Lý thuyết Phương trình đường thẳng - SGK Toán 10 Kết nối tri thức>
A. Lý thuyết 1. Phương trình tổng quát của đường thẳng a) Vecto pháp tuyến của đường thẳng
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
A. Lý thuyết
1. Phương trình tổng quát của đường thẳng
a) Vecto pháp tuyến của đường thẳng
Vecto \(\overrightarrow n \) được gọi là vecto pháp tuyến của đường thẳng \(\Delta \) nếu \(\overrightarrow n \ne \overrightarrow 0 \) và giá của vecto \(\overrightarrow n \) vuông góc với \(\Delta \). |
Nhận xét:
- Nếu \(\overrightarrow n \) là một vecto pháp tuyến của \(\Delta \) thì \(k\overrightarrow n \) \((k \ne 0)\) cũng là một vecto pháp tuyến của \(\Delta \).
- Một đường thẳng hoàn toàn được xác định khi biết một điểm và một vecto pháp tuyến của đường thẳng đó.
b) Phương trình tổng quát của đường thẳng
Trong mặt phẳng tọa độ, mọi đường thẳng đều có phương trình tổng quát dạng \(ax + by + c = 0\) (a và b không đồng thời bằng 0). Ngược lại, mỗi phương trình dạng \(ax + by + c = 0\) (a và b không đồng thời bằng 0) đều là phương trình của một đường thẳng, nhận \(\overrightarrow n (a;b)\) là một vecto pháp tuyến. |
2. Phương trình tham số của đường thẳng
a) Vecto chỉ phương của đường thẳng
Vecto \(\overrightarrow u \) được gọi là vecto chỉ phương của đường thẳng \(\Delta \) nếu \(\overrightarrow u \ne \overrightarrow 0 \) và giá của vecto \(\overrightarrow u \) song song hoặc trùng với \(\Delta \). |
Nhận xét:
- Nếu \(\overrightarrow u \) là một vecto chỉ phương của \(\Delta \) thì \(k\overrightarrow u \) \((k \ne 0)\) cũng là một vecto chỉ phương của \(\Delta \).
- Một đường thẳng hoàn toàn được xác định khi biết một điểm và một vecto chỉ phương của đường thẳng đó.
b) Phương trình tham số của đường thẳng
Cho đường thẳng \(\Delta \) đi qua điểm \(A({x_0};{y_0})\) và có vecto chỉ phương \(\overrightarrow u (a;b)\). Khi đó, điểm M(x;y) thuộc đường thẳng \(\Delta \) khi và chỉ khi tồn tại số thực t sao cho \(\overrightarrow {AM} = t\overrightarrow u \), hay \(\left\{ \begin{array}{l}x = {x_0} + at\\y = {y_0} + bt\end{array} \right.\). Hệ trên được gọi là phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta \). |
B. Bài tập
Lập phương trình đường thẳng \(\Delta \) thỏa mãn:
a) Đi qua M(-2;-3) và có \(\overrightarrow n = (2;5)\) là vecto pháp tuyến.
b) Đi qua M(3;-5) và có \(\overrightarrow u = (2; - 4)\) là vecto chỉ phương.
c) Đi qua A(-3;4) và B(1;-1).
Giải:
a) Phương trình \(\Delta \) là \(2(x + 2) + 5(y + 3) = 0 \Leftrightarrow 2x + 5y + 19 = 0\).
b) Phương trình \(\Delta \) là \(\frac{{x - 3}}{2} = \frac{{y + 5}}{{ - 4}} \Leftrightarrow 4x + 2y - 2 = 0 \Leftrightarrow 2x + y - 1 = 0\).
c) Phương trình \(\Delta \) là \(\frac{{x + 3}}{{1 - ( - 3)}} = \frac{{y - 4}}{{ - 1 - 4}} \Leftrightarrow \frac{{x + 3}}{4} = \frac{{y - 4}}{{ - 5}} \Leftrightarrow 5x + 4y - 1 = 0\).
- Giải mục 1 trang 31, 32 SGK Toán 10 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải mục 2 trang 32, 33, 34 SGK Toán 10 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải bài 7.1 trang 34 SGK Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải bài 7.2 trang 34 SGK Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải bài 7.3 trang 34 SGK Toán 10 – Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Ba đường conic - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Góc và khoảng cách - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Phương trình đường thẳng - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Phương trình quy về phương trình bậc hai - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Ba đường conic - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Góc và khoảng cách - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Phương trình đường thẳng - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Phương trình quy về phương trình bậc hai - SGK Toán 10 Kết nối tri thức