Giải bài 5 trang 33 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều>
Một nhóm học sinh quốc tế gồm 9 học sinh đến từ các nước: Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập, Brasil, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nam Phi; mỗi nước chỉ có đúng một học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm học sinh quốc tế trên. Tìm số phần tử của tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau: a) “Học sinh được chọn ra đến từ châu Á”; b) “Học sinh được chọn ra đến từ châu Âu”; c) “Học sinh được chọn ra đến từ châu Mỹ”;
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề bài
Một nhóm học sinh quốc tế gồm 9 học sinh đến từ các nước: Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập, Brasil, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nam Phi; mỗi nước chỉ có đúng một học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm học sinh quốc tế trên. Tìm số phần tử của tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Học sinh được chọn ra đến từ châu Á”;
b) “Học sinh được chọn ra đến từ châu Âu”;
c) “Học sinh được chọn ra đến từ châu Mỹ”;
d) “Học sinh được chọn ra đến từ châu Phi”;
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xác định các kết quả thuận lợi để xảy ra biến cố.
Xác suất của một biến cố trong trò chơi viết ngẫu nhiên một học sinh bằng tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra.
a) Để đưa ra những kết quả thuận lợi cho biến cố, ta cần xác định những học sinh được chọn đến từ Châu Á. Hay xác định những nước có trong 9 nước nằm ở châu Á.
b) Để đưa ra những kết quả thuận lợi cho biến cố, ta cần xác định những học sinh được chọn đến từ Châu Âu. Hay xác định những nước có trong 9 nước nằm ở châu Âu.
c) Để đưa ra những kết quả thuận lợi cho biến cố, ta cần xác định những học sinh được chọn đến từ Châu Mỹ. Hay xác định những nước có trong 9 nước nằm ở châu Mỹ.
d) Để đưa ra những kết quả thuận lợi cho biến cố, ta cần xác định những học sinh được chọn đến từ Châu Phi. Hay xác định những nước có trong 9 nước nằm ở châu Phi.
Lời giải chi tiết
Tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra là:
G = {học sinh đến từ Việt Nam, học sinh đến từ Ấn Độ, học sinh đến từ Ai Cập, học sinh đến từ Brasil, học sinh đến từ Canada, học sinh đến từ Tây Ban Nha, học sinh đến từ Đức, học sinh đến từ Pháp, học sinh đến từ Nam Phi}
Số phần tử của G là 9
a) Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Á” là: học sinh đến từ Việt Nam, học sinh đến từ Ấn Độ.
Vì thế, xác suất của biến cố trên là: \(\dfrac{2}{9}\)
b) Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Âu” là: học sinh đến từ Tây Ban Nha, học sinh đến từ Đức, học sinh đến từ Pháp.
Vì thế, xác suất của biến cố trên là: \(\dfrac{3}{9} = \dfrac{1}{3}\)
c) Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Mỹ” là: học sinh đến từ Brasil, học sinh đến từ Canada.
Vì thế, xác suất của biến cố trên là: \(\dfrac{2}{9}\)
d) Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Phi” là: học sinh đến từ Ai Cập, học sinh đến từ Nam Phi.
Vì thế, xác suất của biến cố trên là: \(\dfrac{2}{9}\)
- Giải bài 4 trang 33 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài 3 trang 33 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài 2 trang 32 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài 1 trang 32 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
- Giải mục II trang 31, 32 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều