Trắc nghiệm Bài 16. ADN và bản chất của gen - Sinh 9
Đề bài
Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN?
-
A.
Tự sao
-
B.
Phiên mã
-
C.
Dịch mã
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở:
-
A.
Bên ngoài tế bào
-
B.
Trên lưới nội chất hạt
-
C.
Trong nhân tế bào
-
D.
Trên màng tế bào
Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào thời điểm nào trong chu kỳ tế bào?
-
A.
Kì trung gian
-
B.
Kì đầu
-
C.
Kì giữa
-
D.
Kì sau
ADN tự nhân đôi khi nhiễm sắc thể ở trạng thái như thế nào?
-
A.
Trạng thái sợi kép.
-
B.
Trạng thái sợi đơn.
-
C.
Trạng thái đóng xoắn.
-
D.
Trạng thái sợi mảnh chưa xoắn.
Nguyên liệu cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN là
-
A.
các axit amin tự do trong tế bào.
-
B.
các nulêôtit tự do trong tế bào.
-
C.
các liên kết hiđrô.
-
D.
các bazơ nitrơ trong tế bào.
Nguyên tắc tổng hợp ADN là:
-
A.
Bổ sung và bán bảo toàn
-
B.
Khuôn mẫu.
-
C.
Bán bảo toàn.
-
D.
Đa phân.
Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là:
-
A.
Sự tham gia của các nucleotid tự do trong môi trường nội bào
-
B.
Nguyên tắc bổ sung
-
C.
Sự tham gia xúc tác của các enzim
-
D.
Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn
Trong nhân đôi ADN thì các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN mẹ theo nguyên tắc:
-
A.
A liên kết với G và ngược lại, T liên kết với X và ngược lại
-
B.
A liên kết với X và ngược lại, T liên kết với G và ngược lại
-
C.
A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại
-
D.
T liên kết với U và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại
Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
-
A.
Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
-
B.
Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
-
C.
Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
-
D.
Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.
Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng
-
A.
chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.
-
B.
chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.
-
C.
đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
-
D.
đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
Kết quả của quá trình nhân đôi ADN:
-
A.
Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ
-
B.
Phân tử ADN con giống hệt phân tử ADN mẹ
-
C.
Phân tử ADN con dài hơn phân tử ADN mẹ
-
D.
Phân tử ADN con ngắn hơn nhiều so với phân tử ADN mẹ
Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:
-
A.
Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
-
B.
Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ các nuclêôtit của môi trường nội bào
-
C.
Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
-
D.
Có nửa mạch được tổng hợp từ các nuclêôtit của môi trường ngoại bào
Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở
-
A.
đưa đến sự nhân đôi của NST.
-
B.
đưa đến sự nhân đôi của ti thể.
-
C.
đưa đến sự nhân đôi của trung tử.
-
D.
đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.
Gen là gì?
-
A.
Gen là một đoạn bất kì của phân tử ADN.
-
B.
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
-
C.
Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử ARN.
-
D.
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số loại phân tử ARN
Trong một phân tử ADN thì các gen:
-
A.
Luôn dài bằng nhau
-
B.
Chi phân bố ở một vị trí
-
C.
Chỉ nằm ở hai đầu của phân tử ADN, đoạn giữa không có
-
D.
Phân bố dọc theo chiều dài của phân tử ADN
Chức năng chính của ADN là:
-
A.
Mang thông tin di truyền
-
B.
Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
-
C.
Truyền thông tin di truyền
-
D.
Mang và truyền thông tin di truyền
Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng:
-
A.
5
-
B.
6
-
C.
7
-
D.
8
Một mạch của gen có tỷ lệ A=G=435 ; X=405; T=225, môi trường cần cung cấp cho quá trình tổng hợp mạch bổ sung với mạch này số lượng nucleotit là:
-
A.
A=G=435 ; X=405; T=225
-
B.
A=T=660; G=X=840
-
C.
T=X=435;G=405; A=225
-
D.
T=X=405; G=435; A=225.
Lời giải và đáp án
Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN?
-
A.
Tự sao
-
B.
Phiên mã
-
C.
Dịch mã
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : A
Sự tự nhân đôi của ADN còn được gọi là sự tự sao ADN
Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở:
-
A.
Bên ngoài tế bào
-
B.
Trên lưới nội chất hạt
-
C.
Trong nhân tế bào
-
D.
Trên màng tế bào
Đáp án : C
ADN tự nhân đôi tại nhân tế bào, một số ở ngoài nhân (gen ngoài nhân)
Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào thời điểm nào trong chu kỳ tế bào?
-
A.
Kì trung gian
-
B.
Kì đầu
-
C.
Kì giữa
-
D.
Kì sau
Đáp án : A
ADN tự nhân đôi ở kì trung gian trong chu kỳ của tế bào.
ADN tự nhân đôi khi nhiễm sắc thể ở trạng thái như thế nào?
-
A.
Trạng thái sợi kép.
-
B.
Trạng thái sợi đơn.
-
C.
Trạng thái đóng xoắn.
-
D.
Trạng thái sợi mảnh chưa xoắn.
Đáp án : D
Khi nhân đôi ADN, NST dãn xoắn ở dạng sợi mảnh
Nguyên liệu cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN là
-
A.
các axit amin tự do trong tế bào.
-
B.
các nulêôtit tự do trong tế bào.
-
C.
các liên kết hiđrô.
-
D.
các bazơ nitrơ trong tế bào.
Đáp án : B
Quá trình nhân đôi ADN cần môi trường cung cấp nucleotit tự do trong tế bào
Nguyên tắc tổng hợp ADN là:
-
A.
Bổ sung và bán bảo toàn
-
B.
Khuôn mẫu.
-
C.
Bán bảo toàn.
-
D.
Đa phân.
Đáp án : A
ADN được tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc:
+ nguyên tắc bổ sung: giữa nucleotit môi trường và nucleotit trên mạch khuôn: A-T; G-X
+ Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có 1 mạch của AND mẹ
Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là:
-
A.
Sự tham gia của các nucleotid tự do trong môi trường nội bào
-
B.
Nguyên tắc bổ sung
-
C.
Sự tham gia xúc tác của các enzim
-
D.
Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn
Đáp án : B
ADN tự nhân đôi đúng mẫu do tuân theo nguyên tắc bổ sung, A - T, G – X, các mạch mới được hình thành giống với còn lại của ADN mẹ.
Trong nhân đôi ADN thì các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN mẹ theo nguyên tắc:
-
A.
A liên kết với G và ngược lại, T liên kết với X và ngược lại
-
B.
A liên kết với X và ngược lại, T liên kết với G và ngược lại
-
C.
A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại
-
D.
T liên kết với U và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại
Đáp án : C
Các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với nuclêôtit của mạch khuôn theo NSTBS: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
-
A.
Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
-
B.
Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
-
C.
Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
-
D.
Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.
Đáp án : C
Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nửa): trong mỗi ADN con có 1 mạch cũ của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.
Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng
-
A.
chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.
-
B.
chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.
-
C.
đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
-
D.
đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
Đáp án : C
Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Kết quả của quá trình nhân đôi ADN:
-
A.
Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ
-
B.
Phân tử ADN con giống hệt phân tử ADN mẹ
-
C.
Phân tử ADN con dài hơn phân tử ADN mẹ
-
D.
Phân tử ADN con ngắn hơn nhiều so với phân tử ADN mẹ
Đáp án : B
Kết thúc: 2 phân tử con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.
Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:
-
A.
Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
-
B.
Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ các nuclêôtit của môi trường nội bào
-
C.
Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
-
D.
Có nửa mạch được tổng hợp từ các nuclêôtit của môi trường ngoại bào
Đáp án : C
Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì có 1 mạch nhận từ ADN mẹ.
Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở
-
A.
đưa đến sự nhân đôi của NST.
-
B.
đưa đến sự nhân đôi của ti thể.
-
C.
đưa đến sự nhân đôi của trung tử.
-
D.
đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.
Đáp án : A
Nhân đôi ADN làm cho thông tin di truyền của ADN nhân lên tạo cơ sở cho sự nhân đôi của NST.
Gen là gì?
-
A.
Gen là một đoạn bất kì của phân tử ADN.
-
B.
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
-
C.
Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử ARN.
-
D.
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số loại phân tử ARN
Đáp án : B
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
Trong một phân tử ADN thì các gen:
-
A.
Luôn dài bằng nhau
-
B.
Chi phân bố ở một vị trí
-
C.
Chỉ nằm ở hai đầu của phân tử ADN, đoạn giữa không có
-
D.
Phân bố dọc theo chiều dài của phân tử ADN
Đáp án : D
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
Trong một phân tử ADN thì các gen phân bố dọc theo chiều dài của phân tử ADN.
Chức năng chính của ADN là:
-
A.
Mang thông tin di truyền
-
B.
Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
-
C.
Truyền thông tin di truyền
-
D.
Mang và truyền thông tin di truyền
Đáp án : D
Chức năng của ADN là mang và truyền thông tin di truyền.
Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng:
-
A.
5
-
B.
6
-
C.
7
-
D.
8
Đáp án : D
Mỗi phân tử ADN qua 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con.
Một phân tử ADN qua k lần nhân đôi tạo ra 2k ADN con.
1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra là: 23 = 8 (ADN con).
Một mạch của gen có tỷ lệ A=G=435 ; X=405; T=225, môi trường cần cung cấp cho quá trình tổng hợp mạch bổ sung với mạch này số lượng nucleotit là:
-
A.
A=G=435 ; X=405; T=225
-
B.
A=T=660; G=X=840
-
C.
T=X=435;G=405; A=225
-
D.
T=X=405; G=435; A=225.
Đáp án : C
Các nucleotit trên 2 mạch khuôn liên kết với nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung, A-T, G-X.
Theo nguyên tắc bổ sung
A mạch khuôn liên kết với nucleotit tự do loại T → môi trường cung cấp 435T
G mạch khuôn liên kết với nucleotit tự do loại X → môi trường cung cấp 435X
T mạch khuôn liên kết với nucleotit tự do loại A → môi trường cung cấp 225A
X mạch khuôn liên kết với nucleotit tự do loại G → môi trường cung cấp 405G
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 17. Mối quan hệ giữa gen và ARN Sinh 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 18. Prôtêin Sinh 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 19. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng Sinh 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp các dạng bài tập về ADN và gen Sinh 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15. ADN Sinh 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 61. Luật bảo vệ môi trường - Sinh 9
- Trắc nghiệm Bài 60. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái - Sinh 9
- Trắc nghiệm Bài 59. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã - Sinh 9
- Trắc nghiệm Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên - Sinh 9
- Trắc nghiệm Bài 54. Ô nhiễm môi trường - Sinh 9