Sự vận động của nước biển và đại dương


Nước biển có 3 vận động: sóng, thủy triều và dòng biển

2. Sự vận động của nước biển và đại dương

 Có 3 sự vận động chính:

a. Sóng

- Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

- Nguyên nhân: chủ yếu do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.

 - Tác động: Sóng thần gây ra thiệt hại lớn về người và của.

b. Thủy triều

- Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.

- Nguyên nhân: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

-  Có 3 loại thủy triều:

  + Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.

  + Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần

  + Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.

- Tác động:

  + Giúp phát triển ngành hàng hải, đánh bắt - nuôi trông thủy sản và sản xuất muối.

  + Gây ra tình trạng xâm nhập mặn, ngập úng.

- Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.

  + Triều cường:  Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)

  + Triều kém:  Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng) Ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)

c. Các dòng biển

- Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

-  Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới

- Có 2 loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

-  Tác động:

  + Ảnh hưởng đến khí hậu và sinh vật khu vực mà dòng biển đi qua.

  + Gây nhiễu loạn thời tiết.

 

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.6 trên 88 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí