Giải bài 6 trang 104 SBT Sinh học 8>
Giải bài 6 trang 104 Sách bài tập Sinh học 8. Tại sao đọc sách lâu lại mỏi mắt ?
Đề bài
Tại sao đọc sách lâu lại mỏi mắt ? Tại sao nói "Căng mắt ra mà nhìn"? Nằm đọc sách có hại gì ?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
- Đọc sách là nhìn gần, khi đó thể thuỷ tinh phải điều tiết, tăng độ cong để nhìn rõ chữ trong sách.
Sự thay đổi độ cong của thể thuỷ tinh có liên quan đến độ co dãn của cơ thể mi.
Khi cơ thể mi co, độ cong của thể thuỷ tinh tăng.
Khi cơ thể mi dãn, độ cong của thể thuỷ tinh giảm.
Sự co liên tục của cơ thể mi khi ngồi đọc sách lâu khiến ta cảm thấy "mỏi mắt" chính là mỏi cơ thể mi vì ngồi làm việc quá lâu. Lúc đó cần nghỉ, thư giãn một lúc, phóng tầm mắt ra xa cho cơ mi được thả lỏng trước khi tiếp tục đọc sách.
- Nói "căng mắt ra mà nhìn" là ý nói vận dụng tới mức tối đa sự co của cơ thể mi khi nhìn gần để quan sát từng chi tiết nhỏ của vật. "Căng mắt ra mà nhìn" còn thể hiện cả khi nhìn cảnh vật ở nơi thiếu ánh sáng, mắt mở to, các cơ vòng ở đồng tử phải dãn ra, trong khi cơ phóng xạ co tới mức tối đa để đồng tử dãn rộng, đảm bảo đủ độ sáng gây hưng phấn được tế bào que trên màng lưới cầu mắt, giúp ta nhìn được.
- Đừng bao giờ nằm đọc sách vì khi nằm đọc sách (dù nằm ngửa hay nằm nghiêng, kể cả nằm sấp chống tay mà đọc sách) khoảng cách giữa mắt luôn thay đổi có thể do mỏi tay, chưa kể nằm nghiêng khoảng cách từ sách tới hai mắt là không giống nhau. Tất cả những lí do trên khiến mắt luôn phải điều chỉnh độ xa gần, dễ dẫn tới cận thị và độ cận không đồng đều giữa hai mắt.
Loigiaihay.com
- Giải bài 7 trang 104 SBT Sinh học 8
- Giải bài 8 trang 104 SBT Sinh học 8
- Giải bài 9 trang 104 SBT Sinh học 8
- Giải bài 10 trang 104 SBT Sinh học 8
- Giải bài 11 trang 104 SBT Sinh học 8
>> Xem thêm