Phân tích xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản?


Những thành tựu và hạn chế trên đây của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.

Những thành tựu và hạn chế trên đây của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.

Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao thì quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lớn lên của nó.

Theo sự phân tích của C. Mác và V.I. Lênin, đến một chừng mực nhất định, quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị phá vỡ và thay vào đó là một quan hệ sở hữu mới – sở hữu xã hội (sở hữu công cộng) về tư liệu sản xuất được xác lập để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thủ tiêu và một phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời và phủ định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Tuy nhiên, những thay đổi của chủ nghĩa tư bản hiện nay nói lên rằng, chủ nghĩa tư bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh để thích ứng trước những biến động, mâu thuẫn bên trong và ngoài nước. Những điều chỉnh mới của chủ nghĩa tư bản ở trên đã cho chúng ta thấy, chủ nghĩa tư bản trước mắt vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, mặc dù sự phát triển này không phải là vĩnh hằng và không phải là vô hạn. Do vậy, đồng thời với việc vững tin rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản cuối cùng sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản, cũng cần phải nhận thức đầy đủ về tính lâu dài của quá trình này, cần chuẩn bị kỹ càng cho khả năng cùng chung sống, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh với chủ nghĩa tư bản, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Mặt khác cũng phải nhận thức rằng, chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển của nó vẫn luôn luôn hàm chứa một nhân tố: tự hạn chế và tự phủ định do chính máu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra. Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối và ở một chừng mực nhất định, sự điều chỉnh đó cũng đã phần nào làm giảm bớt tính gay gắt của mâu thuẫn này. Song tất cả những điều chỉnh ấy vẫn chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, mâu thuẫn vẫn không bị thủ tiêu, đối kháng về lợi ích trong quá trình sản xuất vẫn còn đó, mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại… Bên cạnh mâu thuẫn cơ bản vốn chưa giải quyết được lại xuất hiện thêm nhiều mâu thuẫn mới phát sinh, đẩy chủ nghĩa tư bản vào những khó khăn mới về kinh tế, chính trị, xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Đó là mâu thuẫn giữa năng lực sản xuất vô hạn với tiêu dùng và khả năng thanh toán hạn chế: mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất vô hạn với nguồn tài nguyên hạn chế; mâu thuẫn giữa nhu cầu nhất thể hoá kinh tế quốc tế và lợi ích quốc gia; mâu thuẫn giữa các nước chủ nghĩa tư bản trung tâm với các nước ngoại vi. Những mâu thuẫn này diễn ra đồng thời, vẫn là những thách thức và đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản.

Tuy nhiên, như C. Mác và V.I. Lênin đã nhận định: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không tự tiêu vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng không tự phát hình thành mà phải được thực hiện thông qua cuộc cách mạng xã hội, trong đó giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội này chính là giai cấp công nhân.

Loigiaihay.com 


Bình chọn:
3.5 trên 4 phiếu

>> Xem thêm