. Zn

Câu 4: Hiện tượng gì xảy ra khi cho một đinh sắt vào dung dịch CuCl2?

A. Có khí thoát ra ở miệng ông nghiệm

B. Có chất rắn mâu nâu tạo thành

C. Không có hiện tượng gì

D. Có một lớp kim loại màu đỏ bám ngoài định sắt, dung dịch ban đầu nhạt dẫn

Câu 5: Có 3 lọ đựng 3 chất riêng biệt Mg, AI, Al2O3 để nhận biết chất rắn trong từng lọ chỉ dùng 1 thuốc thử là

A. Nước

B. Dung dịch HCI

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch H2SO4 loãng

Câu 6: Hiện tượng xảy ra khi cho 1 thanh sắt vào dung dịch H2SO4 đặc nguội:

A. Không có hiện tượng

B. Thanh sắt tan dần

C. Khí không máu và không mùi thoát ra

D. Khí có mùi hắc thoát ra

Câu 7: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với

A. Dung dịch NaOH dư

B. Dung dịch H2SO4 loãng

C. Dung dịch HCI dư

D. Dung dịch HNO3 loãng .

Câu 8: Cho 11,2 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCI dư, thấy thoát ra 4,48 lít khi hidro (ở đktc). Vậy kim loại M là :

A. Ca

B. Mg

C. Fe

D.Ba

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Tính giòn, dễ vỡ không phải là tính chất vật lý của kim loại

Đáp án C

Câu 2:

Kim loại có tính dẻo lớn nhất là Au

Đáp án A

Câu 3:

Kim loại không thể tác dụng với axit giải phóng khí H2 đó là Au.

Ta có phương trình hóa học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Đáp án A

Câu 4:

Hiện tượng gì xảy ra khi cho một đinh sắt vào dung dịch CuCl2 có một lớp kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt, dung dịch ban đầu nhạt dần

Ta có phương trình hóa học:

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Câu 5:

Để nhận biết 3 chất rắn: Mg, Al, Al2O3 ta dùng thuốc thử là NaOH

+, Mg không tác dụng với NaOH

+, Al tác dụng với NaOH cho khí H2 thoát ra

+, Al2O3 phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành dung dịch trong suốt và không có khí thoát ra.

Ta có phương trình:

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2

Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Đáp án C

Câu 6:

Khi cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nguội thì không có hiện tượng gì xảy ra do Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.

Đáp án A

Câu 7:

Khi Fe bị lẫn Al, ta cần ngâm nó vào dung dịch NaOH dư. Khi đó Al sẽ tan hết và chỉ còn kim loại Fe ở lại.

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2

Đáp án A

Câu 8:

M + 2HCI → MCI + H2

n H2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol

Theo pthh ta có: n M  = n H2 = 0,2 mol

=>M = 11.2/0,2 = 56g

=> M là Fe

Đáp án C

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí