Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường THCS Trần Đăng Ninh thành phố Nam Định năm 2025>
Tải vềBa thùng gạo (thùng A, thùng B, thùng C) có tất cả 390 kg gạo ... Bạn Nam muốn mua 3 chiếc bút. Cửa hàng A bán mỗi chiếc bút giá 9 000 đồng với ưu đãi "Mua 2, tặng 1".
Đề bài
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm): Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập dưới đây.
Câu 1. Làm tròn số 3,458 đến hàng phần mười, ta được:
A. 3 B. 3,4 C. 3,5 D. 3,46
Câu 2. Cho 2 km 45 m = ...... km. Số thập phân thích hợp viết vào chỗ chấm là:
A. 2,45 B. 2,045 C. 0,245 D. 24,5
Câu 3. Phân số $\frac{5}{4}$ viết dưới dạng số thập phân là:
A. 12,5 B. 5,4 C. 4,5 D. 1,25
Câu 4. Ong mật bay với vận tốc 7 km/giờ. Quãng đường ong mật bay được trong 45 phút là:
A. 315 km B. 52,5 km C. 5,25 km D. 3,15 km
Câu 5. Một khúc gỗ dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1 m, chiều rộng 0,5 m, chiều cao 8 dm. Thể tích của khúc gỗ đó là:
A. 0,4 m3 B. 4 m3 C. 40 m3 D. 400 m3
Câu 6. Bản đồ của một tỉnh được vẽ theo tỉ lệ 1 : 100 000. Hỏi khoảng cách 2 cm trên bản đồ ứng với độ dài thực tế là bao nhiêu ki-lô-mét?
A. 200 km. B. 20 km C. 10 km D. 2 km
II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1. Tính bằng cách thuận tiện
a) 67,75 + 13,5 + 32,25 + 86,5
b) $10,38 \times \frac{3}{{50}} - 0,38 \times \frac{3}{{50}}$
Câu 2. Ba thùng gạo (thùng A, thùng B, thùng C) có tất cả 390 kg gạo, biết trung bình cộng số gạo ở thùng B và thùng C là 135 kg.
a) Tính số gạo có ở thùng A.
b) Nếu chuyển 25% lượng gạo ở thùng A và 10 kg gạo ở thùng B sang thùng C thì khi đó số gạo ở thùng B bằng $\frac{2}{3}$ số gạo ở thùng C. Hỏi lúc đầu ở mỗi thủng có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Câu 3. Bạn Nam muốn mua 3 chiếc bút. Cửa hàng A bán mỗi chiếc bút giá 9 000 đồng với ưu đãi "Mua 2, tặng 1". Cửa hàng B bán mỗi chiếc bút giá 10 000 đồng với ưu đãi “Giảm 40% giá bán cho hai chiếc bút đầu tiên". Theo em, bạn Nam nên mua bút ở cửa hàng nào thì được lợi hơn? Vì sao?
Câu 4. Cho hình vẽ bên, biết BD = 6 cm và bằng $\frac{1}{3}$= BC, chiều cao của tam giác ABC hạ từ đỉnh A xuống đáy BC bằng 9 cm.
a) Tính diện tích tam giác ABC.
b) Từ D kẻ đường thẳng song song với AC cắt AB tại E. Nối C với E cắt AD tại I. So sánh IE và IC.
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Làm tròn số 3,458 đến hàng phần mười, ta được:
A. 3 B. 3,4 C. 3,5 D. 3,46
Cách giải:
Làm tròn số 3,458 đến hàng phần mười, ta được: 3,5 (Vì chữ số hàng phần trăm là 5)
Đáp án: C
Câu 2. Cho 2 km 45 m = ...... km. Số thập phân thích hợp viết vào chỗ chấm là:
A. 2,45 B. 2,045 C. 0,245 D. 24,5
Cách giải:
2 km 45 m = 2,045km
Đáp án: B
Câu 3. Phân số $\frac{5}{4}$ viết dưới dạng số thập phân là:
A. 12,5 B. 5,4 C. 4,5 D. 1,25
Cách giải:
$\frac{5}{4} = \frac{{5 \times 25}}{{4 \times 25}} = \frac{{125}}{{100}} = 1,25$
Đáp án: D
Câu 4. Ong mật bay với vận tốc 7 km/giờ. Quãng đường ong mật bay được trong 45 phút là:
A. 315 km B. 52,5 km C. 5,25 km D. 3,15 km
Cách giải
Đổi 45 phút = 0,75 giờ
Quãng đường ong mật bay được trong 45 phút là: 7 x 0,75 = 5,25 (km)
Đáp án: C
Câu 5. Một khúc gỗ dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1 m, chiều rộng 0,5 m, chiều cao 8 dm. Thể tích của khúc gỗ đó là:
A. 0,4 m3 B. 4 m3 C. 40 m3 D. 400 m3
Cách giải
Đổi: 8 dm = 0,8 m
Thể tích của khúc gỗ đó là: 1 x 0,5 x 0,8 = 0,4 (m3)
Đáp án: A
Câu 6. Bản đồ của một tỉnh được vẽ theo tỉ lệ 1 : 100 000. Hỏi khoảng cách 2 cm trên bản đồ ứng với độ dài thực tế là bao nhiêu ki-lô-mét?
A. 200 km. B. 20 km C. 10 km D. 2 km
Cách giải:
Khoảng cách 2 cm trên bản đồ ứng với độ dài thực tế là 2 x 100 000 = 200 000 (cm) = 2 km
Đáp án: D
II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1. Tính bằng cách thuận tiện
a) 67,75 + 13,5 + 32,25 + 86,5
b) $10,38 \times \frac{3}{{50}} - 0,38 \times \frac{3}{{50}}$
Cách giải
a) 67,75 + 13,5 + 32,25 + 86,5
= (67,75 + 32,25) + (13,5 + 86,5)
= 100 + 100
= 200
b) $10,38 \times \frac{3}{{50}} - 0,38 \times \frac{3}{{50}} = (10,38 - 0,38) \times \frac{3}{{50}} = 10 \times \frac{3}{{50}} = \frac{3}{5}$
Câu 2. Ba thùng gạo (thùng A, thùng B, thùng C) có tất cả 390 kg gạo, biết trung bình cộng số gạo ở thùng B và thùng C là 135 kg.
a) Tính số gạo có ở thùng A.
b) Nếu chuyển 25% lượng gạo ở thùng A và 10 kg gạo ở thùng B sang thùng C thì khi đó số gạo ở thùng B bằng $\frac{2}{3}$ số gạo ở thùng C. Hỏi lúc đầu ở mỗi thủng có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Cách giải:
a) Tổng số gạo ở thùng B và thùng C là:
135 x 2 = 270 (kg)
Số gạo ở thùng A là: 390 – 270 = 120 (kg)
b) Số gạo thùng A chuyển sang thùng C là:
120 : 100 x 25 = 30 (kg)
Sau khi chuyển gạo từ thùng A và thùng B sang thùng C thì tổng số gạo ở thùng B và thùng C là: 270 +30 = 300 (kg)
Ta có sơ đồ biểu thị số gạo của thùng B và thùng C lúc sau:
Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần)
Giá trị 1 phần là: 300 : 5 = 60 (kg)
Số gạo thùng B lúc sau là: 60 x 2 = 120 (kg)
Số gạo thùng B lúc đầu là: 120 + 10 = 130 (kg)
Số gạo thùng C lúc đầu là: 270 - 130 = 140 (kg)
Đáp số: a) 120 kg
b) Thùng B: 130 kg
Thùng C: 140 kg
Câu 3. Bạn Nam muốn mua 3 chiếc bút. Cửa hàng A bán mỗi chiếc bút giá 9 000 đồng với ưu đãi "Mua 2, tặng 1". Cửa hàng B bán mỗi chiếc bút giá 10 000 đồng với ưu đãi “Giảm 40% giá bán cho hai chiếc bút đầu tiên". Theo em, bạn Nam nên mua bút ở cửa hàng nào thì được lợi hơn? Vì sao?
Cách giải
Số tiền mua 3 chiếc bút ở cửa hàng A là: 9 000 x 2 = 18 000 (đồng)
Số tiền mua 2 chiếc bút ở cửa hàng B khi chưa giảm giá là:
10 000 x 2 = 20 000 (đồng)
Số tiền được giảm khi mua 2 chiếc bút đầu tiên ở cửa hàng B là:
20 000 : 100 x 40 = 8 000 (đồng)
Số tiền mua 3 chiếc bút ở cửa hàng B là:
(20 000 – 8 000) + 10 000=22 000 (đồng)
Vì 18 000 đồng < 22 000 đồng nên bạn Nam chọn mua bút ở cửa hàng A sẽ được lợi hơn.
Câu 4. Cho hình vẽ bên, biết BD = 6 cm và bằng $\frac{1}{3}$= BC, chiều cao của tam giác ABC hạ từ đỉnh A xuống đáy BC bằng 9 cm.
a) Tính diện tích tam giác ABC.
b) Từ D kẻ đường thẳng song song với AC cắt AB tại E. Nối C với E cắt AD tại I. So sánh IE và IC.
Cách giải:
a) Độ dài BC là: 6 x 3 = 18 (cm)
Diện tích tam giác ABC là: 18 x 9 : 2 = 81 (cm2)
b)
- Vì DE song song với AC nên tử giác AEDC là hình thang
- Xét 2 tam giác ABD và ABC, có:
+ Chung chiều cao hạ từ A xuống BC.
+ BD = $\frac{1}{3}$ BC
Suy ra SABD = $\frac{1}{3}$ SABC
Mà 2 tam giác ABD và ABC lại có chung đáy AB.
=> Chiều cao hạ từ D xuống AB bằng $\frac{1}{3}$ chiều cao hạ từ C xuống AB.
Xét 2 tam giác DAE và CAE, có:
+ Chung đáy AE
+ Chiều cao hạ từ D xuống AE bằng $\frac{1}{3}$ chiều cao hạ từ C xuống AE.
=> SDAE = $\frac{1}{3}$ SCAE (1)
Xét 2 tam giác CAE và CAD, có:
+ Chung đáy AC
+ Chiều cao hạ từ E xuống AC bằng chiều cao hạ từ D xuống AC (vì cùng là chiều cao của hình thang AEDC)
=> SCAE = SCAD (2)
Từ (1) và (2) suy ra SDAE = $\frac{1}{3}$ SCAD
Mà 2 tam giác DAE và CAD lại có chung đáy AD
= Chiều cao hạ từ E xuống AD bằng $\frac{1}{3}$ chiều cao hạ từ C xuống AD.
- Xét 2 tam giác AEI và AIC, có:
+ Chung đáy AI
+ Chiều cao hạ từ E xuống AI bằng $\frac{1}{3}$ chiều cao hạ từ C xuống AI
Suy ra SAEI = $\frac{1}{3}$SAIC
Mà 2 tam giác AEI và AIC lại có chung chiều cao hạ từ A xuống EC
=> IE = $\frac{1}{3}$ IC


Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường THCS Trần Đăng Ninh thành phố Nam Định năm 2025
- Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường THCS Vĩnh Yên năm 2025
- Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường THCS Nguyễn Hữu Thọ - Quận 7 năm 2025
- Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường THCS Nguyễn Hữu Thọ - Quận 7 năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tri Phương - Huế năm 2025
- Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường THCS Trần Đăng Ninh thành phố Nam Định năm 2025
- Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường THCS Vĩnh Yên năm 2025
- Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường THCS Nguyễn Hữu Thọ - Quận 7 năm 2025
- Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường THCS Nguyễn Hữu Thọ - Quận 7 năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Nguyễn Tri Phương - Huế năm 2025