50 câu hỏi lý thuyết về vật liệu polime có lời giải
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Hợp chất hữu cơ được dùng để sản xuất tơ tổng hợp là
- A poli(metyl metacrylat).
- B poli(vinyl xianua).
- C polistiren.
- D poliisopren.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tơ tổng hợp là poli(vinyl xianua) ( tơ nitron), còn các polime còn lại đều là chất dẻo
Đáp án B
Câu hỏi 2 :
Tơ tổng hợp không thể điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
- A tơ nilon - 6,6.
- B tơ nitron.
- C tơ nilon-6.
- D tơ lapsan.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
To nitron hay tơ olon được trùng hợp từ vinyl cyanua chứ không phải bằng phản ứng trùng ngưng
Đáp án B
Câu hỏi 3 :
Điều nào sau đây không đúng ?
- A Chất dẻo là những vật liệu polime bị biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất mà vẫn giữ nguyên biến dạng đó khi thôi tác dụng.
- B Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.
- C Nilon-6,6 và tơ capron là poliamit
- D Tơ tằm, bông, lông thú là polime thiên nhiên.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
A đúngB sai, tơ visco, tơ axetat là tơ bán tổng hợp(nhân tạo)C đúng, vì có liên kết -NH-CO- nên là poliamitD đúng
Đáp án B
Câu hỏi 4 :
Phát biểu nào sau đây đúng ?
- A Trùng hợp buta-1,3-đien có mặt lưu huỳnh, thu được cao su buna-S.
- B Các mắt xích isopren của cao su thiên nhiên có cấu hình cis.
- C Trùng ngưng acrilonitrin thu được tơ nitron.
- D Tơ xenlulozơ axetat là tơ tổng hợp.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
A sai, cao su buna-S thu được khi đồng trùng hợp buta-1,3-dien với stirenB đúng, tất cả các cao su thiên nhiên đều có cấu hình cis, mà không có cấu hình transC, sai, trùng hợp acrilonitrin (CH2=CH-CN)() được tơ nitronD sai, tơ xenlulozo axetat là tơ nhân tạo
Đáp án B
Câu hỏi 5 :
Dãy gồm những polime nào sau đây đều được dùng làm chất dẻo ?
- A Poli(vinyl axetat), polietilen, poliacrilonitrin, poli(phenol-fomanđehit).
- B poli(phenol-fomanđehit), poli(vinyl axetat), poli(vinyl clorua), polietilen.
- C Poli(vinyl axetat), poli(vinyl clorua), poliacrilonitrin, polibutađien.
- D Poli(metyl metacrylat), polietilen, poli(etylen-terephtalat), tinh bột.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
A sai vì poliacrilonitrin là tơ
B đúng
C sai vì poliacrilonitrin là tơ
D sai vì tinh bột không được dùng làm chất dẻo
Đáp án B
Câu hỏi 6 :
Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su buna–S ?
- A
- B
- C
- D
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Caosu buna-S là sản phầm của quá trình đồng trùng hợp của butađien và stiren
Đáp án D
Câu hỏi 7 :
Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su isopren ?
- A
- B
- C
- D
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Caosu isopren là sản phẩm trùng hợp của isopren CH2=CH-C(-CH3)=CH2
Đáp án C
Câu hỏi 8 :
Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
- A CH2 = C(CH3) - CH = CH2, C6H5CH = CH2
- B
CH2 = CH - CH = CH2, C6H5CH = CH2
- C CH2 = CH - CH = CH2, lưu huỳnh
- D CH2 = CH - CH = CH2, CH3 - CH = CH2
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các chất dùng để tổng hợp Cao su buna-S là : stiren ( C6H5CH=CH2) và buta-1,3-đien với xúc tác Na.
Đáp án B
Câu hỏi 9 :
Tơ nào dưới đây là tơ nhân tạo?
- A Tơ nitron
- B Tơ xenlulozơ axetat
- C Tơ tằm.
- D Tơ capron.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có tơ nitron và tơ capron là tơ tổng hợp; tơ tằm là tơ thiên nhiên; tơ xenlulozơ axetat là tơ nhân tạo.
Đáp án B
Câu hỏi 10 :
Tơ nilon-6,6 là
- A Hexacloxiclohexan
- B Poliamit của axit ađipic và exametylenđiamin
- C Poli amit của axit s - aminocaproic
- D Polieste của axit ađipic và etylenglicol
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tơ nilon-6,6 là poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin
PTHH: \[n{H_2}N - {\left[ {C{H_2}} \right]_6} - N{H_2} + nHOOC - \left[ {C{H_2}} \right]4 - COOH \to {\left( {NH - {{\left[ {C{H_2}} \right]}_6} - NH - CO - {{\left[ {C{H_2}} \right]}_4} - CO} \right)_n} + 2n{H_2}O\]
Đáp án B
Câu hỏi 11 :
Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?
- A cao su lưu hóa
- B amilozơ
- C xenlulozơ
- D Glicogen
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cao su lưu hóa có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit(mạch không gian).
Đáp án A
Câu hỏi 12 :
Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
- A PE.
- B amilopectin.
- C nhựa bakelit.
- D PVC.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 13 :
Monome dùng để điều chế polime trong suốt không giòn (thủy tinh hữu cơ) là :
- A CH2 = CH – CH3
- B CH2 = C(CH3) – COOCH3
- C CH2 = CH – COOCH3
- D
CH3COOCH = CH2
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 14 :
Tơ tằm thuộc loại
- A polime tổng hợp.
- B polime bán tổng hợp.
- C polime thiên nhiên.
- D polime đồng trùng hợp.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 15 :
Trùng hợp chất nào sau đây thu được poli (vinyl clorua) (PVC)
- A CH2= CH2
- B CH2=C(CH3)COOCH3.
- C CH3COOCH=CH2.
- D CH2 = CH−Cl
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 16 :
Nhóm các vật liệu nào dưới đây được chế tạo từ polime trùng ngưng
- A Nilon-6,6, tơ lapsan, tơ enang
- B Nilon-6,6, tơ lapsan, tơ visco
- C Cao su Buna,nilon-6,6, tơ nitron
- D Tơ axetat, nilon-6,6, nilon-7.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 17 :
Thủy tinh hữu cơ (hay thủy tinh plexiglas) là một vật liệu quan trong, được sử dụng làm kính lúp, thấu kính, kính chống đạn,..Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp ?
- A CH2=CH-COO-CH3.
- B CH2=C(CH3)-COO-CH3.
- C CH3-COO-CH=CH2.
- D CH2=CH-CN.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 18 :
Polime nào sau đây được sử dụng làm chất dẻo?
- A Nilon 6
- B Nilon-6,6.
- C Amilozơ.
- D Polietilen.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Polime sử dụng làm chất dẻo là Polietilen.
Đáp án D
Câu hỏi 19 :
Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?
- A Amilozơ
- B Nilon-6,6
- C Cao su isopren
- D Cao su buna
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 20 :
Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo
- A Tơ nitron
- B Tơ tằm
- C Tơ axetat
- D Tơ lapsan
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Tơ axetat là tơ nhân tạo
Đáp án C
Câu hỏi 21 :
Từ X (C6H11NO) có thể điều chế tơ capron bằng một phản ứng. Vậy X có tên gọi là
- A caprolactam.
- B axit α - aminopropionic.
- C axit 6 - aminocaproic.
- D axit α - aminohexanoic.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Capron được điều chế bằng cách trùng hợp caprolactam
Đáp án A
Câu hỏi 22 :
Để tạo ra tơ lapsan cần thực hiện phương trình hóa học của phản ứng
- A đồng trùng ngưng giữa etylen glicol và axit terephtalic.
- B trùng hợp caprolactam.
- C trùng ngưng lysin.
- D đồng trùng ngưng giữa ure và fomanđehit.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Tơ lapsan được điều chế bằng cách trùng ngưng giữa etylen glicol và axit terephtalic
Đáp án A
Câu hỏi 23 :
Polime nào sau đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?
- A Glicogen
- B Amilozo
- C Cao su lưu hóa
- D Xenlulozo
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 24 :
Trong các polime dưới đây, polime nào không phải là polime tổng hợp?
- A Poli etilen
- B Poli (vinylclorua)
- C Tơ xenlulozo triaxetat
- D Tơ capron
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải:
Tơ xenlulozo triaxetat là tơ bán tổng hợp
Đáp án C
Câu hỏi 25 :
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
- A Tơ visco.
- B Tơ xenlulozơ axetat.
- C Sợi bông.
- D Tơ nilon- 6,6.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Tơ visco, tơ xenlulozo axetat: tơ bán tổng hợp
Sợi bông: tơ thiên nhiên
Tơ nilon – 6,6 : tơ tổng hợp.
Đáp án D
Câu hỏi 26 :
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?
- A Tơ visco.
- B Tơ tằm.
- C Tơ lapsan.
- D Tơ nilon-6,6.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 27 :
Tơ được sản xuất từ xenlulozo là
- A Tơ nilon 6-6.
- B tơ visco.
- C tơ tằm.
- D tơ capron.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tơ visco là tơ được sản xuất từ xenlulozo
Đáp án B
Câu hỏi 28 :
Số nguyên tử hidro có trong một mắt xích của nilon-6,6 là:
- A 20.
- B 21.
- C 22.
- D 23.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Tơ nilon – 6,6: (OC-[CH2]4-CONH-[CH2]6-NH)n
Số H trong một mắt xích là 22
Đáp án C
Câu hỏi 29 :
Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
- A Polipropilen.
- B Tinh bột.
- C Polistiren.
- D Polietilen.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 30 :
Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét. Tơ nitron được tổng hợp từ monome là
- A vinyl clorua.
- B acrilonitrin.
- C caprolactam.
- D axit ω-aminoetanoic.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 31 :
PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
- A Acrilonitrin.
- B Propilen.
- C Vinyl axetat.
- D Vinyl clorua.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Ghi nhớ 1 sô polime thông dụng như: PE, PVC, PPF..
Lời giải chi tiết:
PVC là viết tắt của poli vinylclrua => được trùng hợp từ vinylclorua (CH2=CH-Cl)
Đáp án D
Câu hỏi 32 :
Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
- A CH2=CH2.
- B CH2=CH-CH3.
- C CH2=CHCl.
- D CH3-CH3.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Học thuộc tên các polime phổ biến như: PE, PVC, PPF…
Lời giải chi tiết:
PE được trùng hợp từ CH2=CH2
Đáp án A
Câu hỏi 33 :
Polime được sử dụng để sản xuất
- A gas, xăng, dầu, nhiên liệu.
- B dung môi hữu cơ, thuốc nổ, chất kích thích tăng trưởng thực vật.
- C chất dẻo, cao su, tơ sợi, keo dán.
- D phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Xem lại ứng dụng của polime trong sgk hóa 12 – trang 64
Lời giải chi tiết:
ứng dung của polime là: chất dẻo, cao su, tơ sợi, keo dán.
Đáp án C
Câu hỏi 34 :
Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là gì
- A Polipropilen
- B Poli(vinyl clorua)
- C Polistiren
- D Polietilen
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Tên của polime = poli + tên monome
Lời giải chi tiết:
Trùng hợp propilen thu được polime có tên polipropilen
Đáp án A
Câu hỏi 35 :
Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là
- A poli vinyl clorua.
- B poli etilen.
- C poli metyl metacrylat.
- D poli stiren.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức được học về polime sgk hóa 12
Lời giải chi tiết:
Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là poli etilen.
Đáp án B
Câu hỏi 36 :
Polime có công thức [-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n thuộc loại nào?
- A Cao su.
- B Chất dẻo.
- C Tơ nilon -6,6.
- D Keo dán.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Polime có công thức [-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n thuộc tơ nilon -6,6.
Đáp án C
Câu hỏi 37 :
Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 đưuọc tạo thành từ các monome tương ứng là
- A CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
- B CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.
- C CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.
- D CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Từ tên của polime ta suy ra được các monome tương ứng
Lời giải chi tiết:
Phản ứng trùng hợp tạo Poli(metyl metacrylat):
Phản ứng trùng ngưng tạo nilon-6:
Đáp án B
Câu hỏi 38 :
Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas, còn có tên gọi là poli(metyl metacrylat). Monome tạo thành X là
- A CH2=C(CH3)COOCH3.
- B H2N-(CH2)5-COOH.
- C CH2=CH-CN.
- D CH2=CH-Cl.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Trùng hợp monome thu được poli(metyl metacrylat) nên monome đó là metylmetacrylat.
Lời giải chi tiết:
Monome tạo thành poli(metyl metacrylat) là metyl metacrylat.
Đáp án A
Câu hỏi 39 :
Các túi nilon dùng để đựng hàng chủ yếu làm từ polietilen (P.E). Đây là một loại polime bền, thời gian phân hủy của nó khoảng 500 năm, nên gây ô nhiễm môi trường. Công thức hóa học của polietilen là
- A (-CH2-CHCl-)n.
- B (-CH(CH3)-CH2-)n
- C (-CH2-CH2-)n.
- D (-CH2-CH(CN)-)n.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về polime trong chương 4 sgk hóa 12
Lời giải chi tiết:
Công thức hóa học của polietilen là (-CH2-CH2-)n.
Đáp án C
Câu hỏi 40 :
Teflon là tên của một polime được dùng làm
- A chất dẻo.
- B tơ tổng hợp.
- C cao su tổng hợp.
- D keo dán.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Teflon là tên của một polime được dùng làm chất dẻo.
Đáp án A
Câu hỏi 41 :
Tơ tổng hợp không thể điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
- A tơ nilon - 6,6.
- B tơ nitron.
- C tơ nilon-6.
- D tơ lapsan.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
To nitron hay tơ olon được trùng hợp từ vinyl cyanua chứ không phải bằng phản ứng trùng ngưng
Đáp án B
Câu hỏi 42 :
Chất nào say đây được dùng làm cao su
- A Poli(vinyl axetat)
- B Poli(vinyl clorua)
- C Polistiren
- D Poliisopren
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 43 :
Polime được tạo ra từ 2 loại monome là :
- A caosu buna
- B nilon-6,6
- C nilon-6
- D thủy tinh hữu cơ
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 44 :
Polime nào sau đây trong thành phần có nguyên tố N :
- A Poliacrilonitrin
- B Polietilen
- C Poli(vinyl clorua)
- D Polibutadien
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải:
A.(−CH2- CH−)n
CN
B. (−CH2-CH2−)n
C. (−CH2- CH−)n
Cl
D. (–CH2-CH=CH-CH2−)n
Đáp án A
Câu hỏi 45 :
Nguyên liệu dùng để điều chế tơ visco là:
- A Glucozơ.
- B Saccarozơ.
- C Tinh bột.
- D Xenlulozơ.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 46 :
Trùng hợp hidrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?
- A Penta-1,3-đien.
- B But-2-en.
- C Buta-1,3-đien.
- D 2-metylbuata-1,3-đien.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trùng hợp buta-1,3-đien thu được cao su buna:
\(nC{H_2} = CH - CH = C{H_2}\xrightarrow{{{t^o},xt,p}}{( - C{H_2} - CH = CH - C{H_2} - )_n}\)
Đáp án C
Câu hỏi 47 :
Polime nào sau đây không chứa nitơ trong phân tử?
- A Poliacrilonitrin.
- B Nilon-6.
- C Poli(vinyl clorua).
- D Nilon-6,6.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
PVC có dạng (-CH2-CHCl-)n không chứa N
Đáp án C
Câu hỏi 48 :
Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
- A Poli(vinyl clorua).
- B Poli acrilonitrin.
- C Polietilen.
- D Poli(vinyl axetat).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Nắm được công thức cấu tạo của các polime (hoặc các monome tạo ra nó)
Lời giải chi tiết:
Poli (vinyl clorua): (-CH2-CHCl-)n
Poli acrilonitrin: (-CH2-CHCN-)n
Polietilen: (-CH2-CH2-)n
Poli (vinyl axetat): [-CH2-CH(OOCCH3)-]n
Đáp án C
Câu hỏi 49 :
Polime được tạo ra từ 2 loại monome là :
- A caosu buna
- B nilon-6,6
- C nilon-6
- D thủy tinh hữu cơ
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 50 :
Loại tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
- A Tơ visco.
- B Tơ nitron.
- C Tơ tằm.
- D Tơ capron.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
50 câu hỏi lý thuyết về vật liệu polime đầy đủ trắc nghiệm và tự luận có đáp án và lời giải chi tiết (phần 2)
40 bài tập về mắt xích polime đầy đủ trắc nghiệm và tự luận có đáp án và lời giải chi tiết
30 bài tập về điều chế polime đầy đủ trắc nghiệm và tự luận có đáp án và lời giải chi tiết
50 câu hỏi lý thuyết về đại cương polime từ trắc nghiệm đến tự luận có đáp án và lời giải chi tiết
Các bài khác cùng chuyên mục
- 15 bài toán cho từ từ axit vào muối cacbonat có lời giải
- 15 bài toán cho từ từ muối cacbonat vào axit có lời giải
- 50 bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và muối cacbonat có lời giải
- 20 bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm thổ có lời giải
- 15 bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm, muối cacbonat có lời giải
- 50 câu hỏi lý thuyết mức độ vận dụng về ôn tập chương 6 có lời giải
- 50 câu hỏi lý thuyết mức độ thông hiểu về ôn tập chương 6 có lời giải
- 20 bài tập mức độ vận dụng cao nhôm, kim loại kiềm và hợp chất tác dụng với nước có lời giải
- 30 bài tập mức độ vận dụng nhôm, kim loại kiềm và hợp chất tác dụng với nước có lời giải
- 20 bài tập axit tác dụng với muối aluminat có lời giải