Phương pháp giải một số dạng bài tập về tính chất hóa học của axit >
Phương pháp giải một số dạng bài tập về tính chất hóa học của axit đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu.
Dạng 1
Lý thuyết về tính chất hóa học của axit
* Một số lưu ý cần nhớ:
1. Làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
VD: 3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
3. Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
VD: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
4. Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
VD: Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O
Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối.
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Dung dịch A tác dụng với CuO tạo ra dung dịch có màu xanh lam. A là
A. NaOH
B. Na2CO3
C. H2SO4
D. Ca(OH)2
Hướng dẫn giải chi tiết:
CuO là oxit bazơ => tan trong dung dịch axit H2SO4 tạo muối CuSO4 có màu xanh lam
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Đáp án C
Ví dụ 2: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí là
A. Na2SO3, CaCO3, Zn.
B. Al, MgO, KOH.
C. BaO, Fe, CaCO3.
D. Zn, Fe2O3, Na2SO3.
Hướng dẫn giải chi tiết
Viết phản ứng ở từng đáp án
A.
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
B.
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
H2SO4 + MgO → H2O + MgSO4
H2SO4 + 2KOH → 2H2O + K2SO4
\( \to\) Loại vì có 2 phản ứng với MgO và KOH không sinh ra khí
C.
BaO + H2SO4 → H2O + BaSO4
Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4
CaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 + CaSO4
\( \to\) Loại vì có 2 phản ứng với BaO không sinh ra khí
D.
H2SO4 + Zn → H2 + ZnSO4
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
\( \to\) Loại vì có phản ứng với Fe2O3 không sinh ra khí
Đáp án A
Ví dụ 3: Tính chất hóa học nào không phải của axit?
A. Tác dụng với kim loại.
B. Tác dụng với muối.
C. Tác dụng với oxit axit.
D. Tác dụng với oxit bazơ.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Tính chất hóa học không phải của axit là: Tác dụng với oxit axit.
Axit không phản ứng với oxit axit
Đáp án C
Dạng 2
Bài toán axit tác dụng với kim loại.
* Một số lưu ý cần nhớ:
- Axit (HCl, H2SO4 loãng) tác dụng với KL => Muối + H2
(Trừ Cu, Ag, …)
Để làm được dạng bài tập này, em cần viết phương trình, áp dụng một số định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố.
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Hoà tan hết 25,2 gam kim loại R trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lít H2 (đktc). Kim loại R là
Hướng dẫn giải chi tiết:
\({n_{{H_2}}}\)= 0,45 mol
Gọi hóa trị của kim loại R là a (a = 1, 2, 3, 4)
2R + 2aHCl → 2RCla + aH2
\(\dfrac{{0,9}}{a}\) ← 0,45
Áp dụng công thức: \(m = M.{\text{ }}n{\text{ }} = > {\text{ }}25,5 = \dfrac{{R.0,45.2}}{a} < = > R = 28a\)
Kim loại cần tìm là Fe
Ví dụ 2: Để hoà tan vừa hết 4,48 gam Fe phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,75M?
Hướng dẫn giải chi tiết:
nFe = 0,08 mol
Gọi thể tích dung dịch hỗn hợp axit cần dùng là V (lít)
\( = > {n_{HCl}} = 0,5V\,\,mol;\,\,n{ _{{H_2}S{O_4}}} = 0,75V\,\,mol\)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,25V ← 0,5V
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
0,75V ← 0,75V
=> nFe = 0,25V + 0,75V = 0,08 => V = 0,08 lít = 80 ml
Dạng 3
Bài toán axit tác dụng với muối
* Một số lưu ý cần nhớ:
Axit + Muối => Muối mới + axit mới
Điều kiện xảy ra phản ứng là sản phẩm phải có chất khí sinh ra, hoặc tạo thành kết tủa.
VD: 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Cho 2,44 gam hỗn hợp muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M, sau phản ứng thu được 0,448 lít CO2 ở đktc. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5 M cần dùng là:
Hướng dẫn giải chi tiết:
Đặt x,y lần lượt là số mol của Na2CO3 và (x,y>0)
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O (1)
x mol x mol x mol x mol
K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2 + H2O (2)
y mol y mol y mol y mol
Từ phương trình ta dễ thấy muối cacbonat tác dụng với H2SO4 thì
\({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} = {n_{{H_2}S{O_4}}}\)
mà \({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{0,448}}{{22,4}} = 0,02mol\) \( \to {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,02mol\)
\({V_{{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{0,02}}{{0,5}} = 0,04\)
Ví dụ 2: Lấy 200 ml dung dịch BaCl2 0,6M tác dụng với 400 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Hướng dẫn giải chi tiết:
\({n_{BaC{l_2}}} = 0,2.0,6 = 0,12\,\,mol;\,\,{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,4.0,5 = 0,2\,\,mol\)
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Vì \(\frac{{{n_{BaC{l_2}}}}}{1} = 0,12 < \,\frac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{1} = 0,2\)
=> H2SO4 dư, BaCl2 phản ứng hết
\(= > {\text{ }}{n_{BaS{O_4}}} = {n_{BaC{l_2}}} = 0,12\,\,mol\,\, \)
\(= > {m_{BaS{O_4}}} = 0,12.233 = 27,96\,\,gam\)
Loigiaihay.com
- Lý thuyết Tính chất hóa học của axit.
- Bài 1 trang 14 SGK Hóa học 9
- Bài 2 trang 14 SGK Hóa học 9
- Bài 3 trang 14 SGK Hóa học 9
- Bài 4 trang 14 SGK Hóa học 9
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu