Trắc nghiệm Bài 41. Môi trường và các nhân tố sinh thái - Sinh 9
Đề bài
Môi trường là:
-
A.
Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật
-
B.
Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật
-
C.
Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật
-
D.
Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm
Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là
-
A.
Đất, nước, trên mặt đất- không khí
-
B.
Đất, trên mặt đất- không khí
-
C.
Đất, nước và sinh vật
-
D.
Đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật
Môi trường sống của cây xanh là:
-
A.
Đất và không khí
-
B.
Đất và nước
-
C.
Không khí và nước
-
D.
Đất
Da người có thể là môi trường sống của:
-
A.
Giun đũa kí sinh
-
B.
Chấy, rận, nấm
-
C.
Sâu
-
D.
Thực vật bậc thấp
Nhân tố sinh thái là .... tác động đến sinh vật:
-
A.
nhiệt độ
-
B.
các nhân tố của môi trường
-
C.
nước
-
D.
ánh sáng
Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?
-
A.
Vô sinh và con người
-
B.
Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và sinh vật
-
C.
Vô sinh và hữu sinh
-
D.
Con người và các sinh vật khác
Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh:
-
A.
Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
-
B.
Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng
-
C.
Con người và các sinh vật khác
-
D.
Các sinh vật khác và ánh sáng
Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
-
A.
Vô sinh
-
B.
Hữu sinh
-
C.
Vô cơ
-
D.
Chất hữu cơ
Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái:
-
A.
Vô sinh
-
B.
Hữu sinh
-
C.
Hữu sinh và vô sinh
-
D.
Hữu cơ
Vì sao nhân tố con người có tác động mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên
-
A.
Vì con người có tư duy, có lao động
-
B.
Vì con người tiến hóa nhất so với các loài động vật khác
-
C.
Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa cải tạo được thiên nhiên.
-
D.
Vì con người có khả năng điều khiển thiên nhiên
Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi:
-
A.
Giới hạn sinh thái
-
B.
Tác động sinh thái
-
C.
Khả năng cơ thể
-
D.
Sức bền của cơ thể
Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?
-
A.
Gần điểm gây chết dưới.
-
B.
Gần điểm gây chết trên
-
C.
Ở điểm cực thuận
-
D.
Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên
Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá chết, các chức năng sống được biểu hiện tốt nhất từ 20 – 35oC
Khoảng nhiệt độ 20 – 35oC được gọi là
-
A.
Khoảng thuận lợi
-
B.
Khoảng gây chết trên
-
C.
Khoảng gây chết dưới
-
D.
Giới hạn chịu đựng
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào?
-
A.
Có vùng phân bố rộng
-
B.
Có vùng phân bố hạn chế
-
C.
Có vùng phân bố hẹp.
-
D.
Không xác định được vùng phân bố.
Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C. điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C. điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng?
-
A.
Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
-
B.
Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
-
C.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
-
D.
Cá chép có vùng phàn bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
Khi chuyển sinh vật ra khỏi nơi sống quen thuộc thì khả năng sống của sinh vật sẽ như thế nào ?
-
A.
Khả năng sống của sinh vật giảm
-
B.
Nhiều khi sinh vật không thể sống được
-
C.
Sinh vật có thể sống ở nơi mới
-
D.
Khả năng sống của sinh vật giảm, nhiều khi không thể sống được
Lời giải và đáp án
Môi trường là:
-
A.
Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật
-
B.
Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật
-
C.
Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật
-
D.
Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm
Đáp án : C
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật
Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là
-
A.
Đất, nước, trên mặt đất- không khí
-
B.
Đất, trên mặt đất- không khí
-
C.
Đất, nước và sinh vật
-
D.
Đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật
Đáp án : D
- Có 4 loại môi trường sống của sinh vật:
+ Môi trường nước: nước mặn, nước ngọt, nước lợ …
+ Môi trường trong đất: đất cát, đất sét, đất đá, sỏi … trong đó có sinh vật sống.
+ Môi trường đất – không khí (môi trường trên cạn): đất đồi núi, đất đồng bằng … bầu khí quyển bao quanh trái đất
+ Môi trường sinh vật: động vật, thực vật, con người … là nơi sống cho các sinh vật khác
Môi trường sống của cây xanh là:
-
A.
Đất và không khí
-
B.
Đất và nước
-
C.
Không khí và nước
-
D.
Đất
Đáp án : B
Cây xanh sống trong môi trường đất và nước.
Da người có thể là môi trường sống của:
-
A.
Giun đũa kí sinh
-
B.
Chấy, rận, nấm
-
C.
Sâu
-
D.
Thực vật bậc thấp
Đáp án : B
Da người có thể là môi trường sống của chấy, rận, nấm
Nhân tố sinh thái là .... tác động đến sinh vật:
-
A.
nhiệt độ
-
B.
các nhân tố của môi trường
-
C.
nước
-
D.
ánh sáng
Đáp án : B
Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật
Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?
-
A.
Vô sinh và con người
-
B.
Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và sinh vật
-
C.
Vô sinh và hữu sinh
-
D.
Con người và các sinh vật khác
Đáp án : C
Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: vô sinh và hữu sinh
Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh:
-
A.
Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
-
B.
Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng
-
C.
Con người và các sinh vật khác
-
D.
Các sinh vật khác và ánh sáng
Đáp án : C
Con người và các sinh vật khác là nhân tố hữu sinh.
Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
-
A.
Vô sinh
-
B.
Hữu sinh
-
C.
Vô cơ
-
D.
Chất hữu cơ
Đáp án : A
Ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.
Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái:
-
A.
Vô sinh
-
B.
Hữu sinh
-
C.
Hữu sinh và vô sinh
-
D.
Hữu cơ
Đáp án : B
Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
Vì sao nhân tố con người có tác động mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên
-
A.
Vì con người có tư duy, có lao động
-
B.
Vì con người tiến hóa nhất so với các loài động vật khác
-
C.
Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa cải tạo được thiên nhiên.
-
D.
Vì con người có khả năng điều khiển thiên nhiên
Đáp án : C
Con người có tác động mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa cải tạo được thiên nhiên.
Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi:
-
A.
Giới hạn sinh thái
-
B.
Tác động sinh thái
-
C.
Khả năng cơ thể
-
D.
Sức bền của cơ thể
Đáp án : A
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?
-
A.
Gần điểm gây chết dưới.
-
B.
Gần điểm gây chết trên
-
C.
Ở điểm cực thuận
-
D.
Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên
Đáp án : C
Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở điếm cực thuận.
Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá chết, các chức năng sống được biểu hiện tốt nhất từ 20 – 35oC
Khoảng nhiệt độ 20 – 35oC được gọi là
-
A.
Khoảng thuận lợi
-
B.
Khoảng gây chết trên
-
C.
Khoảng gây chết dưới
-
D.
Giới hạn chịu đựng
Đáp án : A
Khoảng nhiệt độ 20 – 35oC được gọi là khoảng thuận lợi bởi vì trong khoảng đó cá rô phi phát triển tốt nhất.
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào?
-
A.
Có vùng phân bố rộng
-
B.
Có vùng phân bố hạn chế
-
C.
Có vùng phân bố hẹp.
-
D.
Không xác định được vùng phân bố.
Đáp án : A
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố rộng.
Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C. điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C. điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng?
-
A.
Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
-
B.
Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
-
C.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
-
D.
Cá chép có vùng phàn bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
Đáp án : C
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
Khi chuyển sinh vật ra khỏi nơi sống quen thuộc thì khả năng sống của sinh vật sẽ như thế nào ?
-
A.
Khả năng sống của sinh vật giảm
-
B.
Nhiều khi sinh vật không thể sống được
-
C.
Sinh vật có thể sống ở nơi mới
-
D.
Khả năng sống của sinh vật giảm, nhiều khi không thể sống được
Đáp án : D
Ở môi trường sống quen thuộc, sinh vật đã thích nghi với các điều kiện ngoại cảnh của môi trường đó.
Khi chuyển sinh vật ra khỏi nơi sống quen thuộc thì khả năng sống của sinh vật giảm, nhiều khi không thể sống được.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 42. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật Sinh 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 43. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật Sinh 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật Sinh 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 61. Luật bảo vệ môi trường - Sinh 9
- Trắc nghiệm Bài 60. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái - Sinh 9
- Trắc nghiệm Bài 59. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã - Sinh 9
- Trắc nghiệm Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên - Sinh 9
- Trắc nghiệm Bài 54. Ô nhiễm môi trường - Sinh 9