Phân tích những hạn chế của chủ nghĩa tư bản?


Bên cạnh có những đóng góp tích cực, chủ nghĩa tư bản cũng có những hạn chế về mặt lịch sử. Những hạn chế này được C. Mác và V.I. Lênin đề cập ngay từ trong lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Bên cạnh có những đóng góp tích cực, chủ nghĩa tư bản cũng có những hạn chế về mặt lịch sử. Những hạn chế này được C. Mác và V.I. Lênin đề cập ngay từ trong lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

-      Trước hết, về lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản: như C. Mác đã phân tích, chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản.

Thực chất, đó là quá trình tích luỹ tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn cướp, tước đoạt đối với những người sản xuất hàng hóa nhỏ và nông dân tự do; nhờ vào hoạt động buôn bán, trao đổi không ngang giá qua đó mà thực hiện sự bóc lột, nô dịch đối với những nước lạc hậu. Về quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản, C. Mác cho rằng, đó là lịch sử đầy máu và bùn nhơ, không giống như một câu chuyện tình ca, nó được sử sách ghi chép lại bằng những trang đẫm máu và lửa không bao giờ phai.

-     Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột của các nhà tư bản đối vói công nhân làm thuê. Mặc dù s0 với các hình thức bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử, bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng đã là một sự tiến bộ, song theo sự phân tích của C. Mác và V.I. Lênin thì chừng nào chủ nghĩa tư bản còn tồn tại thì chừng đó quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự bất bình dẳng, phân hoá xã hội vẫn là điều không tránh khỏi.

-      Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc địa và khu vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng nề: hàng triệu người vô tội đã bị giết hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới bị kéo lùi lại hàng chục năm.

-     Chủ nghĩa tư bản sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố ngăn cách giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới (thế kỷ XVIII chênh lệch về mức sống giữa nước giàu nhất và nước nghèo nhất mới chỉ là 2,5 lần, hiện nay số chênh lệch ấy là 250 lần).

Trong những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới thứ ba bị trì trệ, suy thoái. Điều này cũng đã được Ngân hàng Thế giới khẳng định: ở châu Phi, khu vực Mỹ Latinh... hàng trăm triệu người đã nhận thấy, đi cùng với tăng trưởng là sự suy tàn về kinh tế, phát triển nhường chỗ cho suy thoái, ở một vài nước Mỹ Latinh, GNP theo đầu người hiện nay thấp hơn so với 10 năm trước đây. Ở nhiều nưóc châu Phi, nó còn thấp hơn cách đây 20 năm, một thế giới mà trong đó từ 20 năm nay ở châu Phi, từ 9 năm nay ở Mỹ Latinh mức sống không ngừng giảm. Trong khi đó mức sống trong các vùng khác tiếp tục tăng lên đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Các cường quốc tư bản độc quyền hàng mấy thế kỷ nay đã tăng cường vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công các nước nghèo và tìm cách không chế họ trong vòng phụ thuộc thông qua các con đường xuất khẩu tư bản, viện trợ, cho vay... Kết quả là các nước nghèo không những bị cạn kiệt về tài nguyên mà còn mắc nợ không trả được, điển hình là các quốc gia ở châu Phi, khu vực Mỹ Latinh. Ở Braxin người ta tính ra riêng số lãi mà Braxin phải trả trong năm 1988 bằng 288 triệu xuất lương tối thiểu hay bằng xây nhà cho 30 triệu người, trong khi đó ước tính khoảng 2/3 người dân Braxin thiếu ăn.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 8 phiếu

>> Xem thêm