Giải Toán 2 KNTT, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chủ đề 11: Độ dài và đơn vị đo độ dài. Tiền Việt Nam

Bài 58. Luyện tập chung


Bài 4. Mi và Mai đi tham quan cùng bố mẹ. Điểm tham quan cách nhà 50 km. Đến trạm dừng nghỉ, bố cho biết ô tô đã đi được 25 km. Hỏi từ trạm dừng nghỉ còn cách điểm đến bao nhiêu ki-lô-mét?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

LT1

Bài 1 (trang 75 SGK Toán 2 tập 2)

Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Phương pháp giải:

a) Áp dụng kiến thức:

1 m = 10 dm ;               1 m = 100 cm ;                  1 dm = 10 cm.

b) Áp dụng kiến thức:

100 cm = 1 m ;              10 dm = 1 m.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Bài 2 (trang 75 SGK Toán 2 tập 2)

Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Người ta làm một cây cầu gỗ trên hồ nước và đóng các cọc làm thành cầu (như hình vẽ). Hai cọc cạnh nhau cách nhau đúng 1 m.

a) Chiều dài đoạn AB là  m.

b) Độ dài cây cầu được tính bằng độ dài đường gấp khúc ABCD. Độ dàicây cầu là  m.

Phương pháp giải:

a) Đếm số khoảng trống (mỗi khoảng trống nằm giữa hai cọc liên tiếp) của đoạn AB. Biết mỗi khoảng trống là 1 m, từ đó tìm ra chiều dài của đoạn AB.

b) - Đếm số khoảng trống của đoạn AB, BC, CD.

- Tìm số khoảng trống của đường gấp khúc ABCD bằng cách tìm tổng số khoảng trống của đoạn AB, BC, CD.

- Biết mỗi khoảng trống là 1 m, từ đó tìm ra độ dài đường gấp khúc ABCD hay ta tìm được chiều dài của cây cầu.

Lời giải chi tiết:

a) Quan sát ta thấy trên đoạn AB có 9 khoảng trống (mỗi khoảng trống nằm giữa hai cọc liên tiếp).

Mà mỗi khoảng trống là 1 m, vậy chiều dài đoạn AB là 9 m.

b) Quan sát ta thấy trên đoạn BC có 5 khoảng trống và trên đoạn CD có 7 khoảng trống.

Trên đường gấp khúc ABCD có tất cả số khoảng trống là:

                9 + 5 + 7 = 21 (khoảng trống)

Mà mỗi khoảng trống là 1 m, do đó độ dài đường gấp khúc ABCD là 21 m.

Vậy độ dài cây cầu là 21m.

Bài 3

Bài 3 (trang 76 SGK Toán 2 tập 2)

Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Mỗi vạch A, B, C trên thước chỉ số đo nào?

Vạch A chỉ số đo:  dm

Vạch B chỉ số đo:  dm

Vạch C chỉ số đo:  dm

Phương pháp giải:

Quan sát ta thấy 2 vạch lớn liền nhau trên thước đã cho hơn hoặc kém nhau 1 dm, do đó ta đếm thêm 1 dm rồi điền các số đo còn thiếu vào thước.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Vậy: Vạch A chỉ số đo 10 dm.

        Vạch B chỉ số đo 11 dm.

        Vạch C chỉ số đo 12 dm.

Bài 4

Bài 4 (trang 76 SGK Toán 2 tập 2)

Mi và Mai đi tham quan cùng bố mẹ. Điểm tham quan cách nhà 50 km. Đến trạm dừng nghỉ, bố cho biết ô tô đã đi được 25 km. Hỏi từ trạm dừng nghỉ còn cách điểm đến bao nhiêu ki-lô-mét?

Phương pháp giải:

Để tìm số ki-lô-mét từ trạm dừng nghỉ đến điểm đến ta lấy số ki-lô-mét từ nhà đến điểm tham quan trừ đi số ki-lô-mét từ nhà đến trạm dừng nghỉ.

Lời giải chi tiết:

Trạm dừng nghỉ còn cách điểm tham quan số ki-lô-mét là:

50 – 25 = 25 (km)

Đáp số: 25 km.

LT

Bài 1 (trang 76 SGK Toán 2 tập 2)

Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Phương pháp giải:

a) Áp dụng kiến thức:

1 dm = 10 cm ;          1 m = 10 dm  ;           1 m = 100 cm.

10 cm = 1 dm ;          10 dm = 1 m ;           100 cm = 1 m.

b) Áp dụng kiến thức:

1 km = 1000 m ;               1000 m = 1 km.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Bài 2 (trang 77 SGK Toán 2 tập 2)

Vườn hoa dưới đây đã được làm bao nhiêu mét hàng rào?

Phương pháp giải:

Để tìm số mét hàng rào của vườn hoa ta thực hiện phép tính 18 m + 35 m + 18 m.

Lời giải chi tiết:

Ta có: 18 m + 35 m + 18 m = 53 m + 18 m = 71 m.

Vậy vườn hoa đã được làm 71 m hàng rào.

Bài 3

Bài 3 (trang 77 SGK Toán 2 tập 2)

Một chú chim hải âu có thể nhìn thấy vật cách mình đến 10 km.

Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi.

Chú chim hải âu đang ở vị trí M thì:

a) Có thể nhìn thấy tàu A hay không?

b) Có thể nhìn thấy tàu B hay không?

c) Có thể nhìn thấy tàu C hay không?

Phương pháp giải:

Quan sát tranh, tìm khoảng cách từ chú chim hải âu tới mỗi con tàu con tàu rồi trả lời các câu hỏi của bài toán.

Lời giải chi tiết:

Quan sát tranh ta thấy:

• Vị trí M cách vị trí A 1 ô vuông, do đó khoảng cách từ chú chim hải âu đến tàu A là 5 km.

Vậy khi ở vị trí M, chú chim hải âu có thể nhìn thấy tàu A.

• Vị trí M cách vị trí B 2 ô vuông, do đó khoảng cách từ chú chim hải âu đến tàu B là 10 km.

Vậy khi ở vị trí M, chú chim hải âu có thể nhìn thấy tàu B.

• Vị trí M cách vị trí B 3 ô vuông, do đó khoảng cách từ chú chim hải âu đến tàu C là 15 km.

Vậy khi ở vị trí M, chú chim hải âu không  thể nhìn thấy tàu C.

Bài 4

Bài 4 (trang 78 SGK Toán 2 tập 2)

Bác Lâm cần xếp lên mỗi xe một thùng hàng. Em hãy giúp bác Lâm xếp cho hợp lí.

Phương pháp giải:

- Đổi các số đo chiều dài chỗ xếp thùng hàng của xe tải sang số đo có đơn vị là đề-xi-mét

- So sánh với số đo chiều dài các thùng hàng rồi lựa chọn cách xếp cho hợp lí.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

4 m = 40 dm ;         8 m = 80 dm ;             6 m = 60 dm.

Do đó, để đảm bảo an toàn và thuận tiện, bác Lâm cần xếp như sau:

• Xếp thùng hàng số 1 (thùng hàng chứa thanh long) lên xe C.

• Xếp thùng hàng số 2 (thùng hàng chứa bắp cải) lên xe B.

• Xếp thùng hàng số 3 (thùng hàng chứa chuối) lên xe A.

Bài 5

Bài 5 (trang 78 SGK Toán 2 tập 2)

Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Một đoàn tàu dài 99 m đang đi qua một cây cầu sắt AB dài 54 m. Khi đầu tàu vừa đến điểm A (như hình vẽ) thì điểm C ở đuôi tàu còn cách điểm B  m.

Phương pháp giải:

Số đo cần tìm chính là số đo (theo đơn vị mét) của đoạn thẳng BC. Để tìm độ dài đoạn BC ta lấy số đo của đoạn thẳng AC trừ đi số đo của đoạn thẳng AB, hay ta thực hiện phép tính 99 m – 54 m.

Lời giải chi tiết:

Số đo cần tìm chính là số đo (theo đơn vị mét) của đoạn thẳng BC.

Độ dài đoạn thẳng BC là:

                 99 m – 54 m = 45 m

Vậy khi đầu tàu vừa đến điểm A (như hình vẽ) thì điểm C ở đuôi tàu còn cách điểm B là 45 m.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.4 trên 11 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 2 - Kết nối tri thức - Xem ngay

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 2 trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ 3 bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp con lớp 2 học tốt.