Bài 34. Ôn tập hình phẳng


Giải Bài 34. Ôn tập hình phẳng trang 129, 130, 131 SGK Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1. Tìm số thích hợp.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

LT1

Bài 1 (trang 129 SGK Toán 2 tập 1)

Tìm số thích hợp.

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ hình vẽ rồi đếm số đoạn thẳng có trong mỗi hình.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Cho các đoạn thẳng sau:

a) Đo độ dài mỗi đoạn thẳng.

b) Hai đoạn thẳng nào dài bằng nhau?

c) Đoạn thẳng nào dài nhất, đoạn thẳng nào ngắn nhất?

Phương pháp giải:

a) Dùng thước kẻ để đo độ dài các đoạn thẳng đã cho.

b, c) So sánh độ dài các đoạn thẳng để tìm hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau, tìm đoạn thẳng dài nhất hoặc ngắn nhất.

Lời giải chi tiết:

a) Độ dài các đoạn thẳng đo được như sau:

b) Ta có: 7 cm = 7 cm.

Vậy hai đoạn thẳng CD và PQ dài bằng nhau.

c) Ta có: 5 cm < 7 cm < 9 cm.

Vậy đoạn thẳng AB ngắn nhất, đoạn thẳng MN dài nhất.

Bài 3

Những hình nào dưới đây là hình tứ giác?

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ hình vẽ để nhận dạng các hình tứ giác có trong hình vẽ đã cho.

Lời giải chi tiết:

Trong các hình đã cho, hình A và hình D là hình tứ giác.

Bài 4

Tìm ba điểm thẳng hàng có trong hình dưới đây.

Phương pháp giải:

- Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng (hoặc một đoạn thẳng)

- Quan sát hình vẽ rồi kể tên ba điểm thẳng hàng có trong hình vẽ.

Lời giải chi tiết:

Quan sát hình vẽ ta có:

- Ba điểm M, R, N thẳng hàng.

- Ba điểm N, S, P thẳng hàng.

- Ba điểm Q, O, N thẳng hàng.

- Ba điểm M, O, P thẳng hàng.

Bà5

Vẽ (theo mẫu).

Phương pháp giải:

Học sinh quan sát các hình mẫu rồi vẽ theo mẫu đã cho.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự vẽ hình theo mẫu đã cho.

LT2

Bài 1 (trang 130 SGK Toán 2 tập 1)

a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm.

b) Vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm.

Phương pháp giải:

• Cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm:

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 5 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 5 cm.

• Làm tương tự để vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm.

Lời giải chi tiết:

a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm:

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 5 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 5 cm.

b) Vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm:

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm C.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm C vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm D tại vị trí 7 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm C và D ta được đoạn thẳng CD dài 7 cm.

Bài 2

a) Tính độ dài đoạn thẳng BC.

b) Đo rồi tính độ dài đường gấp khúc MNPQ.

Phương pháp giải:

a) Để tính độ dài đoạn thẳng BC ta lấy độ dài đoạn thẳng AC trừ đi độ dài đoạn thẳng AB.

b) - Dùng thước kẻ để đo độ dài các đoạn thẳng.

- Độ dài đường gấp khúc MNPQ bằng tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP và PQ.

Lời giải chi tiết:

a) Độ dài đoạn thẳng BC là:

             13 – 6 = 7 (cm)

Vậy độ dài đoạn thẳng BC là 7 cm.

b) Độ dài các đoạn thẳng đo được như sau:

Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:

              5 + 3 + 6 = 14 (cm)

Vậy độ dài đường gấp khúc MNPQ là 14 cm.

Bài 3

Chọn hình thích hợp đặt vào dấu “?”.

Phương pháp giải:

Quan sát dãy hình và nhận thấy quy luật sắp xếp các hình: theo nhóm gồm 4 hình đầu (hình tròn màu đỏ, hình tứ giác màu xanh lá, hình tứ giác màu tím, hình tam giác màu xanh da trời) rồi lặp lại như vậy ba lần.

Lời giải chi tiết:

Quan sát dãy hình và nhận thấy quy luật sắp xếp các hình: theo nhóm gồm 4 hình đầu (hình tròn màu đỏ, hình tứ giác màu xanh lá, hình tứ giác màu tím, hình tam giác màu xanh da trời) rồi lặp lại như vậy ba lần.

Do đó, hình thích hợp đặt vào dấu “?” là hình tứ giác màu xanh lá.

Chọn B.

Bài 4

Dùng bao nhiêu hình A để xếp thành hình B?

Phương pháp giải:

Chia hình B thành các hình tam giác nhỏ A rồi đếm số tam giác nhỏ đó.

Lời giải chi tiết:

Chia hình B thành các hình tam giác nhỏ A như sau:

Vậy: Xếp 6 hình A được hình B.

Bài 5

Chọn câu trả lời đúng.

Số hình tam giác có trong hình sau là:

A. 3                                                 B. 4

C. 5                                                 D. 6

Phương pháp giải:

Đếm các hình tam giác đơn trước, sau đó gộp một số hình tam giác đơn thành hình tam giác mới.

Lời giải chi tiết:

Ta kí hiệu các hình tam giác như sau:

Các hình tam giác có trong hình đã cho là:

- Các hình tam giác đơn là: hình (1), hình (2), hình (3).

- Các hình tam giác gồm 2 hình tam giác đơn là: hình gồm (1) và (2), hình gồm (2) và (3).

- Hình tam giác gồm cả ba hình (1), (2), (3).

Vậy có tất cả 6 hình tam giác.

Chọn D.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.2 trên 12 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 2 - Kết nối tri thức - Xem ngay

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 2 trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ 3 bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp con lớp 2 học tốt.