Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Hệ thức lượng trong tam giác vuông - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Một cột đèn có bóng trên mặt đất dài $7,5m.$ Các tia nắng mặt trời tạo với mặt đất một góc xấp xỉ bằng ${42^0}.$ Tính chiều cao của cột đèn. (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba)

  • A.

    $6,753\,m$

  • B.

    $6,75\,m$

  • C.

    $6,751\,m$

  • D.

    $6,755\,m$

Câu 2 :

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(BC = a,AC = b,AB = c.\) Chọn khẳng định sai?

  • A.

    \(b = a.\sin B = a.\cos C\)

  • B.

    $a = c.\tan B = c.\cot C$

  • C.

    ${a^2} = {b^2} + {c^2}$

  • D.

    \(c = a.\sin C = a.\cos B\)

Câu 3 :

Một cột đèn điện $AB$ cao $6m$ có bóng in trên mặt đất là $AC$ dài $3,5m.$ Hãy tính góc $\widehat {BCA}$ (làm tròn đến phút) mà tia sáng mặt trời tạo với mặt đất.

  • A.

    $58^\circ 45'$

  • B.

    $59^\circ 50'$

  • C.

    $59^\circ 45'$

  • D.

    $59^\circ 4'$

Câu 4 :

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(AC = 20\,cm,\widehat C = 60^\circ .\) Tính \(AB;BC\)

  • A.

    \(AB = 20\sqrt 3 ;BC = 40\)

  • B.

    \(AB = 20\sqrt 3 ;BC = 40\sqrt 3 \)                    

  • C.

    \(AB = 20;BC = 40\) 

  • D.

    \(AB = 20;BC = 20\sqrt 3 \)

Câu 5 :

Cho tứ giác $ABCD$ có $\widehat A = \widehat D = {90^0},\widehat C = {40^0},AB = 4cm,AD = 3cm.$ Tính diện tích tứ giác $ABCD.$ (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

  • A.

    $17,36\,\,c{m^2}$

  • B.

    $17,4\,\,c{m^2}$

  • C.

    $17,58\,\,c{m^2}$

  • D.

    $17,54\,\,c{m^2}$

Câu 6 :

Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = 16,AC = 14\) và \(\widehat B = {60^0}\). Tính $BC$

  • A.

    $BC = 10$

  • B.

    $BC = 11$

  • C.

    $BC = 9$

  • D.

     $BC = 12$

Câu 7 :

Nhà bạn Vũ có một chiếc thang dài \(3,5\,m\). Cần đặt chân thang cách chân tường một khoảng cách bằng bao nhiêu để nó tạo được với mặt đất một góc “an toàn” là \({62^0}\) (tức là đảm bảo thang không bị đổ khi sử dụng). (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

  • A.

    \(1,65\,m\)

  • B.

    \(1,64\,\,m\)

  • C.

    \(1,68\,m\)

  • D.

    \(1,69\,m\)

Câu 8 :

Một cây tre cau \(8m\)  bị gió bão làm gãy ngang thân, ngọn cây chạm đất cách gốc \(3,5m\) . Hỏi điểm gãy cách gốc bao nhiêu?  (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

  • A.

    \(3,32\,m\)

  • B.

    \(3,23\,m\)

  • C.

    \(4\,m\)

  • D.

    \(3\,m\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Một cột đèn có bóng trên mặt đất dài $7,5m.$ Các tia nắng mặt trời tạo với mặt đất một góc xấp xỉ bằng ${42^0}.$ Tính chiều cao của cột đèn. (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba)

  • A.

    $6,753\,m$

  • B.

    $6,75\,m$

  • C.

    $6,751\,m$

  • D.

    $6,755\,m$

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có chiều cao  cột đèn là $AC$; $AB = 7,5\,m$ và $\widehat {ACB} = 42^\circ $

Xét tam giác $ACB$ vuông tại $A$ có

$AC = AB.\tan B = 7,5.\tan 42^\circ  \simeq 6,753\,\,m$

Vậy cột đèn cao $6,753\,m$

Câu 2 :

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(BC = a,AC = b,AB = c.\) Chọn khẳng định sai?

  • A.

    \(b = a.\sin B = a.\cos C\)

  • B.

    $a = c.\tan B = c.\cot C$

  • C.

    ${a^2} = {b^2} + {c^2}$

  • D.

    \(c = a.\sin C = a.\cos B\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(BC = a,AC = b,AB = c.\) Ta có :

+) Theo định lý Py-ta-go ta có ${a^2} = {b^2} + {c^2}$ nên C đúng

+) Theo hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông ta có

\(b = a.\sin B = a.\cos C\); \(c = a.\sin C = a.\cos B\); \(b = c.\tan B = c.\cot C\); \(c = b.\tan C = b.\cot B\).

Nên A,D đúng.

Câu 3 :

Một cột đèn điện $AB$ cao $6m$ có bóng in trên mặt đất là $AC$ dài $3,5m.$ Hãy tính góc $\widehat {BCA}$ (làm tròn đến phút) mà tia sáng mặt trời tạo với mặt đất.

  • A.

    $58^\circ 45'$

  • B.

    $59^\circ 50'$

  • C.

    $59^\circ 45'$

  • D.

    $59^\circ 4'$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng  tỉ số lượng giác của góc nhọn từ đó suy ra góc.

Lời giải chi tiết :

Ta có $\tan C = \dfrac{{AB}}{{AC}} = \dfrac{6}{{3,5}} = \dfrac{{12}}{7} \Rightarrow \widehat C \simeq 59^\circ 45'$

Câu 4 :

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(AC = 20\,cm,\widehat C = 60^\circ .\) Tính \(AB;BC\)

  • A.

    \(AB = 20\sqrt 3 ;BC = 40\)

  • B.

    \(AB = 20\sqrt 3 ;BC = 40\sqrt 3 \)                    

  • C.

    \(AB = 20;BC = 40\) 

  • D.

    \(AB = 20;BC = 20\sqrt 3 \)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác  \(ABC\) vuông tại \(A\) có

\(\tan C = \dfrac{{AB}}{{AC}} \Rightarrow AB = AC.\tan C = 20.\tan 60^\circ  = 20\sqrt 3 \); \(\cos C = \dfrac{{AC}}{{BC}} \Rightarrow BC = \dfrac{{AC}}{{\cos C}} = \dfrac{{20}}{{\dfrac{1}{2}}} = 40\)

Vậy \(AB = 20\sqrt 3 ;BC = 40\).

Câu 5 :

Cho tứ giác $ABCD$ có $\widehat A = \widehat D = {90^0},\widehat C = {40^0},AB = 4cm,AD = 3cm.$ Tính diện tích tứ giác $ABCD.$ (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

  • A.

    $17,36\,\,c{m^2}$

  • B.

    $17,4\,\,c{m^2}$

  • C.

    $17,58\,\,c{m^2}$

  • D.

    $17,54\,\,c{m^2}$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Kẻ đường cao $BE$

+) Sử dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông thích hợp để tính $EC$.

+) Sử dụng công thức tính diện tích hình thang

Lời giải chi tiết :

Vì $\widehat A = \widehat D = {90^0} \Rightarrow AD{\rm{//}}BC$ hay $ABCD$ là hình thang vuông tại $A,D$

Kẻ $BE \bot DC$ tại $E$.

Tứ giác $ABED$ có ba góc vuông $\widehat A = \widehat D = \widehat E = 90^\circ $ nên $ABED$ là hình chữ nhật

Suy ra $DE = AB = 4\,\,cm;BE = AD = 3\,cm$

Xét tam giác $BEC$ vuông tại $E$ có $EC = BE.\cot 40^\circ=3.\cot40^0 $ $\Rightarrow DC = DE + EC =4+3.\cot40^0$

Do đó ${S_{ABCD}} = \dfrac{{\left( {AB + CD} \right).AD}}{2}$\(=\dfrac{(4+4+3.\cot40^0).3}{2}\)

$\approx 17,36\,\,c{m^2}$.

Câu 6 :

Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = 16,AC = 14\) và \(\widehat B = {60^0}\). Tính $BC$

  • A.

    $BC = 10$

  • B.

    $BC = 11$

  • C.

    $BC = 9$

  • D.

     $BC = 12$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Kẻ đường cao $AH$

+) Sử dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông thích hợp  và định lý Py-ta-go để tính cạnh.

Lời giải chi tiết :

Kẻ đường cao \(AH\).

Xét tam giác vuông \(ABH\), ta có: \(BH = AB.\cos B = AB.\cos {60^0} = 16.\dfrac{1}{2} = 8\)\(AH = AB.\sin B = AB.\sin {60^0} = 16.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2} = 8\sqrt 3 \).

 Áp dụng định lý Pythago vào tam giác vuông \(AHC\) ta có:

\(H{C^2} = A{C^2} - A{H^2} = {14^2} - {\left( {8\sqrt 3 } \right)^2} = 196 - 192 = 4\). Suy ra \(HC = 2\). Vậy \(BC = CH + HB = 2 + 8 = 10\).

Câu 7 :

Nhà bạn Vũ có một chiếc thang dài \(3,5\,m\). Cần đặt chân thang cách chân tường một khoảng cách bằng bao nhiêu để nó tạo được với mặt đất một góc “an toàn” là \({62^0}\) (tức là đảm bảo thang không bị đổ khi sử dụng). (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

  • A.

    \(1,65\,m\)

  • B.

    \(1,64\,\,m\)

  • C.

    \(1,68\,m\)

  • D.

    \(1,69\,m\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có \(BC = 3,5\,\,m;\widehat C = 62^\circ \). Xét \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\) có \(AC = BC.\cos \widehat C = 3,5.\cos 62^\circ  \simeq 1,64\,\,m\).

Câu 8 :

Một cây tre cau \(8m\)  bị gió bão làm gãy ngang thân, ngọn cây chạm đất cách gốc \(3,5m\) . Hỏi điểm gãy cách gốc bao nhiêu?  (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

  • A.

    \(3,32\,m\)

  • B.

    \(3,23\,m\)

  • C.

    \(4\,m\)

  • D.

    \(3\,m\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng  định lý Py-ta-go trong tam giác vuông

Lời giải chi tiết :

Giả sử \(AB\) là độ cao của cây tre, \(C\) là điểm gãy.

Đặt \(AC = x \Rightarrow CB = CD = 8-x\)

Vì \(\Delta ACD\) vuông tại \(A\)

\(⇒A{C^2} + A{D^2} = C{D^2}\)\( \Rightarrow {x^2} + 3,{5^2} = {\left( {8 - x} \right)^2}\)\( \Rightarrow 16x = \dfrac{{207}}{4} \)\(\Rightarrow x = \dfrac{{207}}{{64}} \approx 3,23m\)

 Vậy điểm gãy cách gốc cây \(3,23\,m\)

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.