Giới thiệu về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em


Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em cho chúng ta thấy được tầm quan trọng, tính cấp bách, toàn cầu của nhiệm vụ vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em.


Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là văn bản trích phần đầu Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Oóc ngày 30 - 9 - 1990. Tuyên bố gồm ba phần: Nhiệm vụ, Cam kết và Những bước tiếp theo.

Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em và nhận thức về nhu cầu, quyền được chăm sóc, phát triển của trẻ em, văn bản được bố cục thành ba phần. Phần Sự thách thức phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới (trẻ em trước hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, trẻ em trong thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, ma tuý...). Phần Cơ hội chỉ ra những điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc thúc đẩy việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em. Và phần Nhiệm vụ đã xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Ba phần của văn bản này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai phần trước là cơ sở, căn cứ để rút ra những nội dung ở phần sau.

Trong phần Sự thách thức, thực trạng cuộc sống trẻ em trên thế giới được khái quát theo nhiều nội dung. Tác giả đã chỉ ra rằng trẻ em đang trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Đặc biệt nguy hiểm là tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý. Chính thực trạng đó đã đạt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.

Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong phần Cơ hội, cụ thể, nhân loại đã có công ước về quyền trẻ em, đó là mối liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia. Đó còn là sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em.

Dựa trên tình hình thực tế, Tuyên bổ đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc, tế vì sự sông còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Mỗi một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm: từ việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bình đẳng trai - gái, xoá mù chữ, quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc chú ý tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, phát triền kinh tế... Những nội dung này thể hiện tính toàn diện trong việc định hướng hành động.

"Tuyên bố thế giới vể sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" cho chúng ta thấy được tầm quan trọng, tính cấp bách, toàn cầu của nhiệm vụ vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em. Trên tinh thần vì tương lai của nhân loại, bản Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cũng là chiến lược hành động một cách toàn diện cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Công việc này còn đòi hỏi sự quan tâm của từng gia đình, từng cá nhân trong mỗi cộng đồng.

Trích: loigiaihay.com


Bình chọn:
3.9 trên 20 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí