Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2023>
Tải vềCòn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chịn quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Đề thi
BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM 2023
Môn: TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1) Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chịn quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
(Mai Văn Tạo, Sầu riêng)
(2) Gió tây lướt thướt qua rừng, quyển hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chín San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
(Theo Ma Văn Kháng, Mùa thảo quả)
(3) Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
a. Loài hoa, quả nào khiến cho gió, cây cỏ, đất trời và con người đều thấm đẫm hương thơm?
A. Sầu riêng
B. Bưởi
C. Thảo quả
D. Tràm
b. Vì sao tác giả lại cho rằng hương vị của sầu riêng quyến rũ đến kì lạ?
A. Vì hương sầu riêng thơm ngào ngạt, xông vào cánh mũi
B. Vì vị sầu riêng vừa ngọt vừa béo
C. Vì mùi thơm của sầu riêng bay rất xa và đọng lại rất lâu
D. Vì hương vị của sầu riêng là sự tổng hòa của nhiều hương vị đặc sắc khác nhau
c. Khi miêu tả mùi hương, ba đoạn trích trên có điểm chung là gì?
A. Đều tả hương thơm của các loài hoa đang nở rộ
B. Đều tả hương thơm đậm, lan tỏa trong không gian
C. Đều tả hương thơm của các loại quả có vị ngọt
D. Đều tả hương thơm chỉ có trong rừng phương Nam
d. Có thể thay từ “phảng phất” trong câu thứ hai của đoạn (3) bằng từ nào?
Câu 2 (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
(1) Sau vài phút, một em nói:
- (2) Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
- (3) Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? – (4) Tôi hỏi lại.
- (5) Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. (6) Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt.
(Theo Xu-khôm-lin-xki, Bầu trời mùa thu)
a. Dấu hai chấm trong câu (1) được dùng để làm gì?
b. Trong câu (6), đại từ “nó” được dùng để thay thế cho từ nào?
c. Ghi lại 5 quan hệ từ có trong đoạn trích
d. Xếp các câu (2), (3), (5) và (6) vào bảng phân loại sau:
Câu kể |
Câu hỏi |
Câu số ………………………………. |
Câu số ………………………………. |
Câu 3: (1,0 điểm)
Điền “chung” hoặc “trung” vào chỗ trống để tạo từ:
………… cư
…………. tâm
…………. gian
………….. kết
………….. thành
………….. bình
………….. thủy
…………. khảo
Câu 4 (1,5 điểm)
Đọc câu văn sau, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi đầy quyến luyến, bịn rịn.
a. Chủ ngữ của câu văn trên là gì?
A. Một dải mây
B. Một dải mây mỏng
C. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng
D. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận
b. Chỉ ra phép so sánh được sử dụng trong câu văn trên và nêu tác dụng của nó.
Câu 5 (0,5 điểm)
Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn thành đoạn văn:
Dù khi bạn cười hay khi bạn …………, khi bạn vui hay ………….., khi bạn thành công hay …………….………….., tôi vẫn luôn ở bên và nắm chặt tay bạn. Hãy nhớ rằng dù hạnh phúc hay …………………………., chúng ta cũng sẽ cùng tiến về phía trước.
Câu 6 (3,0 điểm)
Sách là người bạn thân thiết của chúng ta. Sách mang đến sự hiểu biết và nuôi dưỡng những ước mơ, cảm xúc tốt đẹp cho mỗi người.
Trong số những cuốn sách đã đọc, em thích nhất cuốn nào? Hãy viết một bức thư (khoảng 12 câu) cho một người bạn để giới thiệu về cuốn sách đó và nói rõ lí do vì sao em thích.
(Thí sinh không kí tên dưới bức thư)
-- Hết --
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1) Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chịn quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
(Mai Văn Tạo, Sầu riêng)
(2) Gió tây lướt thướt qua rừng, quyển hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chín San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
(Theo Ma Văn Kháng, Mùa thảo quả)
(3) Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
a. Loài hoa, quả nào khiến cho gió, cây cỏ, đất trời và con người đều thấm đẫm hương thơm?
A. Sầu riêng
B. Bưởi
C. Thảo quả
D. Tràm
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn thứ 2, đặc biệt là các câu văn: Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
Lời giải chi tiết:
=> Loài hoa, quả khiến cho gió, cây cỏ, đất trời và con người đều thấm đẫm hương thơm là thảo quả
Chọn C.
b. Vì sao tác giả lại cho rằng hương vị của sầu riêng quyến rũ đến kì lạ?
A. Vì hương sầu riêng thơm ngào ngạt, xông vào cánh mũi
B. Vì vị sầu riêng vừa ngọt vừa béo
C. Vì mùi thơm của sầu riêng bay rất xa và đọng lại rất lâu
D. Vì hương vị của sầu riêng là sự tổng hòa của nhiều hương vị đặc sắc khác nhau
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để thấy điểm khác biệt của hương vị sầu riêng và các loài quả khác.
Lời giải chi tiết:
Tác giả cho rằng hương vị sầu riêng quyến rũ đến kì lạ vì nó là sự tổng hòa của nhiều hương vị đặc sắc khác nhau.
Chọn D.
c. Khi miêu tả mùi hương, ba đoạn trích trên có điểm chung là gì?
A. Đều tả hương thơm của các loài hoa đang nở rộ
B. Đều tả hương thơm đậm, lan tỏa trong không gian
C. Đều tả hương thơm của các loại quả có vị ngọt
D. Đều tả hương thơm chỉ có trong rừng phương Nam
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại nội dung 3 đoạn văn trên để rút ra điểm chung.
- Đoạn 1: tả mùi hương quyến rũ kì lạ của sầu riêng
- Đoạn 2: tả mùi hương thấm đẫm của thảo quả
- Đoạn 3: tả mùi hương ngào ngạt của hoa tràm
Lời giải chi tiết:
Điểm chung của 3 đoạn văn là đều tả hương thơm đậm, lan tỏa trong không gian.
Chọn B
d. Có thể thay từ “phảng phất” trong câu thứ hai của đoạn (3) bằng từ nào?
Phương pháp giải:
Tìm một số từ đồng nghĩa, gần nghĩa với từ “phảng phất”: thoang thoảng, lờ mờ
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ có thể thay thế cho “phảng phất” trong đoạn (3) là từ thoang thoảng
Câu 2 (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
(1) Sau vài phút, một em nói:
- (2) Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
- (3) Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? – (4) Tôi hỏi lại.
- (5) Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. (6) Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt.
(Theo Xu-khôm-lin-xki, Bầu trời mùa thu)
a. Dấu hai chấm trong câu (1) được dùng để báo hiệu/đánh dấu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.
b. Trong câu (6), đại từ “nó” được dùng để thay thế cho từ nước.
c. 5 quan hệ từ có trong đoạn trích: như, trong, cùng, và, với
d. Xếp các câu (2), (3), (5) và (6) vào bảng phân loại sau:
Câu kể |
Câu hỏi |
Câu số (2), (5), (6) |
Câu số (3) |
Câu 3: (1,0 điểm)
Điền “chung” hoặc “trung” vào chỗ trống để tạo từ:
Chung cư
Trung tâm
Trung gian
Chung kết
Trung thành
Trung bình
Chung thủy
Chung khảo
Câu 4 (1,5 điểm)
Đọc câu văn sau, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi đầy quyến luyến, bịn rịn.
a. Chủ ngữ của câu văn trên là gì?
A. Một dải mây
B. Một dải mây mỏng
C. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng
D. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận
Phương pháp giải:
Phân tích cấu tạo câu:
Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận // ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi đầy
CN VN
quyến luyến, bịn rịn.
Lời giải chi tiết:
Chủ ngữ của câu này là “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận”
Chọn D.
b. Chỉ ra phép so sánh được sử dụng trong câu văn trên và nêu tác dụng của nó.
Phương pháp giải:
- Tìm phép so sánh (tìm các từ so sánh)
- Nêu tác dụng của phép so sánh trong ngữ cảnh tìm được.
Lời giải chi tiết:
- Phép so sánh trong đoạn văn: Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận.
- Tác dụng của phép so sánh:
+ Thể hiện sự quan sát tinh tế của người viết
+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh
+ Giúp người đọc hìn hdung rõ nét màu sắc, độ mỏng và sự mềm mại của dải mây
Câu 5 (0,5 điểm)
Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn thành đoạn văn:
Dù khi bạn cười hay khi bạn khóc, khi bạn vui hay buồn, khi bạn thành công hay thất bại tôi vẫn luôn ở bên và nắm chặt tay bạn. Hãy nhớ rằng dù hạnh phúc hay khổ đau/đau khổ/bất hạnh, chúng ta cũng sẽ cùng tiến về phía trước.
Câu 6 (3,0 điểm)
Sách là người bạn thân thiết của chúng ta. Sách mang đến sự hiểu biết và nuôi dưỡng những ước mơ, cảm xúc tốt đẹp cho mỗi người.
Trong số những cuốn sách đã đọc, em thích nhất cuốn nào? Hãy viết một bức thư (khoảng 12 câu) cho một người bạn để giới thiệu về cuốn sách đó và nói rõ lí do vì sao em thích.
(Thí sinh không kí tên dưới bức thư)
Bức thư cần đảm bảo được các ý sau
* Về hình thức:
- Đảm bảo hình thức của một bức thư (có ngày, tháng, năm; lời chào mở đầu và chào kết)
- Dung lượng: khoảng 12 câu
- Không mắc lỗi chính tả, lỗi câu, từ
* Về nội dung:
- Giới thiệu bao quát về cuốn sách (tên sách, tác giả, đề tài/chủ đề của sách…)
- Trình bày những lí do yêu thích cuốn sách và sắp xếp theo trình tự hợp lí; nêu rõ những nét đặc sắc về nội dung và hình thức của cuốn sách (có một số câu giải thích hoặc dẫn chứng đi kèm)
- Nêu tình cảm, cảm xúc về cuốn sách hoặc đưa ra lời khuyên cho bạn: nên tìm đọc cuốn sách.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt thành phố Thủ Đức năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2023
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Thanh Xuân năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Vĩnh Yên năm 2022
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt thành phố Thủ Đức năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2023
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Thanh Xuân năm 2024
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tri Phương năm 2022