Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường chuyên Ngoại Ngữ năm 2024>
Em hãy chọn phương án đúng nhất (A, B, C hoặc D) để trả lời các câu hỏi sau. Câu 1. Dòng nào dưới đây chứa toàn từ láy? A. Bập bềnh, lênh láng, hoàng hôn, bình tĩnh B. Nôn nao, hoan hỉ, hờ hững, lập cập C. Bập bênh, hùng dũng, kiên cường, lấp ló
Đề bài
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
***
KỲ THI THỬ VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS NGOẠI NGỮ NĂM 2024
BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ TIẾNG VIỆT
Họ và tên: ……………………… SBD: …………………………… |
Ngày 21 tháng 04 năm 2024
Thời gian làm bài: 40 phút
Số câu hỏi: 12 Số trang: 02 trang
(Thí sinh làm bài trên Phiếu trả lời)
PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm/10 câu)
Em hãy chọn phương án đúng nhất (A, B, C hoặc D) để trả lời các câu hỏi sau.
Câu 1. Dòng nào dưới đây chứa toàn từ láy?
A. Bập bềnh, lênh láng, hoàng hôn, bình tĩnh
B. Nôn nao, hoan hỉ, hờ hững, lập cập
C. Bập bênh, hùng dũng, kiên cường, lấp ló
D. Luyên thuyên, bối rối, thấp thoáng, cũ kĩ
Câu 2. Thành ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với thành ngữ “Một nắng hai sương”?
A. Chân ướt chân ráo
B. Chân lấm tay bùn
C. Chân nam đá chân chiêu
D. Chân cứng đá mềm
Câu 3. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
(Trích Quê hương, Tế Hanh)
A. So sánh và điệp ngữ
B. Nhân hoá và nói quá
C. So sánh và nhân hoá
D. Nhân hoá và điệp ngữ
Đọc đoạn văn sau và trả lời Câu 4 và Câu 5
Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh.
(Trích Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi)
Câu 4. Từ nào có thể thay thế cho từ “rung rung” được in đậm trong văn bản trên?
A. Dập dìu
B. Dập dờn
C. Rung rinh
D. Run rẩy
Câu 5. Câu văn nào sau đây nêu đúng và đầy đủ nhất nội dung của văn bản trên?
A. Rừng cây tươi đẹp với cảnh sắc trù phú, vạn vật sinh sôi, phát triển tốt tươi.
B. Khu rừng mang vẻ đẹp ấm áp, tươi vui, nhộn nhịp và đầy sức sống.
C. Rừng cây yên tĩnh mà tràn đầy sức sống với sự kết hợp của cỏ cây, đất trời.
D. Khu rừng tuy nhỏ bé, tĩnh lặng nhưng lại mang một vẻ đẹp rất riêng và lôi cuốn.
PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm/02 câu)
Câu 11. (2 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 80 từ bắt đầu bằng: “Nếu em có một điều ước,....”
Câu 12. (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
(Trích Xuân về, Nguyễn Bính)
Qua những vần thơ của thi nhân Nguyễn Bính, cả không gian làng quê bình yên cũng bừng sức sống trong sắc xuân ngọt ngào. Bằng những trải nghiệm và quan sát của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 từ miêu tả những thay đổi của đất trời khi xuân sang.
---Hết---
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. D |
2. B |
3. C |
4. C |
5. C |
Câu 1. Dòng nào dưới đây chứa toàn từ láy?
A. Bập bềnh, lênh láng, hoàng hôn, bình tĩnh
B. Nôn nao, hoan hỉ, hờ hững, lập cập
C. Bập bênh, hùng dũng, kiên cường, lấp ló
D. Luyên thuyên, bối rối, thấp thoáng, cũ kĩ
Phương pháp giải:
Em tìm câu chứa từ “nhà” mang nghĩa là gia đình.
Lời giải chi tiết:
Dòng chứa toàn từ láy là luyên thuyên, bối rối, thấp thoáng, cũ kĩ.
Đáp án D.
Câu 2. Thành ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với thành ngữ “Một nắng hai sương”?
A. Chân ướt chân ráo
B. Chân lấm tay bùn
C. Chân nam đá chân chiêu
D. Chân cứng đá mềm
Phương pháp giải:
Em giải nghĩa các đáp án.
Lời giải chi tiết:
Thành ngữ đồng nghĩa với thành ngữ “Một nắng hai sương” là “Chân lấm tay bùn”.
Đáp án B.
Câu 3. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
(Trích Quê hương, Tế Hanh)
A. So sánh và điệp ngữ
B. Nhân hoá và nói quá
C. So sánh và nhân hoá
D. Nhân hoá và điệp ngữ
Phương pháp giải:
Em giải nghĩa từ “yên tĩnh” và các đáp án.
Lời giải chi tiết:
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là so sánh và nhân hoá.
Đáp án C.
Câu 4. Từ nào có thể thay thế cho từ “rung rung” được in đậm trong văn bản trên?
A. Dập dìu
B. Dập dờn
C. Rung rinh
D. Run rẩy
Phương pháp giải:
Em xác định từ láy, từ ghép trong các đáp án.
Lời giải chi tiết:
Từ có thể thay thế cho từ “rung rung” là “rung rinh”.
Đáp án C.
Câu 5. Câu văn nào sau đây nêu đúng và đầy đủ nhất nội dung của văn bản trên?
A. Rừng cây tươi đẹp với cảnh sắc trù phú, vạn vật sinh sôi, phát triển tốt tươi.
B. Khu rừng mang vẻ đẹp ấm áp, tươi vui, nhộn nhịp và đầy sức sống.
C. Rừng cây yên tĩnh mà tràn đầy sức sống với sự kết hợp của cỏ cây, đất trời.
D. Khu rừng tuy nhỏ bé, tĩnh lặng nhưng lại mang một vẻ đẹp rất riêng và lôi cuốn.
Phương pháp giải:
Em xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ.
Lời giải chi tiết:
Nội dung của văn bản trên là rừng cây yên tĩnh mà tràn đầy sức sống với sự kết hợp của cỏ cây, đất trời.
Đáp án C.
II. Tự luận
Câu 11. (2 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 80 từ bắt đầu bằng: “Nếu em có một điều ước,....”
Phương pháp giải:
Em xác định yêu cầu về hình thức và nội dung của đề bài.
- Trình bày thành 1 đoạn văn khoảng 80 từ.
- Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ.
- Nội dung:
Mở đoạn: Chép lời dẫn của mở bài và nêu ước nguyện của bản thân.
Thân đoạn:
+ Nêu văn tắt nội dung ước mơ.
+ Nêu lí do tại sao em lại nguyện ước như vậy ( nêu ý nghĩa của ước nguyện đối với bản thân em, với những người xung quanh, với xã hội....).
Kết đoạn: Suy ngẫm, cảm nghĩ của bản thân em về ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Nếu em có một điều ước, em ước mọi trẻ em trên thế giới đều được đến trường. Em mong muốn các bạn nhỏ được học đọc, học viết, khám phá nhiều điều hay. Lý do em có ước nguyện này vì học tập giúp các bạn mở rộng vốn hiểu biết và có một tương lai tươi sáng hơn. Ước mơ này nhắc em phải luôn học tập thật chăm chỉ để lớn lên thành người có ích cho đất nước.
Câu 12. (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
(Trích Xuân về, Nguyễn Bính)
Qua những vần thơ của thi nhân Nguyễn Bính, cả không gian làng quê bình yên cũng bừng sức sống trong sắc xuân ngọt ngào. Bằng những trải nghiệm và quan sát của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 từ miêu tả những thay đổi của đất trời khi xuân sang.
Phương pháp giải:
Em xác định yêu cầu về hình thức và nội dung của đề bài.
- Đoạn văn có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Tả được những nét đặc trưng cơ bản của mùa hè (nắng hè gay gắt, không khí nóng bức, cơn mưa rào bất chợt, hoa phượng nở, ve kêu râm ran gọi hè về, đất trời dần thay áo mới,..) Sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, câu văn trong sáng.
- Thể hiện được tình yêu, nhữ ng kỉ niệm đẹp với mùa hè
- Nội dung:
Mở đoạn: Giới thiệu về khung cảnh trời đất vào xuân.
Thân đoạn:
*Học sinh tập trung sử dụng yếu tố miêu tả để gợi tả, lột tả những dáng hình của thiên nhiên khi mùa xuân chạm ngõ:
+ Bầu trời; ánh nắng; mây ...
+ Làn gió xuân: hiu hiu, dìu dịu ...
+ Cây cối, hoa lá ....
+ Con vật, chim chóc, ...
+…
*Học sinh có thể gợi tả thêm hình ảnh của con người trong bức tranh xuân sang hiện lên như thế nào? Có cảm xúc, tỉnh cảm ra sao?
* Học sinh cần vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ để đoạn văn miêu tả thêm sức gợi hình, gợi cảm.
Kết đoạn: Khẳng định lại vẻ đẹp của bức tranh xuân và thể hiện tình cảm/cảm xúc, mong muốn của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Khi mùa xuân về, cảnh vật như thay một chiếc áo mới rực rỡ và tươi đẹp. Bầu trời cao và xanh hơn, từng đám mây trắng bay nhẹ nhàng như những chiếc kẹo bông. Nắng xuân không chói chang mà ấm áp, dịu dàng. Những cơn gió thổi nhẹ, mang theo hương thơm của hoa bưởi, hoa cau khiến em thấy thật dễ chịu. Cây cối đâm chồi nảy lộc, chim chóc hót vang gọi nhau về làm tổ. Những người nông dân đã nghỉ việc ở ngoài đồng, chuẩn bị đón xuân về nồng đượm trên quê hương, những bông lúa thật mướt và non như những cô gái mới lớn, xanh rờn, tươi trẻ. Em rất yêu mùa xuân vì đó là mùa của sự sống, của niềm vui và hy vọng.


Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường chuyên Ngoại Ngữ năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2023
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Archimedes năm 2023 - Đề mẫu
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Yên Lạc năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường chuyên Ngoại Ngữ năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2023
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Archimedes năm 2023 - Đề mẫu
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Yên Lạc năm 2024