Bài 4: Hơn, kém nhau bao nhiêu


Giải Bài 4: Hơn, kém nhau bao nhiêu trang 16, 17, 18 SGK Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1. Số chim cành trên hơn số chim cành dưới mấy con?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1 (trang 16 SGK Toán 2 tập 1) 

Số chim cành trên hơn số chim cành dưới mấy con?

Bài giải

Số chim cành trên hơn số chim cành dưới là:

?  – ? = ? (con)

Đáp số: ? con chim.

Phương pháp giải:

- Đếm số con chim đậu ở mỗi cành.

- Để tìm số con chim cành trên hơn số con chim cành dưới ta lấy số chim cành trên trừ đi số chim cành dưới.

Lời giải chi tiết:

Số chim cành trên hơn số chim cành dưới là:

6  – 4 = 2 (con)

Đáp số: 2 con chim.

Bài 2

Việt đã tô màu 6 bông hoa, còn 4 bông hoa chưa tô màu. Hỏi số bông hoa chưa tô màu kém số bông hoa đã tô màu mấy bông?

Bài giải

Số bông hoa chưa tô màu kém số bông hoa đã tô màu là:

? – ? = ? (bông)

Đáp số: ? bông hoa.

Phương pháp giải:

Để tìm số bông hoa chưa tô màu kém số bông hoa đã tô màu ta lấy số bông hoa đã tô màu trừ đi số bông hoa chưa tô màu.

Lời giải chi tiết:

Số bông hoa chưa tô màu kém số bông hoa đã tô màu là:

6 – 4 = 2 (bông)

Đáp số: 2 bông hoa.

Bài 3

Mai 7 tuổi, bố 38 tuổi. Hỏi bố hơn Mai bao nhiêu tuổi?

Phương pháp giải:

Để tìm số tuổi bố hơn Mai ta lấy tuổi của bố trừ đi tuổi của Mai.

Lời giải chi tiết:

Bố hơn Mai số tuổi là:

38 – 7 = 31 (tuổi)

Đáp số: 31 tuổi.

Bài 4

Một trường học có 5 thùng đựng rác tái chế và 10 thùng đựng rác khác. Hỏi số thùng đựng rác khác hơn số thùng đựng rác tái chế mấy thùng?

Phương pháp giải:

Để tìm số thùng đựng rác khác hơn số thùng đựng rác tái chế ta lấy số thùng đựng rác khác trừ đi số thùng đựng rác tái chế.

Lời giải chi tiết:

Số thùng đựng rác khác hơn số thùng đựng rác tái chế số thùng là:

10 – 5 = 5 (thùng)

Đáp số: 5 thùng.

LT

Bài 1 (trang 17 SGK Toán 2 tập 1)

Tìm số thích hợp.

Mẫu: Băng giấy màu vàng ngắn hơn bằng giấy màu xanh máy xăng-ti-mét?

                       6 cm – 4 cm = 2 cm

a) Băng giấy màu đỏ dài hơn băng giấy màu vàng mấy xăng-ti-mét?

                      7 cm – 4 cm = ? cm

b) Băng giấy màu xanh ngắn hơn bằng giấy màu đỏ mấy xăng-ti-mét?

                      ? cm – ? cm = ? cm 

Phương pháp giải:

a) Thực hiện phép trừ như thông thường, sau đó ghi thêm đơn vị đo vào kết quả.

b) Để tìm băng giấy màu xanh ngắn hơn bằng giấy màu đỏ mấy xăng-ti-mét ta lấy độ dài băng giấy màu đỏ trừ đi độ dài băng giấy màu xanh.

Lời giải chi tiết:

a) Băng giấy màu đỏ dài hơn băng giấy màu vàng mấy xăng-ti-mét?

                      7 cm – 4 cm = 3 cm

b) Băng giấy màu xanh ngắn hơn bằng giấy màu đỏ mấy xăng-ti-mét?

                      7 cm – 6 cm = 1 cm

Bài 2

a) Bút nào ngắn nhất?

b) Số ?

- Bút chì dài hơn bút mực ? cm.

- Bút sáp ngắn hơn bút chì ? cm.

Phương pháp giải:

a) Quan sát hình vẽ để tìm độ dài của mỗi chiếc bút, sau đó so sánh độ dài để tìm chiếc bút ngắn nhất.

b) - Để tìm số xăng-ti-mét bút chì dài hơn bút mực ta lấy độ dài bút chì trừ đi độ dài bút mực.

- Để tìm số xăng-ti-mét bút sáp ngắn hơn bút chì ta lấy độ dài bút chì trừ đi độ dài bút sáp.

Lời giải chi tiết:

a) Quan sát hình vẽ ta có độ dài mỗi chiếc bút như sau:

Bút chì: 25 cm ; Bút mực: 20 cm ;  Bút sáp: 10 cm.

Mà: 10 cm < 20 cm < 25 cm.

Vậy bút sáp ngắn nhất.

b) Bút chì dài hơn bút mực số xăng-ti-mét là:

                   25 – 20 = 5 (cm)

Bút sáp ngắn hơn bút chì số xăng-ti-mét là:

                   25 – 10 = 15 (cm)

Vậy:

- Bút chì dài hơn bút mực 10 cm.

- Bút sáp ngắn hơn bút chì 15 cm.

Bài 3

Ba bạn rô-bốt rủ nhau đo chiều cao.

a) Rô-bốt nào cao nhất?

b) Tìm số thích hợp.

- Rô-bốt A cao hơn rô-bốt B ? cm.

- Rô-bốt B thấp hơn rô-bốt C ? cm.

Phương pháp giải:

a) Quan sát hình vẽ để tìm chiều cao của mỗi bạn rô-bốt, sau đó so sánh độ dài để tìm bạn rô-bốt cao nhất.

b) - Để tìm số xăng-ti-mét rô-bốt A cao hơn rô-bốt B ta lấy độ dài rô-bốt A trừ đi độ dài rô-bốt B.

- Để tìm số xăng-ti-mét rô-bốt B thấp hơn rô-bốt C ta lấy độ dài rô-bốt  C trừ đi độ dài rô-bốt B.

Lời giải chi tiết:

a) Quan sát hình vẽ ta có chiều cao của mỗi bạn rô-bốt như sau:

Rô-bốt A: 56 cm ; Rô-bốt B: 54 cm ;  Rô-bốt C: 59 cm.

Mà: 54 cm < 56 cm < 59 cm.

Vậy rô-bốt C cao nhất.

b) Rô-bốt A cao hơn rô-bốt B số xăng-ti-mét là:

                56 – 54 = 2 (cm)

Rô-bốt B thấp hơn rô-bốt C số xăng-ti-mét là:

               59 – 54 = 5 (cm)

Vậy:

- Rô-bốt A cao hơn rô-bốt B 2 cm.

- Rô-bốt B thấp hơn rô-bốt C 5 cm.

Bài 4

Mai và Nam gấp được các thuyền giấy như hình dưới đây.

a) Mai gấp được hơn Nam mấy cái thuyền?

b) Nam gấp được kém Mai mấy cái thuyền?

Phương pháp giải:

- Quan sát hình vẽ để tìm số cái thuyền mỗi bạn gấp được.

- Để tìm số cái thuyền Mai gấp được hơn Nam ta lấy số cái thuyền Mai gấp được trừ đi số cái thuyền Nam gấp được.

- Để tìm số cái thuyền Nam gấp được kém Mai ta lấy số cái thuyền Mai gấp được trừ đi số cái thuyền Nam gấp được

Lời giải chi tiết:

Quan sát hình vẽ ta thấy Mai gấp được 8 cái thuyền, Nam gấp được 6 cái thuyền.

a) Mai gấp được hơn Nam số cái thuyền là:

               8 – 6 = 2 (cái thuyền)

                              Đáp số: 2 cái thuyền.

b) Nam gấp được kém Mai số cái thuyền là:

               8 – 6 = 2 (cái thuyền)

                               Đáp số: 2 cái thuyền.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 2 - Kết nối tri thức - Xem ngay