Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt có đáp án - 9 năm gần nhất Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2023


Đọc đoạn văn sau: "Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: Không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật." (Theo Trần Hoài Dương)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

PHÒNG GDĐT VĨNH YÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH

VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS VĨNH YÊN

NĂM HỌC 2023 - 2024

 

Phần I. MÔN TIẾNG VIỆT (10 điểm)

A. TRẮC NGHIỆM

            Đọc đoạn văn sau:

            "Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: Không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật."

(Theo Trần Hoài Dương)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng.

Câu 1. Từ nào dưới đây không phải là từ gợi tả âm thanh?

A. Rào rào.

B. Lạt xạt.

C. He hé.

D. Lao xao.

Câu 2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Nhân hóa và so sánh.

D. Không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào.

Câu 3. Đoạn văn trên có mấy từ láy?

A. Bốn.

B. Bá.

C. Hải.

D. Một.

Câu 4. Từ in đậm trong câu văn nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

A. Quả na này còn xanh chưa ăn được.

B. Khúc nhạc ngân lên làm xao động trái tim mọi người.

C. Anh ấy là tay trống xuất sắc của ban nhạc.

D. Những người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn đồ ngọt.

Câu 5. Các câu văn dưới đây được liên kết với nhau bằng cách nào?

            "Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất xung quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm..."

A. Phép lặp, phép nối.

B. Phép lặp, phép thế.

C. Phép thế, phép nối.

D. Chỉ có phép nối.

Câu 6. Thành ngữ “Hương đồng cỏ nội” có ý nghĩa gì?

A. Mùi của ruộng đồng.

B. Mùi của ruộng đồng, cây cỏ.

C. Cảnh vật và hương vị của làng quê nói chung.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7. Từ nào không đồng nghĩa với từ “quyền lực”?

A. Quyền lợi.

B. Quyền hạn.

C. Quyền thế.

D. Quyền hành.

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

            Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng.

HỒ CHÍ MINH

Câu 2. Đọc đoạn thơ sau:

“Em yêu màu nâu:

Áo mẹ sờn bạc,

Đất đai cần cù,

Gỗ rừng bát ngát.”

(Trích Sắc màu em yêu - Phạm Đình Ân)

a) Dấu hai chấm (:) trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?

b) Tình cảm của bạn nhỏ trong đoạn thơ trên dành cho mẹ, cho quê hương như thế nào? Đoạn thơ gợi cho em điều gì về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam?

---Hết---

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. C

2. B

3. A

4. D

5. A

6. C

7. A

 A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Từ nào dưới đây không phải là từ gợi tả âm thanh?

A. Rào rào.

B. Lạt xạt.

C. He hé.

D. Lao xao.

Phương pháp giải:

Em cần nhớ rằng từ gợi tả âm thanh là những từ mô phỏng âm thanh trong tự nhiên, như tiếng gió, tiếng lá, tiếng nước chảy,…

Lời giải chi tiết:

Từ “he hé” chỉ hoạt động mở hé mắt.

Các từ “rào rào”, “lạt xạt”, “lao xao” đều gợi tả âm thanh của gió hay lá cây.

Đáp án C.

Câu 2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Nhân hóa và so sánh.

D. Không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào.

Phương pháp giải:

Em dựa vào dấu hiệu từ ngữ của biện pháp nhân hoá và so sánh.

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn văn, tác giả tả cây xấu hổ có hành động giống như con người: biết co rúm, he hé mắt, mở mắt. Vì thế, tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa để cây xấu hổ như có cảm xúc và hành động như người.

Đáp án B.

Câu 3. Đoạn văn trên có mấy từ láy?

A. Bốn.

B. Bá.

C. Hải.

D. Một.

Phương pháp giải:

Em dựa vào đặc điểm của từ láy để đếm số lượng từ láy.

Lời giải chi tiết:

Các từ láy là: rào rào, lạt xạt, lao xao, he hé.

Đáp án A.

Câu 4. Từ in đậm trong câu văn nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

A. Quả na này còn xanh chưa ăn được.

B. Khúc nhạc ngân lên làm xao động trái tim mọi người.

C. Anh ấy là tay trống xuất sắc của ban nhạc.

D. Những người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn đồ ngọt.

Phương pháp giải:

Em phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ in đậm.

Lời giải chi tiết:

- Từ “xanh” trong “còn xanh” mang nghĩa chuyển, ý là chưa chín.

- Từ “trái” trong “trái tim” mang nghĩa chuyển, chỉ bộ phận cơ thể.

- Từ “tay” trong “tay trống” mang nghĩa chuyển, chỉ người giỏi về một môn nào đó.

=> Từ “ngọt” trong “đồ ngọt” mang nghĩa gốc, chỉ vị ngọt trong thức ăn (kẹo, bánh, đường...).

Đáp án D.

Câu 5. Các câu văn dưới đây được liên kết với nhau bằng cách nào?

            "Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất xung quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm..."

A. Phép lặp, phép nối.

B. Phép lặp, phép thế.

C. Phép thế, phép nối.

D. Chỉ có phép nối.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các cách liên kết câu.

Lời giải chi tiết:

Hai câu văn được liên kết với nhau bằng từ ngữ nối "nhưng kìa" và lặp từ ngữ "gạo".

Đáp án A.

Câu 6. Thành ngữ “Hương đồng cỏ nội” có ý nghĩa gì?

A. Mùi của ruộng đồng.

B. Mùi của ruộng đồng, cây cỏ.

C. Cảnh vật và hương vị của làng quê nói chung.

D. Tất cả các đáp án trên.

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa thành ngữ dựa vào từ ngữ và vốn hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Thành ngữ “Hương đồng cỏ nội” không chỉ là mùi mà còn gợi cả cảnh vật của làng quê.

Đáp án C.

Câu 7. Từ nào không đồng nghĩa với từ “quyền lực”?

A. Quyền lợi.

B. Quyền hạn.

C. Quyền thế.

D. Quyền hành.

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa các từ và tìm từ không đồng nghĩa với từ “quyền lực”.

Lời giải chi tiết:

Quyền lợi là lợi ích được hưởng.

Quyền hạn là phạm vi quyền được làm.

Quyền thế là uy thế, quyền lực lớn.

Quyền hành là quyền định đoạt và điều hành công việc.

=> “Quyền lực” là sức mạnh trong việc điều khiển, cai quản. Còn “quyền lợi” là lợi ích được hưởng nên không giống nghĩa.

Đáp án A.

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

            Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng.

HỒ CHÍ MINH

Phương pháp giải:

Em nhớ lại cách xác định các thành phần câu.

Lời giải chi tiết:

Nếu trong công tác (TN), các cô, các chú (CN1) / được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu (VN1) thì nhất định các cô, các chú (CN2) / thành công (VN2).

Muốn được như vậy (TN), phải trau dồi (VN) / đạo đức cách mạng (CN).

Câu 2. Đọc đoạn thơ sau:

“Em yêu màu nâu:

Áo mẹ sờn bạc,

Đất đai cần cù,

Gỗ rừng bát ngát.”

(Trích Sắc màu em yêu - Phạm Đình Ân)

a) Dấu hai chấm (:) trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?

b) Tình cảm của bạn nhỏ trong đoạn thơ trên dành cho mẹ, cho quê hương như thế nào? Đoạn thơ gợi cho em điều gì về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam?

Phương pháp giải:

a) Em nhớ lại tác dụng của dấu hai chấm.

b) Em dựa vào từ ngữ thể hiện tình cảm và hình ảnh trong câu thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Dấu hai chấm trong đoạn thơ có tác dụng liệt kê những điều mà bạn nhỏ yêu màu nâu, đó là áo mẹ, đất đai, gỗ rừng.

b) Tình cảm của bạn nhỏ trong đoạn thơ trên dành cho mẹ, cho quê hương là bạn nhỏ rất yêu quý, trân trọng sự vất vả của mẹ, sự trù phú rộng lớn của thiên nhiên quê hương, đất nước. Đoạn thơ gợi cho em thấy sự cần cù, chịu thương chịu khó của con người Việt Nam và thiên nhiên trù phú, giàu có với rừng cây bát ngát của đất nước Việt Nam.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí