Mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đã được xây dựng thế nào trong thời kỳ sau khi V.I. Lênin qua đời? Nhận định thế nào về vai trò lịch sử của mô hình đó?


Sau khi V.I. Lênin qua đời đã xảy ra những bất đồng lớn trong Đảng Cộng sản Liên Xô cũng như trong giới lý luận của Đảng đối với những vấn đề về mô hình và những biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

Sau khi V.I. Lênin qua đời đã xảy ra những bất đồng lớn trong Đảng Cộng sản Liên Xô cũng như trong giới lý luận của Đảng đối với những vấn đề về mô hình và những biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Sau những cuộc tranh luận kéo dài, tư tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của I.V. Stalin đã chiếm được địa vị chủ đạo. Tháng 10-1928, Liên Xô bắt đầu thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, lấy việc phát triển công nghiệp nặng làm trung tâm của công cuộc công nghiệp hóa đất nước, hoàn thành vào cuối năm 1932. Năm 1933, khi tổng kết những thành tựu Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Chính phủ Liên Xô đã khẳng định tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã đạt tới 70%, do vậy Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp. Do chỗ đã tiêu diệt những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong những ngành công nông nghiệp nên hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa đã trở thành hình thức duy nhất trong công nghiệp. Do đã tiêu diệt được giai cấp phú nông nên hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa đã trở thành cơ sở kinh tế ổn dịnh trong nông nghiệp. Chế độ nông trang tập thể đã xóa bỏ được hiện tượng nghèo khó trong nông thôn, dã tiêu diệt được hiện tượng thất nghiệp, đã giành được thắng lợi trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, đã tiêu diệt được hiện tượng bóc lột. Tháng 12-1936, Đại hội đại biểu lần thứ 8 toàn Liên bang Xôviết đã thông qua bản Hiến pháp, trong đó có tuyên bô Liên Xô dã trở thành nước xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình đó, mô hình Liên Xô cũng được xác lập. Đặc trung cơ bản của mô hình Liên Xô trên phương diện kinh tế để xem xét thì nó là cái được tạo nên từ hai bộ phận là: chiến lược phát triển kinh tế và thể chế kinh tế. Trên phương diện chiến lược phát triển kinh tế thì chủ yếu là nhiệm vụ phát triển cao độ nền kinh tế quốc dân, coi trọng phát triển công nghiệp nặng, thực hiện việc chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp. Tương ứng với chiến lược phát triển kinh tế này thì trên phương diện thể chế kinh tế hình thành nên trong kết cấu sở hữu một thể chế công hữu đơn nhất về tư liệu sản xuất, hoàn toàn loại trừ cơ chế thị trương ra khỏi sự vận hành của nền kinh tế, hoàn toàn sử dụng biện pháp hành chính, hoàn thành mô hình kinh tế kế hoạch có tính pháp lệnh tập trung. Trên phương diện chính trị, chủ yếu là thực hiện chế độ lãnh đạo tập trung của Đảng và Nhà nước mang tính chất tập quyền, thực hiện chế dộ bô nhiệm cán bộ từ trên xuống dưới, cơ chế kiểm soát rất yếu và hiệu quả thấp.

Mô hình Liên Xô là một loại mô hình (đặc thù được sản sinh ra trong một hoàn cảnh đặc biệt, nó đã từng có tác dụng củng cố và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa, có tác dụng thúc dẩy sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất của xã hội, đã xác lập được nền công nghiệp nặng, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp quốc phòng. Liên Xô trong vòng bao vây của chủ nghĩa đế quốc dã xác lập được cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân được nâng cao. Hình thức này đã đảm bảo cho Liên Xô có được những cơ sở vật chất và con người để chiến thắng chủ nghĩa phátxít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thế nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì những hạn chế của mô hình này cũng dần dần bộc lộ ra mà chủ yếu là: quá tập trung, quản lý quá chặt theo kiểu hành chính, phủ nhận tác dụng của cơ chế thị trường, không phát huy được tính tích cực của xí nghiệp và người lao động. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa xâ hội đã chứng minh: mô hình Liên Xô là sản phẩm của một điều kiện lịch sử đặc thù, nó không phải là hình thức duy nhất của chủ nghĩa xã hội.

Mặc dù vậy, với ảnh hưởng to lớn của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga và những thành công trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, nhân dân lao động các nước trên thế giới, sau khi giành được chính quyền nhà nước (sau Chiến tranh thế giới thứ hai) đã quyếí định đi theo con đường chủ nghĩa xã hội; trong đó, mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực mà Liên Xô đã xây dựng, trong thực tế đã trở thành mô hình lý tưởng cần học tập. Giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đều có những sự khác nhau ít nhiều, nhưng về căn bản vẫn là mô hình chủ nghĩa xã hội theo kiểu mà Liên Xô đã xây dựng.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu

>> Xem thêm