Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt có đáp án - 9 năm gần nhất Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường chuyên Trần Đại ..

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường chuyên Trần Đại Nghĩa năm 2025

Tải về

Mẹ ơi cho con hỏi Tiếng Việt có màu gì Làm sao con giữ nó Chẳng mờ dần phai đi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề khảo sát gồm 02 trang)

KÌ KHẢO SÁT TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

TRƯỜNG THCS VÀ THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA

Khóa ngày 16 tháng 6 năm 2025

Khảo sát năng lực Đọc hiểu và Viết

1. Đọc hiểu (7,0 điểm)

Em hãy đọc bài thơ sau:

Màu tiếng Việt

Mai Quyên

Mẹ ơi cho con hỏi

Tiếng Việt có màu gì

Làm sao con giữ nó

Chẳng mờ dần phai đi

 

Mẹ nhìn con âu yếm

Chỉ về phía rặng cây

Màu xanh non ngút ngát

Phả vào chiều như say

 

Ô kìa đôi chim trắng

Liệng tìm trong mênh mông

Có thấy màu tiếng Việt

Vương trên tầng mây không?

 

Chim lượn vòng chào bé

Kể câu chuyện đường xa

Lời ríu ran như nhắc

Giọng ru hời ngân nga

 

Có gì như òa vỡ

Trào dâng trong mê say

Mẹ ơi màu tiếng Việt

Ngay trong lòng con đây

 

Khi con nâng tiếng hát

Tóc bà trắng như mây

Tiếng Việt màu thương nhớ

Cho mi mình cay cay

 

Tiếng Việt thân thương lắm

Chẳng bao giờ cách xa

Màu quê hương theo mãi

Mỗi nẻo đường con qua.

(Chú dế đêm trăng, NXB Kim Đồng, 2024, tr.44,45)

Thực hiện các yêu cầu sau.

a) Trong khổ thơ đầu, người con hỏi mẹ điều gì?

b) Nêu tác dụng của điệp từ “tiếng Việt” có trong bài thơ.

c) Theo em, tác giả muốn nhắn gửi điều gì qua bài thơ?

d) Nếu được hỏi rằng tiếng Việt có màu gì, em sẽ trả lời như thế nào? Vì sao?

2. Viết (8,0 điểm)

Trong bài thơ, nhân vật người con đã có phát hiện thú vị về khả năng của tiếng Việt trong việc thể hiện tình cảm yêu thương: “Khi con nâng tiếng hát/ Tóc bà trắng như mây/ Tiếng Việt màu thương nhớ/Cho mi mình cay cay".

Hãy viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) trình bày ý kiến của em về việc dùng những lời nói tốt đẹp để thể hiện tình cảm yêu thương. 

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN BỞI BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

1. Đọc hiểu (7,0 điểm)

Em hãy đọc bài thơ sau:

Màu tiếng Việt

Mai Quyên

Mẹ ơi cho con hỏi

Tiếng Việt có màu gì

Làm sao con giữ nó

Chẳng mờ dần phai đi

 

Mẹ nhìn con âu yếm

Chỉ về phía rặng cây

Màu xanh non ngút ngát

Phả vào chiều như say

 

Ô kìa đôi chim trắng

Liệng tìm trong mênh mông

Có thấy màu tiếng Việt

Vương trên tầng mây không?

 

Chim lượn vòng chào bé

Kể câu chuyện đường xa

Lời ríu ran như nhắc

Giọng ru hời ngân nga

 

Có gì như òa vỡ

Trào dâng trong mê say

Mẹ ơi màu tiếng Việt

Ngay trong lòng con đây

 

Khi con nâng tiếng hát

Tóc bà trắng như mây

Tiếng Việt màu thương nhớ

Cho mi mình cay cay

 

Tiếng Việt thân thương lắm

Chẳng bao giờ cách xa

Màu quê hương theo mãi

Mỗi nẻo đường con qua.

(Chú dế đêm trăng, NXB Kim Đồng, 2024, tr.44,45)

Thực hiện các yêu cầu sau.

a) Trong khổ thơ đầu, người con hỏi mẹ điều gì?

Phương pháp:

Em đọc khổ thơ đầu để xác định câu hỏi của nhân vật “con” trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Trong khổ thơ đầu, người con hỏi mẹ: “Tiếng Viết có màu gì; Làm sao con giữ nó, chẳng mờ dần phai đi.”

b) Nêu tác dụng của điệp từ “tiếng Việt” có trong bài thơ.

