Câu 1 trang 176 SGK Sinh học 12 nâng cao>
Giải bài tập Câu 1 trang 176 SGK Sinh học 12 nâng cao
Đề bài
Trình bày nguyên nhân, cơ chế và kết quả của phân li tính trạng, từ đó có kết luận gì về nguồn gốc chung của các loài?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Phân li tính trạng là từ một loài ban đầu, hình thành nhiều nòi khác nhau rồi đến nhiều loài khác nhau. Trong quá trình tiến hóa có rất nhiều loài bị tiêu diệt.
Lời giải chi tiết
- Nguyên nhân: Điều kiện ngoại cảnh luôn đa dạng, không ngừng biến đổi theo thời gian, chọn lọc tự nhiên không ngừng diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc theo nhiều hướng khác nhau trên cùng một đối tượng. Chọn lọc đã đào thải dạng trung gian kém thích nghi và bảo tồn tích lũy những dạng thích nghi. Kết quả là con cháu ngày càng khác xa nhau và khác xa với tổ tiên. Từ đó khái quát các loài có chung một nguồn gốc.
- Cơ chế:
+ Quần thể giao phối là quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên diễn ra trên cùng một quần thể sinh vật ban đầu theo nhiều hướng khác nhau đã dẫn đến sự phân li tính trạng của quần thể này → phân chia quần thể này thành nhiều quần thể nhỏ có kiểu gen khác nhau, mỗi quần thể nhỏ sẽ thích nghi với một điều kiện địa lí, sinh thái nhất định, có tập tính sinh học riêng.
+ Các chướng ngại địa lí, các điều kiện sinh thái khác nhau đã cản trở giao phối tự do giữa chúng, dẫn đến sự cách li sinh sản, cách li di truyền, từ đó hình thành nhiều loài mới khác nhau và khác xa với tổ tiên ban đầu: quá trình phân li tính trạng.
- Kết quả: Từ một loài ban đầu dần dần hình thành nhiều loài mới khác nhau và khác xa với tổ tiên ban đầu: quá trình phân li tính trạng. Kết quả hình thành thế giới sinh vật đa dạng, phong phú hiện nay.
Loigiaihay.com
- Câu 2 trang 176 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Câu 3 trang 176 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Câu 4 trang 176 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Câu 5 trang 176 SGK Sinh học 12 nâng cao
- Vì sao có sự song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Trên lãnh thổ nước ta có những vùng nào và những khoảng thời gian nào nhiều nước và khan hiếm nước?
- Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng những cây nào đầu tiên hoặc trồng xen canh với các cây đang canh tác?
- Từ hình 61.2, hãy mô tả chu trình nước trong thiên nhiên.
- Hãy lấy một ví dụ về hệ sinh thái quanh nơi ở của mình và chỉ ra thành phần cấu trúc của nó.
- Quan sát hình 58.2, hãy chỉ ra quá trình biến đổi của nền đáy, mực nước và sự thay thế của các quần xã sinh vật.
- Trên lãnh thổ nước ta có những vùng nào và những khoảng thời gian nào nhiều nước và khan hiếm nước?
- Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng những cây nào đầu tiên hoặc trồng xen canh với các cây đang canh tác?
- Từ hình 61.2, hãy mô tả chu trình nước trong thiên nhiên.
- Hãy lấy một ví dụ về hệ sinh thái quanh nơi ở của mình và chỉ ra thành phần cấu trúc của nó.
- Quan sát hình 58.2, hãy chỉ ra quá trình biến đổi của nền đáy, mực nước và sự thay thế của các quần xã sinh vật.