Tuần 25: Bảng đơn vị đo thời gian. Cộng, trừ số đo thời gian - trang 32>
Giải Cùng em học Toán lớp 5 tập 2 tuần 25 Bảng đơn vị đo thời gian. Cộng, trừ số đo thời gian trang 32, 33 với lời giải chi tiết. Câu 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a) 3 giờ 17 phút = … phút ; 6 ngày 2 giờ = … giờ
Bài 1
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3 giờ 17 phút = …….. phút
6 ngày 2 giờ = …….. giờ
b) \(\dfrac{2}{3}\) phút = …….. giây
\(\dfrac{2}{3}\) năm = …….. tháng
c) 0,5 ngày = …….. giờ
2,5 năm = …….. tháng
d) 270 phút = …….. giờ
195 giây = …….. phút.
Phương pháp giải:
- 1 năm = 12 tháng nên để đổi một số từ đơn vị năm sang đơn vị tháng ta chỉ cần nhân số đó với 12.
- 1 ngày = 24 giờ nên để đổi một số từ đơn vị ngày sang đơn vị giờ ta chỉ cần nhân số đó với 24.
- 1 giờ = 60 phút nên để đổi một số từ đơn vị giờ sang đơn vị phút ta chỉ cần nhân số đó với 60.
- 1 phút = 60 giây nên để đổi một số từ đơn vị phút sang đơn vị giây ta chỉ cần nhân số đó với 60.
Lời giải chi tiết:
a) 3 giờ 17 phút = 197 phút
6 ngày 2 giờ = 146 giờ.
b) \(\dfrac{2}{3}\) phút = 40 giây
\(\dfrac{2}{3}\) năm = 8 tháng.
c) 0,5 ngày = 12 giờ
2,5 năm = 30 tháng.
d) 270 phút = 4,5 giờ
195 giây = 3,25 phút.
Bài 2
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
3 giờ 12 phút = ... giờ 285 phút = ... giờ
5 phút 60 giây = ... phút 183 giây = ... phút
Phương pháp giải:
- 1 giờ = 60 phút nên để đổi một số từ đơn vị phút sang đơn vị giờ ta chỉ cần chia số đó cho 60.
- 1 phút = 60 giây nên để đổi một số từ đơn vị giây sang đơn vị phút ta chỉ cần chia số đó cho 60.
Lời giải chi tiết:
3 giờ 12 phút = 3,2 giờ 285 phút = 4,75 giờ
5 phút 60 giây = 6 phút 183 giây = 3,05 phút
Bài 3
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) Vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long năm 1010, thuộc thế kỉ ……..
b) Lương Thế Vinh là nhà toán học của Việt Nam, ông sinh năm 1441, thuộc thế kỉ ……..
c) Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2-9-1945, thuộc thế kỉ ……..
d) Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ những năm 2000, thuộc thế kỉ ……..
Phương pháp giải:
Xác định các năm thuộc thế kỉ nào dựa vào bảng sau:
Từ năm \(1\) đến năm \(100\) là thế kỉ một ( thế kỉ \(I\)).
Từ năm \(101\) đến năm \(200\) là thế kỉ hai ( thế kỉ \(II\)).
......
Từ năm \(1801\) đến năm \(1900\) là thế kỉ mười chín ( thế kỉ \(XIX\)).
Từ năm \(1901\) đến năm \(2000\) là thế kỉ hai mươi ( thế kỉ \(XX\)).
Từ năm \(2001\) đến năm \(2100\) là thế kỉ hai mươi mốt ( thế kỉ \(XXI\)).
…....
Lời giải chi tiết:
a) Vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long năm 1010, thuộc thế kỉ 11 (thế kỉ XI).
b) Lương Thế Vinh là nhà toán học của Việt Nam, ông sinh năm 1441, thuộc thế kỉ 15 (thế kỉ XV).
c) Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2-9-1945, thuộc thế kỉ 20 (thế kỉ XX).
d) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ những năm 2000, thuộc thế kỉ 20 (thế kỉ XX).
Bài 4
Tính :
Phương pháp giải:
* Cộng số đo thời gian:
- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.
- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.
Lời giải chi tiết:
+)
Vậy 4 năm 7 tháng + 6 năm 8 tháng = 11 năm 3 tháng.
+)
Vậy 5 ngày 15 giờ + 3 ngày 17 giờ = 9 ngày 8 giờ.
+)
Vậy 6 giờ 35 phút + 2 giờ 27 phút = 9 giờ 2 phút.
Bài 5
Tính:
Phương pháp giải:
* Trừ số đo thời gian:
- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên.
- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
- Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi \(1\) đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường.
Lời giải chi tiết:
+)
Vậy 55 phút 30 giây – 28 phút 17 giây = 27 phút 13 giây.
+)
Vậy 36 giờ 25 phút – 18 giờ 40 phút = 17 giờ 45 phút.
+)
Vậy 16 ngày 7 giờ – 7 ngày 15 giờ = 8 ngày 16 giờ.
Bài 6
Đặt tính rồi tính:
a) 6 ngày 18 giờ + 3 ngày 7 giờ
b) 4 giờ 19 phút + 3 giờ 50 phút
c) 5 năm 10 tháng – 3 năm 5 tháng
d) 12 phút 30 giây – 8 phút 45 giây
Phương pháp giải:
* Cộng số đo thời gian:
- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.
- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn .
* Trừ số đo thời gian:
- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên.
- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
- Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi \(1\) đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường.
Lời giải chi tiết:
a)
Vậy 6 ngày 18 giờ + 3 ngày 7 giờ = 10 ngày 1 giờ.
b)
Vậy 4 giờ 19 phút + 3 giờ 50 phút = 8 giờ 9 phút.
c)
Vậy 5 năm 10 tháng – 3 năm 5 tháng = 2 năm 5 tháng.
d)
Vậy 12 phút 30 giây – 8 phút 45 giây = 3 phút 45 giây.
Bài 7
Hoa làm phiếu bài tập Toán hết 15 phút, sau đó làm phiếu tiếng Việt hết 17 phút. Hỏi Hoa làm cả hai phiếu đó hết bao nhiêu thời gian?
Phương pháp giải:
Tính thời gian Hoa làm cả hai phiếu đó ta lấy thời gian Hoa làm phiếu bài tập Toán cộng với thời gian Hoa làm phiếu bài tập tiếng Việt.
Lời giải chi tiết:
Hoa làm cả hai phiếu đó hết số thời gian là:
15 phút + 17 phút = 32 phút
Đáp số: 32 phút.
Bài 8
Chú Hùng đi từ nhà tới cơ quan hết 35 phút, cô Hồng đi từ nhà tới cơ quan hết 1 giờ 5 phút. Hỏi thời gian đi từ nhà đến cơ quan của chú Hùng ít hơn cô Hồng bao nhiêu phút?
Phương pháp giải:
Muốn tính thời gian đi từ nhà đến cơ quan chú Hùng ít hơn cô Hồng bao nhiêu ta lấy thời gian đi từ nhà đến cơ quan cô Hồng trừ đi thời gian đi từ nhà đến cơ quan chú Hùng.
Lời giải chi tiết:
Thời gian đi từ nhà đến cơ quan chú Hùng ít hơn cô Hồng số phút là:
1 giờ 5 phút – 35 phút = 30 phút
Đáp số: 30 phút.
Vui học
Chị Nguyệt Anh đi hội thảo tại Thượng Hải nên phải đi bằng máy bay từ Hà Nội. Giờ khởi hành là 9 giờ 55 phút.
Theo quy định, chị Nguyệt Anh phải có mặt ở sân bay để làm thủ tục trước giờ khởi hành ít nhất hai tiếng rưỡi. Hỏi chị Nguyệt Anh cần có mặt ở sân bay lúc mấy giờ ? Vì sao ?
Phương pháp giải:
Đổi: Hai tiếng rưỡi = 2 giờ 30 phút.
Muốn tìm thời gian chị Nguyệt Anh cần có mặt tại sân bay ta lấy thời gian khởi hành trừ đi 2 giờ 30 phút.
Lời giải chi tiết:
Đổi: Hai tiếng rưỡi = 2 giờ 30 phút.
Chị Nguyệt Anh cần có mặt tại sân bay lúc:
9 giờ 55 phút – 2 giờ 30 phút = 7 giờ 25 phút
Đáp số: 7 giờ 25 phút.
Loigiaihay.com
- Tuần 26: Nhân số đo thời gian với một số. Chia số đo thời gian cho một số. Vận tốc - trang 35
- Tuần 27: Quãng đường. Thời gian - trang 38
- Tuần 28: Luyện tập chung. Ôn tập về số tự nhiên, phân số - trang 41
- Tuần 29: Ôn tập về phân số, số thập phân, đo độ dài và đo khối lượng - trang 44
- Tuần 30: Ôn tâp về đo diện tích, thể tích. Ôn tập đo thời gian. Phép cộng - trang 46
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Kiểm tra cuối học kì 1 trang 65
- Tuần 18: Diện tích hình tam giác trang 61
- Tuần 17: Luyện tập chung. Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm. Hình tam giác trang 57
- Tuần 16: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
- Tuần 15: Luyện tập chung. Tỉ số phần trăm. Giải toán về tỉ số phần trăm trang 51
- Kiểm tra cuối học kì 1 trang 65
- Tuần 18: Diện tích hình tam giác trang 61
- Tuần 17: Luyện tập chung. Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm. Hình tam giác trang 57
- Tuần 16: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
- Tuần 15: Luyện tập chung. Tỉ số phần trăm. Giải toán về tỉ số phần trăm trang 51