Trắc nghiệm Bài 21. Đột biến gen - Sinh 9
Đề bài
Đột biến gen là những biến đổi:
-
A.
trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit
-
B.
hình thái của NST
-
C.
làm tăng hoặc giảm hàm lượng ADN trong tế bào
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Mức độ đột biến gen có thể xảy ra ở:
-
A.
Một cặp nuclêôtit
-
B.
Một hay một số cặp nuclêôtit
-
C.
Hai cặp nuclêôtit
-
D.
Toàn bộ cả phân tử ADN
Khi phân tử acridin chèn vào vị trí mạch ADN đang tổng hợp thì gây nên đột biến
-
A.
Mất 1 nucleotit
-
B.
Đảo vị trí Nucleotit
-
C.
Thay thế 1 cặp nucleotit
-
D.
Thêm 1 nucleotit
Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ
-
A.
giảm 1.
-
B.
giảm 2.
-
C.
tăng 1.
-
D.
tăng 2.
Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng
-
A.
không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường
-
B.
ngắn hơn so với mARN bình thường
-
C.
dài hơn so với mARN bình thường.
-
D.
có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.
Nguyên nhân của đột biến gen là:
-
A.
Hàm lượng chất dinh dưỡng tăng cao trong tế bào
-
B.
Tác động của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể
-
C.
Sự tăng cường trao đổi chất trong tế bào
-
D.
Cả 3 nguyên nhân nói trên
Đột biến gen bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào ?
-
A.
Đặc điểm và cấu trúc của từng gen
-
B.
Tác nhân ở môi trường ngoại cảnh hay trong tế bào
-
C.
Các điều kiện sống của sinh vật
-
D.
Cả A và B
Đột biến gen xảy ra khi:
-
A.
NST đang đóng xoắn.
-
B.
ADN tái bản.
-
C.
Các crômatit trao đổi đoạn.
-
D.
ADN phân li cùng NST ở kì sau của phân bào.
Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
-
A.
làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
-
B.
làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
-
C.
làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.
-
D.
làm biến đổi cấu trúc NST dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.
Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen?
-
A.
Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
-
B.
Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
-
C.
Đột biến gen là nguyên nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá
-
D.
Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào
-
A.
tác động của các tác nhân gây đột biến.
-
B.
điều kiện môi trường sống của thể đột biến
-
C.
tổ hợp gen mang đột biến.
-
D.
môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến
Đột biến xảy ra trong cấu trúc gen
-
A.
biểu hiện ở trạng thái đồng hợp tử
-
B.
cần một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình
-
C.
biểu hiện ngay trên kiểu hình.
-
D.
biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình :
-
A.
Khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
-
B.
Thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.
-
C.
Ngay ở cơ thể mang đột biến.
-
D.
Khi ở trạng thái đồng hợp tử
Alen đột biến luôn biểu hiện ra kiểu hình khi
-
A.
alen đột biến trong tế bào sinh dục.
-
B.
alen đột biến trong tế bào sinh dưỡng.
-
C.
alen đột biến là alen trội.
-
D.
alen đột biến hình thành trong nguyên phân.
Nội dung nào sau đây không đúng?
-
A.
Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
-
B.
Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
-
C.
Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen sẽ được biểu hiện ngay kiểu hình và gọi là thể đột biến.
-
D.
Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính.
Ý nghĩa của đột biến gen trong trồng trọt và chăn nuôi:
-
A.
Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu con người
-
B.
Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen
-
C.
Tạo những giống có lợi cho nhu cầu của con người.
-
D.
Làm cơ quan sinh dưỡng có kích thöôùc lớn
Đột biến gen có những điểm nào giống biến dị tổ hợp?
-
A.
Đều thay đổi về cấu trúc gen.
-
B.
Đều cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
-
C.
Đều là biến dị di truyền.
-
D.
B và C đều đúng.
Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào khác nhau nào?
1. Đột biến gen là biến dị di truyền còn biến dị tổ hợp là biến dị tổ hợp thì không di truyền.
2. Đột biến gen xuất hiện đột ngột gián đoạn còn biến dị tổ hợp có thể định hướng trước.
3. Đột biến gen làm gen thay đổi cấu trúc gen còn biến dị tổ hợp thì không.
4. Nguyên nhân của đột biến gen là do tác nhân môi trường còn biến dị tổ hợp là do sự tổ hợp lại vật chất di truyến vốn có của bố mẹ cho con qua giảm phân và thụ tinh.
Phương án đúng là:
-
A.
1, 2
-
B.
2, 3
-
C.
2, 4
-
D.
3, 4
Loại đột biến không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính là
-
A.
đột biến giao tử.
-
B.
đột biến tiền phôi.
-
C.
đột biến xôma.
-
D.
đột biến dị bội thể.
Lời giải và đáp án
Đột biến gen là những biến đổi:
-
A.
trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit
-
B.
hình thái của NST
-
C.
làm tăng hoặc giảm hàm lượng ADN trong tế bào
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : A
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit trên ADN.
Mức độ đột biến gen có thể xảy ra ở:
-
A.
Một cặp nuclêôtit
-
B.
Một hay một số cặp nuclêôtit
-
C.
Hai cặp nuclêôtit
-
D.
Toàn bộ cả phân tử ADN
Đáp án : B
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit trên ADN.
Khi phân tử acridin chèn vào vị trí mạch ADN đang tổng hợp thì gây nên đột biến
-
A.
Mất 1 nucleotit
-
B.
Đảo vị trí Nucleotit
-
C.
Thay thế 1 cặp nucleotit
-
D.
Thêm 1 nucleotit
Đáp án : C
Khi phân tử acridin chèn vào vị trí mạch ADN đang tổng hợp thì gây nên đột biến thay thế 1 cặp nucleotit.
Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ
-
A.
giảm 1.
-
B.
giảm 2.
-
C.
tăng 1.
-
D.
tăng 2.
Đáp án : C
A – T liên kết với nhau bằng 2 liên kết hiđrô.
G – X liên kết với nhau bằng 3 liên kết hiđrô.
Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ tăng 1 liên kết.
Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng
-
A.
không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường
-
B.
ngắn hơn so với mARN bình thường
-
C.
dài hơn so với mARN bình thường.
-
D.
có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.
Đáp án : A
Thay thế một cặp nuclêôtit thì gen không thay đổi về chiều dài.
Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.
Nguyên nhân của đột biến gen là:
-
A.
Hàm lượng chất dinh dưỡng tăng cao trong tế bào
-
B.
Tác động của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể
-
C.
Sự tăng cường trao đổi chất trong tế bào
-
D.
Cả 3 nguyên nhân nói trên
Đáp án : B
Nguyên nhân của đột biến gen là do tác động của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể.
Đột biến gen bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào ?
-
A.
Đặc điểm và cấu trúc của từng gen
-
B.
Tác nhân ở môi trường ngoại cảnh hay trong tế bào
-
C.
Các điều kiện sống của sinh vật
-
D.
Cả A và B
Đáp án : D
Đột biến gen bị ảnh hưởng của:
- Đặc điểm và cấu trúc của từng gen: dễ bị đột biến hay khó
- Các tác nhân của môi trường bên trong hoặc bên ngoài tế bào
Đột biến gen xảy ra khi:
-
A.
NST đang đóng xoắn.
-
B.
ADN tái bản.
-
C.
Các crômatit trao đổi đoạn.
-
D.
ADN phân li cùng NST ở kì sau của phân bào.
Đáp án : B
Đột biến gen xảy ra khi NST đang dãn xoắn, ADN tái bản
Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
-
A.
làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
-
B.
làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
-
C.
làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.
-
D.
làm biến đổi cấu trúc NST dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.
Đáp án : B
Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen?
-
A.
Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
-
B.
Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
-
C.
Đột biến gen là nguyên nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá
-
D.
Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
Đáp án : A
Đột biến gen thường gây hại cho sinh vật nhưng đôi khi có lợi cho bản thân sinh vật và con người.
Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào
-
A.
tác động của các tác nhân gây đột biến.
-
B.
điều kiện môi trường sống của thể đột biến
-
C.
tổ hợp gen mang đột biến.
-
D.
môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến
Đáp án : D
Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến.
Đột biến xảy ra trong cấu trúc gen
-
A.
biểu hiện ở trạng thái đồng hợp tử
-
B.
cần một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình
-
C.
biểu hiện ngay trên kiểu hình.
-
D.
biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
Đáp án : B
Đột biến xảy ra trong cấu trúc gen cần một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình
Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình :
-
A.
Khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
-
B.
Thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.
-
C.
Ngay ở cơ thể mang đột biến.
-
D.
Khi ở trạng thái đồng hợp tử
Đáp án : D
Đột biến gen tạo ra các gen lặn khi thể đồng hợp.
Ví dụ: Đột biến gen A thành a ở kiểu gen Aa. Kiểu gen Aa lúc này sẽ thành aa, đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình
Alen đột biến luôn biểu hiện ra kiểu hình khi
-
A.
alen đột biến trong tế bào sinh dục.
-
B.
alen đột biến trong tế bào sinh dưỡng.
-
C.
alen đột biến là alen trội.
-
D.
alen đột biến hình thành trong nguyên phân.
Đáp án : C
Alen đột biến luôn biểu hiện ra kiểu hình khi alen đột biến là alen trội
Nội dung nào sau đây không đúng?
-
A.
Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
-
B.
Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
-
C.
Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen sẽ được biểu hiện ngay kiểu hình và gọi là thể đột biến.
-
D.
Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính.
Đáp án : C
Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen không phải luôn được biểu hiện ngay thành kiểu hình mà phụ thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến.
Ý nghĩa của đột biến gen trong trồng trọt và chăn nuôi:
-
A.
Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu con người
-
B.
Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen
-
C.
Tạo những giống có lợi cho nhu cầu của con người.
-
D.
Làm cơ quan sinh dưỡng có kích thöôùc lớn
Đáp án : A
Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu con người
Đột biến gen có những điểm nào giống biến dị tổ hợp?
-
A.
Đều thay đổi về cấu trúc gen.
-
B.
Đều cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
-
C.
Đều là biến dị di truyền.
-
D.
B và C đều đúng.
Đáp án : B
Biến dị tổ hợp: chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của P đã làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
Đột biến gen là: những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit trên ADN.
Đột biến gen và biến dị tổ hợp đều là biến dị di truyền và đều cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào khác nhau nào?
1. Đột biến gen là biến dị di truyền còn biến dị tổ hợp là biến dị tổ hợp thì không di truyền.
2. Đột biến gen xuất hiện đột ngột gián đoạn còn biến dị tổ hợp có thể định hướng trước.
3. Đột biến gen làm gen thay đổi cấu trúc gen còn biến dị tổ hợp thì không.
4. Nguyên nhân của đột biến gen là do tác nhân môi trường còn biến dị tổ hợp là do sự tổ hợp lại vật chất di truyến vốn có của bố mẹ cho con qua giảm phân và thụ tinh.
Phương án đúng là:
-
A.
1, 2
-
B.
2, 3
-
C.
2, 4
-
D.
3, 4
Đáp án : C
Biến dị tổ hợp: chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của P đã làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
Đột biến gen là: những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit trên ADN.
Điểm khác nhau giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen là: 2, 4.
1 sai vì biến dị tổ hợp và đột biến gen đều là biến dị di truyền.
3 sai vì biến dị tổ hợp cũng có thể làm thay đổi cấu trúc gen (hoán vị gen xảy ra do tiếp hợp trao đổi chéo trong giảm phân)
Loại đột biến không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính là
-
A.
đột biến giao tử.
-
B.
đột biến tiền phôi.
-
C.
đột biến xôma.
-
D.
đột biến dị bội thể.
Đáp án : C
Loại đột biến không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính khi chúng không tham gia được vào sự sinh sản hữu tính.
Đột biến xôma không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính vì đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng (xôma).
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Sinh 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 23. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Sinh 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 25. Thường biến Sinh 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 61. Luật bảo vệ môi trường - Sinh 9
- Trắc nghiệm Bài 60. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái - Sinh 9
- Trắc nghiệm Bài 59. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã - Sinh 9
- Trắc nghiệm Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên - Sinh 9
- Trắc nghiệm Bài 54. Ô nhiễm môi trường - Sinh 9