Phương pháp:

Em xác định các khổ thơ có chứa từ “tiếng Việt”, dựa vào nội dung, ý nghĩa của khổ thơ để nêu tác dụng của điệp từ.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của điệp từ “tiếng Việt”: nhấn mạnh (làm nổi bật, khẳng định, ...) tiếng Việt hiện diện ở mọi nơi trong cuộc sống, thân thương, quen thuộc, gần gũi.

c) Theo em, tác giả muốn nhắn gửi điều gì qua bài thơ?

Phương pháp:

Em nêu lời nhắn gửi của tác giả về giá trị của tiếng Việt và thái độ cần có đối với tiếng Việt.

Lời giải chi tiết:

Tiếng Việt hiện diện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, tiếng Việt có khả năng biểu đạt cuộc sống và tình cảm của con người,... Vậy nên chúng ta cần phải có thái độ tự hào, trân trọng, giữ gìn, yêu thương,... tiếng Việt.

d) Nếu được hỏi rằng tiếng Việt có màu gì, em sẽ trả lời như thế nào? Vì sao?

Phương pháp:

Em trả lời cho câu hỏi “Tiếng Việt có màu gì?” theo góc nhìn, suy nghĩ và trải nghiệm riêng.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

Nếu được hỏi tiếng Việt có màu gì, em sẽ trả lời rằng tiếng Việt có màu vàng, màu của ánh nắng rực rỡ và những cánh đồng lúa chín. Màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, niềm vui và sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Qua những câu ca dao, bài hát ru, hay lời kể chuyện, tiếng Việt luôn tràn đầy năng lượng, như ánh nắng soi sáng tâm hồn, gợi nhớ tình yêu quê hương và ký ức tuổi thơ. Màu vàng còn là màu của sự trường tồn, như cách tiếng Việt đã bền bỉ qua bao thế hệ, gắn kết con người với cội nguồn văn hóa. Vì vậy, em chọn màu vàng để thể hiện sự trân quý và niềm tự hào về tiếng Việt.

2. Viết (8,0 điểm)

Trong bài thơ, nhân vật người con đã có phát hiện thú vị về khả năng của tiếng Việt trong việc thể hiện tình cảm yêu thương: “Khi con nâng tiếng hát/ Tóc bà trắng như mây/ Tiếng Việt màu thương nhớ/Cho mi mình cay cay".

Hãy viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) trình bày ý kiến của em về việc dùng những lời nói tốt đẹp để thể hiện tình cảm yêu thương.

Phương pháp:

Em xác định các yêu cầu của đoạn văn:

* Về hình thức:

- Đảm bảo đúng các yêu cầu về hình thức trình bày và dung lượng của đoạn văn.

- Dung lượng: 6 - 8 câu.

- Đảm bảo các yêu cầu về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Có sáng tạo trong nội dung (ý sâu sắc, mới mẻ, độc đáo, có nét riêng trong suy nghĩ, ...; có sáng tạo trong hình thức (từ ngữ, diễn đạt, cách lập luận có nét riêng, mới mẻ, thú vị).

* Về nội dung:

- Thể hiện được ý kiến tán thành hoặc phản đối về việc “dùng những lời nói tốt đẹp để thể hiện tình cảm yêu thương".

- Trình bày được ít nhất 2 lí do để bảo vệ ý kiến của bản thân và đưa ra minh chứng cụ thể để làm rõ lí do; có sự phù hợp giữa lí do và minh chứng để làm rõ lí do.

- Khái quát, liên hệ, thể hiện mong muốn về sự việc.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo :

Em hoàn toàn tán thành việc dùng những lời nói tốt đẹp để thể hiện tình cảm yêu thương. Trong bài thơ “Màu tiếng Việt”, lời hát của người con đã làm sống dậy những cảm xúc thương nhớ và những mảng ký ức tươi đẹp bị lãng quên. Thứ nhất, lời nói tốt đẹp có sức mạnh gắn kết con người, khơi dậy tình cảm ấm áp. Chẳng hạn, một câu nói chân thành như “Con yêu mẹ” có thể khiến mẹ mỉm cười hạnh phúc, hay một lời khen ngợi bạn bè có thể tiếp thêm động lực cho họ. Thứ hai, những lời nói ấy còn lưu giữ ký ức đẹp, như giọng ru của bà gợi nhớ tuổi thơ, khiến lòng ta rung động. Ngược lại, lời nói thiếu suy nghĩ có thể làm tổn thương tình cảm, gây ra những vết thương khó lành. Vì vậy, em mong rằng chúng ta nên chọn những lời nói đẹp, giàu yêu thương để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lan tỏa niềm vui trong cuộc sống. 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Tham Gia Group Dành Cho Lớp 5 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí