Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2024>
Tải vềGiọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.
Đề thi
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
TUYỂN SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM 2024
Môn: TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc các đoạn trích sau:
(1) Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoả hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ảnh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi mà ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.
(Theo Mác-xim Go-rơ-ki, trong Tiếng Việt 5, tập 1)
(2) Tôi thích nhất là được cùng bà nằm trên chõng tre vào mỗi đêm hè. [...] Bà thường đặt chiếc chõng tre ngoài hiên nhà vào mỗi tối. Tôi ôm chiếc gối nhỏ của mình ra nằm cạnh bà. Màn đêm thật yên tĩnh. Tôi nghe rõ từng nhịp thở của bà, đều đều và lành hiền. Bà kể chuyện về các ngôi sao. Nào là sao Chổi, sao Diêm Vương, chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ... Rồi cả những câu chuyện cổ tích mượt mà, sâu lắng.
(Theo Hồ Huy Sơn, Đi qua những mùa vàng)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
a. Trong đoạn (1), giọng nói của bà được so sánh với những sự vật nào?
A. Tiếng chuông, những đoá hoa
B. Tiếng chuông, những tia sáng
C. Những đoá hoa, những tia sáng
D. Những tia sáng, những ngôi sao
b. Trong đoạn (2), nhân vật “tôi” thích nhất làm gì vào mỗi đêm hè?
A. Ngắm sao Chổi, sao Diêm Vương trên bầu trời
B. Kể cho bà nghe những câu chuyện cổ tích sâu lắng
C. Nằm cùng bà trên chõng tre để nghe bà kể chuyện
D. Lắng nghe nhịp thở của bà trong màn đêm yên tĩnh
c. Hai đoạn trích trên có điểm gì chung khi viết về bà?
A. Đều tả những đặc điểm ngoại hình của bà
B. Đều kể về sự chăm sóc mà bà dành cho cháu
C. Đều liệt kê những câu chuyện cổ tích bà kể
D. Đều viết về bà qua cảm nhận của người cháu
d. Câu “Bà kể chuyện cho cháu nghe." là câu khiến trong trường hợp nào dưới đây?
A. Cháu nói với ông.
B. Cháu nói với bà.
C. Bà nói với ông.
D. Ông nói với cháu.
Câu 2 (1,0 điểm)
Đoạn văn sau có một số từ và cụm từ bị viết sai chính tả. Hãy viết lại cho đúng.
Trong năm học 2023 – 2024, trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành trực thuộc Trường đại học Sư Phạm Hà Nội tổ chức Lễ kỉ niệm 25 năm thành lập Trường. Với sự nỗ nực cống hiến bền bi, sự đồng tâm quyết trị, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường đã đạt được những thành tích đáng tự hào. Trường được Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng nhì.
Các từ, cụm từ được viết lại cho đúng là:
1) ……………………………………………………………………………….
2) ………………………………………………………………………………
3) ………………………………………………………………………………
4) ………………………………………………………………………………
5) ………………………………………………………………………………
Câu 3 (1,0 điểm)
Đọc các câu sau, trả lời câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu:
(1) Người nông dân trông trời để đoán thời tiết.
(2) Chị Bông trông em giúp mẹ.
(3) Việc này tôi trông hết vào anh.
a. Giải nghĩa từ “trông”:
- Trong câu (1): ……………………………………………………………………..
- Trong câu (2): ……………………………………………………………………..
- Trong câu (3): ……………………………………………………………………..
b. Quan hệ giữa từ “trông” trong câu (1) và câu (3) là đồng âm hay nhiều nghĩa?
Quan hệ giữa từ “trông” trong câu (1) và câu (3) là ………………………………...
Câu 4 (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau, trả lời câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu:
(1) Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.
(2) Trong những bụi cây đã thấp thoáng những mảng tối. (3) Màu tối lan dần dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên lá cành, trên những vòm xanh rậm rạp.
(4) Bảng tối như bức màn mỏng, như thử bụi xấp, mở đen, phủ dần lên mọi vật. [...]
(5) Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cảnh.
(Theo Phạm Đức, trong Tiếng Việt 5, tập 1)
1. Xếp các từ được in đậm trong đoạn văn trên vào 2 nhóm từ loại:
Từ loại |
Các từ trong nhóm |
…………… |
………………………………………………………………… |
…………… |
…………………………………………………………………… |
2. Tìm và viết lại bộ phận chủ ngữ của câu (5).
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá được sử dụng trong câu (5).
Câu 5 (1,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau, trả lời câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu:
(1) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. (2) Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. (3) Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
(Theo Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
a. Khoanh vào một từ không cùng nhóm trong dãy từ sau xét về cấu tạo:
mộc mạc, nhũn nhặn, dẻo dai, cứng cáp
b. Câu (1) và câu (2) liên kết với nhau bằng hai cách. Chỉ rõ hai cách liên kết đó.
- Câu (1) và câu (2) liên kết với nhau bằng cách …………………………………
Từ ngữ dùng để liên kết câu là: …………………………………………………
- Câu (1) và câu (2) liên kết với nhau bằng cách …………………………………
Từ ngữ dùng để liên kết câu là: …………………………………………………
c. Tìm một từ đồng nghĩa với từ “nhũn nhặn” trong câu (1).
Câu 6 (3,0 điểm)
Nếu không có Mặt Trời, Trái Đất sẽ đắm chìm trong bóng đêm giá lạnh, sự sống của muôn loài đều tàn lụi. Mỗi ngày, Mặt Trời xuất hiện để làm biết bao việc có ích.
Đóng vai Mặt Trời, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) kể về một ngày làm việc ý nghĩa của mình.
---------------------- HẾT ----------------------
Chú ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN BỞI BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc các đoạn trích sau:
(1) Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ảnh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi mà ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.
(Theo Mác-xim Go-rơ-ki, trong Tiếng Việt 5, tập 1)
(2) Tôi thích nhất là được cùng bà nằm trên chõng tre vào mỗi đêm hè. [...] Bà thường đặt chiếc chõng tre ngoài hiên nhà vào mỗi tối. Tôi ôm chiếc gối nhỏ của mình ra nằm cạnh bà. Màn đêm thật yên tĩnh. Tôi nghe rõ từng nhịp thở của bà, đều đều và lành hiền. Bà kể chuyện về các ngôi sao. Nào là sao Chổi, sao Diêm Vương, chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ... Rồi cả những câu chuyện cổ tích mượt mà, sâu lắng.
(Theo Hồ Huy Sơn, Đi qua những mùa vàng)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
a. Trong đoạn (1), giọng nói của bà được so sánh với những sự vật nào?
A. Tiếng chuông, những đoá hoa
B. Tiếng chuông, những tia sáng
C. Những đoá hoa, những tia sáng
D. Những tia sáng, những ngôi sao
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn (1), đặc biệt là các câu văn: Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống.
Lời giải chi tiết:
=> Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống.
Chọn A.
b. Trong đoạn (2), nhân vật “tôi” thích nhất làm gì vào mỗi đêm hè?
A. Ngắm sao Chổi, sao Diêm Vương trên bầu trời
B. Kể cho bà nghe những câu chuyện cổ tích sâu lắng
C. Nằm cùng bà trên chõng tre để nghe bà kể chuyện
D. Lắng nghe nhịp thở của bà trong màn đêm yên tĩnh
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn (2), đặc biệt là câu văn: Tôi thích nhất là được cùng bà nằm trên chõng tre vào mỗi đêm hè.
Lời giải chi tiết:
=> Tôi thích nhất là được cùng bà nằm trên chõng tre vào mỗi đêm hè.
Chọn C.
c. Hai đoạn trích trên có điểm gì chung khi viết về bà?
A. Đều tả những đặc điểm ngoại hình của bà
B. Đều kể về sự chăm sóc mà bà dành cho cháu
C. Đều liệt kê những câu chuyện cổ tích bà kể
D. Đều viết về bà qua cảm nhận của người cháu
Phương pháp:
Đọc kĩ cả 2 đoạn văn để thấy đặc điểm chung khi viết về bà.
Lời giải chi tiết:
Cả 2 tác giả đều viết về người bà thông qua cảm nhận của các người cháu.
Chọn D.
d. Câu “Bà kể chuyện cho cháu nghe." là câu khiến trong trường hợp nào dưới đây?
A. Cháu nói với ông.
B. Cháu nói với bà.
C. Bà nói với ông.
D. Ông nói với cháu.
Phương pháp:
Đọc kĩ câu văn để xác định trường hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu khiến “Bà kể chuyện cho cháu nghe” là mong muốn khi người cháu muốn bà kể cho mình nghe các câu chuyện.
Chọn B.
Câu 2 (1,0 điểm)
Đoạn văn sau có một số từ và cụm từ bị viết sai chính tả. Hãy viết lại cho đúng.
Trong năm học 2023 – 2024, trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành trực thuộc Trường đại học Sư Phạm Hà Nội tổ chức Lễ kỉ niệm 25 năm thành lập Trường. Với sự nỗ nực cống hiến bền bỉ, sự đồng tâm quyết trị, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường đã đạt được những thành tích đáng tự hào. Trường được Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng nhì.
Các từ, cụm từ được viết lại cho đúng là:
1) Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành
2) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
3) nỗ lực
4) quyết chí
5) Huân chương Lao động hạng Nhì
Câu 3 (1,0 điểm)
Đọc các câu sau, trả lời câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu:
(1) Người nông dân trông trời để đoán thời tiết.
(2) Chị Bông trông em giúp mẹ.
(3) Việc này tôi trông hết vào anh.
a. Giải nghĩa từ “trông”:
- Trong câu (1): Nhìn để nhận biết
- Trong câu (2): Để ý, nhìn ngó, chăm coi, giữ gìn cho yên ổn
- Trong câu (3): Sự hi vọng, mong ngóng, kì vọng
b. Quan hệ giữa từ “trông” trong câu (1) và câu (3) là đồng âm hay nhiều nghĩa?
Phương pháp giải:
- Đồng âm là những từ có phát âm giống nhau nhưng khác nhau hoàn toàn về nghĩa.
- Nhiều nghĩa là hiện tượng một từ mang nghĩa gốc và các từ còn lại mang nghĩa chuyển, có một phần giống so với nghĩa gốc.
Lời giải chi tiết:
Quan hệ giữa từ “trông” trong câu (1) và câu (3) là quan hệ nhiều nghĩa.
Câu 4 (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau, trả lời câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu:
(1) Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.
(2) Trong những bụi cây đã thấp thoáng những mảng tối. (3) Màu tối lan dần dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên lá cành, trên những vòm xanh rậm rạp.
(4) Bảng tối như bức màn mỏng, như thử bụi xấp, mở đen, phủ dần lên mọi vật. [...]
(5) Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cảnh.
(Theo Phạm Đức, trong Tiếng Việt 5, tập 1)
a. Xếp các từ được in đậm trong đoạn văn trên vào 2 nhóm từ loại:
Phương pháp giải:
- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất.
- Đọc kĩ đoạn văn để tìm động từ và tính từ.
Lời giải chi tiết:
Từ loại |
Các từ trong nhóm |
Động từ |
thấp thoáng, tung tăng |
Tính từ |
trắng nhạt, lốm đốm, rậm rạp, mỏng |
b. Tìm và viết lại bộ phận chủ ngữ của câu (5).
Phương pháp giải:
Phân tích cấu tạo câu:
Trong im ắng, // hương vườn thơm thoảng // bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng
TN CN VN
trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cảnh.
Lời giải chi tiết:
Chủ ngữ của câu (5) là “hương vườn thơm thoảng”.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá được sử dụng trong câu (5).
Phương pháp giải:
- Tìm phép nhân hóa (tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái,…)
- Nêu tác dụng của phép nhân hóa trong ngữ cảnh tìm được.
Lời giải chi tiết:
- Phép nhân hóa được thể hiện ở việc sử dụng từ ngữ tả hoạt động của con người để tả hoạt động của “hương vườn thơm thoảng”: “rón rén bước ra”, “tung tăng”, “nhảy”, “trườn”.
- Tác dụng của phép so sánh:
+ Giúp mùi hương hiện ra sinh động, gần gũi hơn.
+ Gợi cảm xúc vui tươi, háo hức, thích thú, mang chút tinh nghịch của hương thơm khi khám phá khu vườn.
+ Thể hiện sự cảm nhận tinh tế của người viết.
Câu 5 (1,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau, trả lời câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu:
(1) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. (2) Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. (3) Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
(Theo Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
a. Khoanh vào một từ không cùng nhóm trong dãy từ sau xét về cấu tạo:
nhũn nhặn
b. Câu (1) và câu (2) liên kết với nhau bằng hai cách. Chỉ rõ hai cách liên kết đó.
Phương pháp giải:
Có 3 cách liên kết câu khi liên kết về mặt hình thức:
+ Liên kết bằng cách lặp từ ngữ.
+ Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.
+ Liên kết bằng cách dùng các từ nối: nhưng, tuy nhiên, ngoài ra,…
Lời giải chi tiết:
- Câu (1) và câu (2) liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ
Từ ngữ dùng để liên kết câu là: tre
- Câu (1) và câu (2) liên kết với nhau bằng cách dùng từ nối
Từ ngữ dùng để liên kết câu là: rồi
c. Tìm một từ đồng nghĩa với từ “nhũn nhặn” trong câu (1).
Phương pháp giải: Tìm từ ngữ thể hiện sự khiêm tốn, khiêm nhường, không hề phô trương
Lời giải chi tiết: khiêm nhường/ khiêm tốn/ nhún nhường,…
Câu 6 (3,0 điểm)
Nếu không có Mặt Trời, Trái Đất sẽ đắm chìm trong bóng đêm giá lạnh, sự sống của muôn loài đều tàn lụi. Mỗi ngày, Mặt Trời xuất hiện để làm biết bao việc có ích.
Đóng vai Mặt Trời, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) kể về một ngày làm việc ý nghĩa của mình.
* Về hình thức:
- Đảm bảo hình thức của một đoạn văn kể chuyện.
- Dung lượng: khoảng 12 câu
- Không mắc lỗi chính tả, lỗi câu, từ
* Về nội dung:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất trong đoạn văn (tôi, mình, tớ,…)
- Kể những việc làm ý nghĩa trong một ngày theo trình tự thời gian (kết hợp với miêu tả, biểu cảm).
- Nội dung kể chuyện mang đến một bài học, thông điệp ý nghĩa
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt thành phố Thủ Đức năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2023
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Thanh Xuân năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt thành phố Thủ Đức năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2023
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Thanh Xuân năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2022