Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường chuyên Trần Đại Nghĩa năm 2022>
Tải vềEm hãy đọc câu chuyện sau: Tan học, một cậu bé về nhà và khóc nức nở với chị mình vì trong vở kịch ở lớp, thầy giáo chỉ phân cho cậu vai diễn nhỏ, trong khi bạn thân của cậu được đóng vai chính.
Đề bài
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề khảo sát gồm 04 trang) |
KÌ KHẢO SÁT TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA Khóa ngày 25 tháng 6 năm 2022 Khảo sát năng lực Đọc hiểu và Làm văn |
1. Đọc hiểu (8,0 điểm)
Em hãy đọc câu chuyện sau:
Tan học, một cậu bé về nhà và khóc nức nở với chị mình vì trong vở kịch ở lớp, thầy giáo chỉ phân cho cậu vai diễn nhỏ, trong khi bạn thân của cậu được đóng vai chính.
Sau khi nghe em tâm sự, người chị nhẹ nhàng đặt cái đồng hồ của mình vào tay em và hỏi: “Nói cho chị biết em nhìn thấy gì?”
Cậu em trai trả lời: “Em thấy mặt đồng hồ và kim đồng hồ”.
Người chị mở mặt sau của cái đồng hồ ra, đưa cho em trai xem và hỏi lại câu lúc nãy. Cậu bé trả lời rằng mình thấy rất nhiều ốc vít và bánh răng.
Lúc này người chị mới giải thích: “Chỉ cần thiếu một linh kiện nhỏ thì chiếc đồng hồ này không thể chạy đúng giờ. Mỗi con ốc và bánh răng đều đóng một vai trò nhất định. Dù không ai để ý đến nhưng chúng cũng quan trọng không kém những linh kiện lớn. Cũng như vai diễn của em vậy, dù chỉ là một vai nhỏ nhưng nó sẽ góp phần vào sự thành công của cả vở kịch”.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TPHCM, 2020)
Trả lời các câu hỏi sau:
a. Cậu bé trong câu chuyện tâm sự với người chị về việc gì? Tâm trạng của cậu như thế nào trước sự việc ấy?
b. Khi được người chị yêu cầu nhìn vào mặt trước và mặt sau của cái đồng hồ, cậu bé đã thấy gì?
c. Theo em, qua lời giải thích của người chị, cậu em trai sẽ rút ra được bài học gì?
d. Em hãy đặt một tựa đề cho câu chuyện trên và giải thích ngắn gọn về tựa đề em đặt.
2. Làm văn (7,0 điểm)
Giả sử câu chuyện trên chưa kết thúc. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) để kể tiếp phần kết thúc theo gợi ý sau:
Sau khi nghe người chị giảng giải, cậu bé nói:
- Nếu mỗi người nhận một vai, có người đóng vai chính, có người đóng vai phụ, thì tại sao người đóng vai chính không phải là em? Chẳng lẽ em mơ ước được làm những điều lớn lao, những việc nổi bật là sai hay sao?
Người chị nhẹ nhàng giải thích: ......
---Hết---
Đáp án
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Đáp án có tính chất gợi ý, định hướng, học sinh có thể có cách dùng từ, diễn đạt khác, miễn sao đáp ứng được các yêu cầu. Giám khảo cần căn cứ vào bài làm cụ thể để đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực làm văn của học sinh, từ đó đánh giá mức điểm phù hợp.
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1. Đọc hiểu |
8,0 |
a. Cậu bé tâm sự với người chị về việc: trong vở kịch ở lớp, thầy giáo chỉ phân cho cậu vai diễn nhỏ, trong khi bạn thân của cậu được đóng vai chính. - Tâm trạng của cậu bé: buồn bực, tức tối, hoặc ấm ức,… (Học sinh chỉ cần trả lời 1 nét tâm trạng). |
1,5
0,5 |
b. Nhìn vào mặt trước và mặt sau của cái đồng hồ, cậu bé thấy: mặt đồng hồ và kim đồng hồ; nhiều ốc vít và bánh răng. |
2,0 |
c. Tùy thuộc vào góc nhìn và sự giải mã về các chi tiết trong câu chuyện, học sinh nêu bài học mà cậu em trai nhận được. Một vài gợi ý: Những việc đơn giản, nhỏ bé cũng có giá trị và ý nghĩa quan trọng không kém những việc lớn lao; dù chúng ta được giao công việc gì thì cũng nên nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhất trong khả năng của mình; …. - Đảm bảo các yêu cầu về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
2,0 |
d. Đặt tựa đề - Tựa đề cần cô đọng, có sức gợi, phù hợp nội dung câu chuyện. Lời giải thích cần rõ ràng, cụ thể, thuyết phục. - Đảm bảo các yêu cầu về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
2,0 |
2. Làm văn |
7,0 |
2.1 . Yêu cầu về kĩ năng |
2,0 |
- Nắm vững kĩ năng viết đoạn văn; viết đúng số câu theo yêu cầu. - Đảm bảo các yêu cầu về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
|
2.2 . Yêu cầu về nội dung |
4,0 |
- Lời giải thích của người chị phải nối kết chặt chẽ với mạch câu chuyện và giải quyết được 2 nội dung mà cậu em trai đặt ra. Cụ thể, phải thể hiện được thái độ đối với các suy nghĩ của cậu em; đưa ra được các suy đoán, các căn cứ để giải thích cho việc vì sao cậu em không được chọn đóng vai chính và khẳng định việc mơ ước được làm những điều lớn lao, những việc nổi bật của cậu em là xác đáng. - Bài làm nêu được ý mở rộng. Gợi ý: để biến mơ ước thành hiện thực phải bắt đầu từ việc rèn luyện, phải phấn đấu từ những việc nhỏ; ước mơ nào cũng đáng trân trọng, … (Học sinh chỉ cần nêu được 1 ý) - Lưu ý: Học sinh có thể viết một cái kết khác với gợi ý nhưng hợp lí, gửi gắm được bức thông điệp, thể hiện được tính sáng tạo, góc nhìn riêng. Giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để đánh giá mức điểm. |
|
2.3 Sáng tạo: có sáng tạo trong nội dung (ý sâu sắc, mới mẻ, độc đáo; đưa ra được một góc nhìn khác về vấn đề,...) hoặc hình thức làm bài (dùng từ, đặt câu hay, giàu tính nghệ thuật,…) |
1,0 |
Tổng cộng |
15,0 |
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2020
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt thành phố Thủ Đức năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2020
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt thành phố Thủ Đức năm 2024