Núi lửa và động đất>
Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra. Núi lửa là hình thức phun trào măcma ở dưới sâu lên mặt đất. Trên thế giới có những núi lửa tắt hoặc đang hoạt động.
2. Núi lửa và động đất.
a) Núi lửa.
- Ở những nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt, vật chất nóng chảy ở dưới sâu (mắc ma) phun trào ra ngoài tạo thành núi lửa.
+ Núi lửa đang phun hoặc mới phun là những núi lửa hoạt động.
+ Núi lửa ngừng phun đã lâu là nững núi lửa đã tắt.
- Ảnh hưởng:
+ Tích cực: Dung nham núi lửa bị phân huỷ tạo thành lớp đất đá phì nhiêu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ở những nơi này dân cư tập trung đông.
+ Tiêu cực: tro bụi và dung nham từ núi lửa có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng mương.
- Cấu tạo núi lửa: măcma, ống phun, miệng khói bụi, dung nham, miệng phụ
b) Động đất.
- Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu lòng đất, làm cho rung chuyển lớp đất đá gần mặt đất.
- Hậu quả: mặt đất rung chuyển dữ dội, cầu cống, đường xá,... bị phá hủy nghiêm trọng, nghiêm trọng nhất là thiệt hại về tính mạng con người.
- Để hạn chế thiệt hại do động đất:
+ Xây nhà chịu chấn động lớn
+ Nghiên cứu dự báo để sơ tán dân.
Kết luận: Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra
Loigiaihay.com
- Em hãy mô tả những gì em trông thấy ở hình 33 về tác hại của một trận động đất.
- Bài 1 trang 41 SGK Địa lí 6
- Bài 2 trang 41 SGK Địa lí 6
- Bài 3 trang 41 SGK Địa lí 6
- Quan sát hình 31, hãy chỉ và đọc tên từng bộ phận của núi lửa.
>> Xem thêm