50 bài tập vận dụng về thủy phân peptit, protein có lời giải
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Cho một peptit sau: Gly-Ala-Val-Ala-Gly-Val-Phe. Thủy phân không hoàn toàn peptit này thành các peptit ngắn hơn. Trong số các peptit tạo ra có bao nhiêu peptit có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 ?
- A 5
- B 6
- C 12
- D 14
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Các peptit (trừ đipeptit) có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Lời giải chi tiết:
Gly-Ala-Val-Ala-Gly-Val-Phe.
Thủy phân không hoàn toàn peptit trên thì được các peptit cho phản ứng màu biure:
5 tripeptit: Gly-Ala-Val; Ala-Val-Ala; Val-Ala-Gly; Ala-Gly-Val; Gly-Val-Phe
4 tetrapeptit: Gly-Ala-Val-Ala; Ala-Val-Ala-Gly; Val-Ala-Gly-Val; Ala-Gly-Val-Phe
3 pentapeptit: Gly-Ala-Val-Ala-Gly; Ala-Val-Ala-Gly-Val; Val-Ala-Gly-Val-Phe
2 hexapeptit: Gly-Ala-Val-Ala-Gly-Val; Ala-Val-Ala-Gly-Val-Phe
=> Tổng cộng có 14 peptit.
Đáp án D
Câu hỏi 2 :
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
- A Gly-Phe-Gly-Ala-Val.
- B Gly-Ala-Val-Val-Phe.
- C Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
- D Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Từ các dữ kiện đề bài cho lập luận để tìm ra công thức của X.
Lời giải chi tiết:
- Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val và 1 mol Phe → X có chứa 2Gly, 1 Ala, 1 Val, 1 Phe
- Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val
→ X có chứa đoạn mạch Gly-Ala-Val-Phe
- Mà thủy phân X không thu được Gly-Gly nên X chỉ có thể là Gly-Ala-Val-Phe-Gly
Câu hỏi 3 :
Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là
- A Ala, Gly.
- B Ala, Val.
- C Gly, Gly.
- D Gly, Val.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
- Thủy phân 1 mol pentapeptit X → 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val → X có 3 mắt xích Gly, 1 mắt xích Ala, 1 mắt xích Val
- Thủy phân X thu được Ala-Gly và Gly-Gly-Val → X có chứa đoạn mạch Ala-Gly-Gly-Val
- Mặt khác thủy phân X thu được Gly-Ala mà X là pentapeptit → X là Gly-Ala-Gly-Gly-Val
→ Đầu N (chứa nhóm -NH2) là Gly, đầu C (chứa nhóm -COOH) là Val
Đáp án D
Câu hỏi 4 :
Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X thuộc loại
- A tripeptit.
- B tetrapeptit.
- C hexapeptit.
- D đipeptit.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Theo đề bài tính được số mol của Ala và Gly.
Phương trình phản ứng: [Ala]a[Gly]b + (a+b-1)H2O → aAla + bGly
BTKL: mH2O = mAla + mGly - mX => nH2O
[Ala]a[Gly]b + (a+b-1)H2O → aAla + bGly
Đặt mol của H2O, Ala, Gly vào phương trình => a, b
Lời giải chi tiết:
Ta có: nAla = 0,25 mol; nGly = 0,75 mol
Phương trình phản ứng: [Ala]a[Gly]b + (a+b-1)H2O → aAla + bGly
BTKL: mH2O = 22,25 + 56,25 - 65 = 13,5 gam → nH2O = 0,75 mol
[Ala]a[Gly]b + (a+b-1)H2O → aAla + bGly
0,75 0,25 0,75
=> \(\left\{ \begin{array}{l}0,25\left( {a + b - 1} \right) = 0,75a\\0,75a = 0,25b\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 3\end{array} \right.\)
Vậy X là tetrapeptit
Đáp án B
Câu hỏi 5 :
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala; 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
- A 90,6.
- B 111,74.
- C 81,54.
- D 66,44.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Công thức tính khối lượng mol peptit:
Mpeptit = n.Maminoaxit - (n-1)MH2O => npeptit = mpeptit : Mpeptit
+ Khi thủy phân không hoàn toàn peptit thu được hỗn hợp aminoaxit và các peptit ngắn hơn thì số mol mắt xích được bảo toàn.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
nAla = 28,48/89 = 0,32 mol
n Ala-Ala = 32/(89.2-18.1) = 0,2 mol
nAla-Ala-Ala = 27,72/(89.3-18.2) = 0,12 mol
Gọi số mol Ala-Ala-Ala-Ala là a (mol).
Ta thấy trước và sau phản ứng số lượng mắt xích Ala được bảo toàn.
=> 4nAla-Ala-Ala-Ala = nAla + 2nAla-Ala + 3nAla-Ala-Ala
=> 4a = 1.0,32 + 2.0,2 + 3.0,12 → a = 0,27 mol
Vậy m = 0,27(89.4 - 18.3) = 81,54 gam
Đáp án C
Câu hỏi 6 :
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 36,96 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
- A 66,44.
- B 90,6.
- C 111,74.
- D 81,54.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Bảo toàn Ala.
Lời giải chi tiết:
nAla = 28,48 : 89 = 0,32 mol
nAla-Ala = 32 : (89+89-18) = 0,2 mol
nAla-Ala-Ala = 36,96 : (89+89+89-18.2) = 0,16 mol
Bảo toàn Ala: 4nAla-Ala-Ala-Ala = nAla + 2nAla-Ala + 3nAla-Ala-Ala
=> 4nAla-Ala-Ala-Ala = 0,32 + 2.0,2 + 3.0,16 => nAla-Ala-Ala-Ala = 0,3 mol
=> m = 0,3.(89.4 - 18.3) = 90,6 gam
Đáp án B
Câu hỏi 7 :
Thủy phân hoàn toàn 39 gam tetrapeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai a -amino axit có công thức dạng (H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 60,3 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 26 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
- A 53,6
- B 40,6
- C 46
- D 59
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Thủy phân peptit : Xn + nNaOH ® X-Na + H2O
+ Bảo toàn khối lượng
Lời giải chi tiết:
PTTQ : X4 + 4NaOH -> 4X-Na + H2O
Mol 4x x x
Bảo toàn khối lượng : mpeptit + mNaOH = mmuối + mH2O
=> 39 + 4x.40 = 60,3 + 18x
=> x = 0,15 mol
Xét 26g X thì có n = 0,1 mol
PTTQ : X4 + 4HCl + 3H2O -> 4XHCl
Mol 0,1 ® 0,4 0,3
=> Bảo toàn khối lượng : mmuối = mX + mHCl + mH2O = 46g
Đáp án C
Câu hỏi 8 :
Lấy 14,6 g một đipeptit tạo ra từ glixin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng:
- A 0,23 lít
- B 0,2 lít
- C 0,4 lít
- D 0,1 lít
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ nHCl = nNH2 = 2nĐI PEPTIT
Lời giải chi tiết:
Đipeptit là: Gly-Ala hoặc Ala-Gly
\(\begin{gathered}
{n_{peptit}} = 0,1mol \hfill \\
\Rightarrow {n_{HCl}} = 2{n_{peptit}} = 0,2mol \hfill \\
\Rightarrow {V_{ddHCl}} = 0,2lit \hfill \\
\end{gathered} \)
Đáp án B
Câu hỏi 9 :
Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48g Ala, 32g Ala-Ala, 27,72g Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
- A 81,54.
- B 111,74.
- C 90,6.
- D 66,44.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 10 :
Thủy phân hoàn toàn 21,8 gam đipeptit mạch hở Glu-Ala trong NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
- A 28,0
- B 24,0
- C 30,2
- D 26,2
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 11 :
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 56,96 gam Ala, 64 gam Ala-Ala và 55,44 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
- A 132,88.
- B 223,48.
- C 163,08.
- D 181,2.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Bảo toàn số mol
Lời giải chi tiết:
Bảo toàn Ala : nTetra = ¼ åAla = ¼ (nAla + 2nDi + 3nTri) = 0,54 mol
=> m = 163,08g
Đáp án C
Câu hỏi 12 :
Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly – Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là:
- A 1,46g
- B 1,36g
- C 1,64g
- D 1,22g
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Bài toàn thủy phân peptit :
(*)Thủy phân trong H2O ( H+ , OH- ) ® a - aa ban đầu
Ax + (x – 1) H2O ® x. A
- Số pt H2O = số lk peptit
- BTKL : mpeptit + mH2O = maa ban đầu
(*) Thủy phân trong MT axit ( HCl )
Ax + (x – 1)H2O + xHCl ® muối clorua
- số pt HCl = số nguyên tử N/ peptit = x
- BTKL : mpeptit + mH2O + mHCl = mmuối
(*) Thủy phân trong MT bazo : OH
Ax + xOH ® muối + H2O
- số pt H2O = số Haxit / Ax
- BTKL : mpeptit + mbazo = mmuối + mH2O
nH2O.x = nOH(pứ)
Lời giải chi tiết:
Gly – Ala + 2KOH -> Gly-K + Ala-K + H2O
x -> x -> x (mol)
2,4g = 113x + 127x => x = 0,01 mol
=> m = 1,46g
Đáp án A
Câu hỏi 13 :
Thủy phân hoàn toàn 20,3 gam 1 peptit X thu được 8,9 gam Ala và 15 gam Gly. Xác định X
- A Đipeptit
- B Tripeptit
- C Tetrapeptit
- D Pentapeptit
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương pháp:Bảo toàn khối lượng \({m_{{H_2}O}} = {m_{Ala}} + m{}_{Gly} - {m_X} \to {n_{{H_2}O}}\)
\(X + (m + n - 1){H_2}O \to mGly + nAla\)
=> lập hệ PT =>m,n
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải
Bảo toàn khối lượng
\(\eqalign{ & {m_{{H_2}O}} = {m_{Ala}} + m{}_{Gly} - {m_X} = 8,9 + 15 - 20,3 = 3,6g \to {n_{{H_2}O}} = 0,2\,\,mol \cr & X + (m + n - 1){H_2}O \to mGly + nAla \cr} \)
0,2 0,2 0,1
\(\left\{ \matrix{ 0,1m = 0,2n \hfill \cr 0,1(m + n - 1) = 0,2n \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{ m = 2 \hfill \cr n = 1 \hfill \cr} \right.\)
=> Tripeptit
Chọn B
Câu hỏi 14 :
Thủy phân hết m gam tetrapeptit X Ala-Ala-Ala-Ala(mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Al, 27,72 gam Ala-Ala-AlA. Giá trị của m là
- A 90,6
- B 111,74
- C 81,54
- D 66,44
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương pháp:
\({n_X} = {{{n_{Ala}} + 2.{n_{Ala - Ala}} + 3.{n_{Ala - Ala - Ala}}} \over 4}\)
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải
nAla=28,48:89 = 0,32 mol
nAla-Ala = 32:(89.2-18)= 0,2 mol
nAla-Ala-Ala= 27,72:(89.3-2.18)= 0,12 mol
\({n_X} = {{{n_{Ala}} + 2.{n_{Ala - Ala}} + 3.{n_{Ala - Ala - Ala}}} \over 4} = {{0,32 + 2.0,2 + 3.0,12} \over 4} = 0,27\,mol\)
m= 0,27.(89.4-3.18)=81,54 gam
Chọn C
Câu hỏi 15 :
Thủy phân hoàn toàn 500 gam 1 oligopeptit X thu được 178 gam amino axit Y và 412 gam amino axit Z. Biết phân tử khối của Y bằng 89. Phân tử khối của Z là
- A 103
- B 75
- C 117
- D 147
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phương pháp:\(X + (m + n - 1){H_2}O \to mY + nZ\)
=> Bảo toàn khối lượng \({m_{{H_2}O}} = {m_Y} + {m_Z} - m{}_X \to {n_{{H_2}O}}\)
Lời giải chi tiết:
\(X + (m + n - 1){H_2}O \to mY + nZ\)
=> Bảo toàn khối lượng \({m_{{H_2}O}} = {m_Y} + {m_Z} - m{}_X = 178 + 412 - 500 = 90 \to {n_{{H_2}O}} = 5\,\,mol\)
nY= 178:89= 2 mol
\({{{n_{{H_2}O}}} \over {{n_Y}}} = {{m + n - 1} \over m} = {5 \over 2} \to 2n - 3m = 2 \to n = 4,m = 2\)
MZ =412:4=103
Chọn A
Câu hỏi 16 :
Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2 gam. Số liên kết peptit trong A là
- A 20
- B 10
- C 9
- D 18
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Giả sử peptit được tạo nên từ n mắt xích amino axit.
Phản ứng thủy phân A trong NaOH: A + nNaOH → n Muối natri của a.a + H2O
Đặt số mol peptit vào phương trình tính được mol của NaOH pư và mol H2O tạo thành => nNaOH đã dùng
BTKL: m chất rắn sau = mA + mNaOH đã dùng - mH2O
m tăng = m chất rắn sau - mA => Giá trị của n
Lời giải chi tiết:
Giả sử peptit được tạo nên từ n mắt xích amino axit.
Phản ứng thủy phân A trong NaOH: A + nNaOH → n Muối natri của a.a + H2O
0,1 → 0,1n → 0,1 (mol)
=> nNaOH đã dùng = 0,2n (mol) (do dùng lượng gấp đôi lượng cần thiết)
BTKL: m chất rắn sau = mA + mNaOH đã dùng - mH2O = mA + 40.0,2n - 0,1.18 (g)
m tăng = m chất rắn sau - mA => (mA + 40.0,2n - 0,1.18) - mA = 8n - 1,8 = 78,2 => n = 10
Vậy A có chứa 9 liên kết peptit.
Đáp án C
Câu hỏi 17 :
Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là
- A 7,09 gam.
- B 16,30 gam.
- C 8,15 gam.
- D 7,82 gam.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Phản ứng thủy phân peptit:
+ BTKL: mH2O = m aa - mpeptit → n H2O
+ Đipeptit + H2O → 2 Aminoaxit
Tính được số mol của amino axit trong X.
- Khi cho X tác dụng với HCl:
Do các amino axit có 1 nhóm -NH2 nên ta có: nHCl = na.a
BTKL: m muối = m a.a + mHCl
=> Khối lượng muối thu được khi cho 1/10 X phản ứng với HCl.
Lời giải chi tiết:
- Phản ứng thủy phân peptit:
+ BTKL: mH2O = m aa - mpeptit = 3,6 gam → n H2O = 0,2 mol
+ Đipeptit + H2O → 2 Aminoaxit
0,2 ← 0,2 → 0,4 (mol)
Vậy X chứa 0,4 mol amino axit.
- Khi cho X tác dụng với HCl:
Do các amino axit có 1 nhóm -NH2 nên ta có: nHCl = na.a = 0,4 mol
BTKL: m muối = m a.a + mHCl = 63,6 + 0,4.36,5 = 78,2 gam
=> Khi cho 1/10 X phản ứng với HCl thu được: m muối = 7,82 gam
Đáp án D
Câu hỏi 18 :
Thủy phân hoàn toàn 72 g peptit X trong dung dịch HCl dư thu được dd X chứa 38,375 g muối clorua của Valin và 83,625 g muối clorua của Glyxin. X thuộc loại
- A đipeptit
- B pentapeptit
- C tetrapeptit
- D tripeptit
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương pháp :
Thủy phân trong MT axit ( HCl )
Ax + (x – 1)H2O + xHCl → muối clorua
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải :
Đặt x là số aa có trong X
Bảo toàn khối lượng có 72 + 18(x-1).nX + x.36,5.nX = 38,375 + 83,625
Bảo toàn nguyên tố Cl có
x.nX = 0,25 + 0,75 =1
→ x =4
Đáp án C
Câu hỏi 19 :
X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 aminoaxit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là :
- A
77,60 gam
- B
83,20 gam
- C 87,40 gam
- D 73,40 gam
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
nGly = 0,4 mol; nAla = 0,32 mol
X: Gly2Ala2Val2 (x mol) có MX = 75.2 + 89.2 + 117.2 - 18.5 = 472 (g/mol)
Y: Gly2AlaGlu (y mol) có MY = 75.2 + 89 + 147 - 18.3 = 332 (g/mol)
Bảo toàn gốc Gly → nGly = 2x + 2y = 0,4 (1)
Bảo toàn gốc Ala → nAla = 2x + y = 0,32 (2)
Giải (1) (2) được x = 0,12 và y = 0,08
Vậy m = 472x + 332y = 83,2 (g)
Đáp án B
Câu hỏi 20 :
Thủy phân hoàn toàn 21,8 gam đipeptit mạch hở Glu-Ala trong NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
- A 26,2.
- B 24,0.
- C 28,0.
- D 30,2.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Tính toán theo PTHH : Glu-Ala + 3 NaOH → NH2 – C3H5 –(COONa )2 + NH2 – C2H4 – COONa + 2 H2O
Lưu ý đipeptit mạch hở Glu-Ala là 2 amino axit glu và ala sau khi đã bị mất đi 1 H2O
Và Glu có chứa 2 nhóm axit
Lời giải chi tiết:
n Peptit = 21,8 : ( 147 + 89 – 18 ) = 0,1 mol
Theo PTHH => n muối Glu = n muối Ala = 0,1 mol
=> m muối = 0,1 . ( !47 + 22 . 2 ) + 0,1 . ( 89 + 22 ) = 30,2 g
Đáp án D
Câu hỏi 21 :
Cho 3,96 gam Gly-Gly phản ứn hoàn toàn với 150 ml dung dịch KOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
- A 8,16.
- B 7,62.
- C 7,08.
- D 6,42.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Peptit + KOH → muối + H2O
- Bảo toàn khối lượng
Lời giải chi tiết:
nKOH = 0,5.0,15 = 0,075 mol
nGly-Gly = 3,96 : 132= 0,03 mol
BTKL: m rắn = nGly-Gly + mKOH – mH2O
= 3,96 + 0,075.56 – 0,03.18 = 7,62 (g)
Đáp án B
Câu hỏi 22 :
X là tetrapeptit có công thức Gly – Ala – Val – Gly. Y là tripeptit có công thức Gly – Val – Ala. Đun nóng m gam hỗn hợp X, Y có tỉ lệ mol tương tứng là 4:3 với dung dịch KOH vừa đủ sau phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
- A 155,44 gam.
- B 167, 38 gam.
- C 212,12 gam.
- D 150, 88 gam.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Bảo toàn khối lượng
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}m\,g\,A\left\{ \begin{array}{l}X:Gly - Ala - Val - Gly:x\\Y:Gly - Val - Ala:y\end{array} \right. + KOH\,vua\,du \to 257,36\,g\,cran\\{n_{{H_2}O}} = {n_{peptit}} = x + y\\{n_{NaOH}} = 4x + 3y\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{x}{y} = \frac{4}{3}\\(302x + 245y) + 56(4x + 3y) = 257,36 + 18(x + y)\,[BTKL]\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,32\\y = 0,24\end{array} \right.\\ \Rightarrow m = 302x + 245y = 155,44g\end{array}\)
Đáp án A
Câu hỏi 23 :
Thủy phân hoàn toàn 1 peptit X mạch hở chỉ thu được glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol X thu được 15,12g nước, số nguyên tử oxi có trong 1 phân tử chất X là :
- A 5
- B 3
- C 2
- D 4
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phương pháp :
Dạng : CTTQ của peptit
_ CTTQ : a - amino axit : no , mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm axit COOH (A) : CnH2n+1O2N
_ Peptit X được tạo ra từ x phân tử A : A1 , A2 , ... Ax
X ≡ (A)x = x.A – (x – 1)H2O
VD : dipeptit : A2 = 2A – H2O
= 2. CnH2n+1O2N – H2O
= C2nH4nO3N2
Lời giải chi tiết:
Lời giải :
CTTQ : (Gly)n = n.C2H5O2N – (n-1)H2O = C2nH3n+2On+1Nn
Khi đốt cháy : C2nH3n+2On+1Nn -> (1,5n + 1)H2O
Mol 0,12 0,84
=> 0,84 = 0,12.(1,5n + 1)
=> n = 4
=> Số nguyên tử oxi trong X = 5
Đáp án A
Câu hỏi 24 :
Hỗn hợp M gồm Gly- Glu, Gly – Glu-Lys và Gly- Glu – Lys- Lys trong đó oxi chiếm 27,74% về khối lượng. Cho 0,1 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
- A 56.
- B 55.
- C 54.
- D 53.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Quy về M có dạng: (Gly)(Glu)(Lys)x
\(\begin{gathered}
\% O = \frac{{16(x + 5)}}{{128x + 204}}.100\% = 27,74\% \hfill \\
= > x = ? \hfill \\
\end{gathered} \)
(Gly)(Glu)(Lys)x + (x +1) H2O + (2x+2) HCl → Muối
=> mmuối = mM + mH2O + mHCl = ? (g)
Lời giải chi tiết:
Quy về M có dạng: (Gly)(Glu)(Lys)x
\(\begin{gathered}
\% O = \frac{{16(x + 5)}}{{128x + 204}}.100\% = 27,74\% \hfill \\
= > x = 1,2 \hfill \\
\end{gathered} \)
(Gly)(Glu)(Lys)x + (x +1) H2O + (2x+2) HCl → Muối
0,1 → 0,22 → 0,44 (mol)
=> mmuối = mM + mH2O + mHCl = 0,1. 357,6 + 0,22.18 + 0,44.36,5 = 55,78 (g)
Gần nhất với 56 gam
Đáp án A
Câu hỏi 25 :
Cho 27,5 gam Gly – Ala – Glu tác dụng với lượng dung dịch NaOH. Số mol NaOH tối đa là:
- A 0,2.
- B 0,3.
- C 0,4.
- D 0,5.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 26 :
Thủy phân hoàn toàn peptit X mạch hở chỉ thu được glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước. Số nguyên tử oxi trong phân tử X là
- A 5
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Giả sử peptit có chứa n mắt xích Gly
nC2H5O2N → (n-1)H2O + C2nH3n+2On+1Nn (peptit)
Đốt cháy peptit, từ số mol X và số mol H2O ta xác định được giá trị của n
Lời giải chi tiết:
Giả sử peptit có chứa n mắt xích Gly
nC2H5O2N → (n-1)H2O + C2nH3n+2On+1Nn (peptit)
nH2O = 12,6 : 18 = 0,7 mol
Đốt cháy peptit:
C2nH3n+2On+1Nn → (1,5n+1) H2O
PT: 1 1,5n + 1
ĐB: 0,1 0,7
=> 0,1(1,5n + 1) = 0,7 => n = 4
=> X có chứa n+1 = 5 nguyên tử O
Đáp án A
Câu hỏi 27 :
Peptit X (C8H15O4N3) mạch hở, tạo bởi từ các amino axit dạng NH2-R-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X trong 800 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
- A 31,9 gam.
- B 71,8 gam.
- C 73,6 gam.
- D 44,4 gam.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Từ công thức phân tử suy ra X là tripeptit.
Tripeptit + 3NaOH → Muối + H2O
nNaOH > 3nX => NaOH dư, peptit hết => nH2O = nX
BTKL: m chất rắn = mX + mNaOH – mH2O
Lời giải chi tiết:
Do X có CTPT C8H15O4N3 mà X được tạo bởi aminoaxit có dạng NH2-R-COOH nên X là tripeptit.
Tripeptit + 3NaOH → Muối + H2O
nNaOH (= 0,8 mol) > 3nX (= 0,2.3 = 0,6 mol) => NaOH dư, peptit hết => nH2O = nX = 0,2 mol
BTKL: m chất rắn = mX + mNaOH – mH2O = 0,2.217 + 0,8.40 – 18.0,2 = 71,8 gam
Đáp án B
Câu hỏi 28 :
Thủy phân hoàn toàn 13,02 gam tripeptit Ala-Gly-Ala cần dùng hết V ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là
- A 120.
- B 60.
- C 30.
- D 90.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
npeptit = 13,02:(89.2+75-18.2) = 0,06 mol
Ala-Gly-Ala + 3NaOH → 2Ala-Na + Gly-Na + H2O
=> nNaOH = 3nAla-Gly-Ala = 0,18 mol
=> V = n/CM = 0,18:2 = 0,09 lít = 90 ml
Đáp án D
Câu hỏi 29 :
Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
- A 1,36
- B 1,22
- C 1,46
- D 1,64
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Gly-Ala + 2KOH → Muối + H2O
Đặt số mol peptit là x => nKOH = 2x; nH2O = x
BTKL tính được giá trị của x => m
Lời giải chi tiết:
Gly-Ala + 2KOH → Muối + H2O
Đặt số mol peptit là x => nKOH = 2x; nH2O = x
BTKL: m peptit + mKOH = m muối + mH2O
=> (75 + 89 – 18)x + 2x.56 = 2,4 + 18x => x = 0,01 mol
=> m = 0,01.146 = 1,46 gam
Đáp án C
Câu hỏi 30 :
Phân tử khối của một pentapeptit bằng 373. Biết pentapeptit này được tạo nên từ một amino axit X mà trong phân tử chỉ có chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Khối lượng mol của X là:
- A 103
- B 117
- C 75
- D 89
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào cách tích phân tử khối của peptit: PTK = ∑ PTK aminoaxit – 18.số liên kết peptit
Lời giải chi tiết:
Dựa vào cách tích phân tử khối của peptit: PTK = ∑ PTK aminoaxit – 18.số liên kết peptit
Pentapetit có chứa 4 liên kết peptit nên ta có: 5MX – 4.18 = 373 => MX = 89 (g/mol)
Đáp án D
Câu hỏi 31 :
X là một hexapeptit được tạo từ một ɑ-aminoaxit Y chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 2M thu được 76,2 gam muối. Phân tử khối của X, Y lần lượt có giá trị là:
- A 444 và 89
- B 432 và 103
- C 534 và 89
- D 444 và 75
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Hexapeptit X + 6 KOH → 6H2N-R-COOK + H2O
→ Mmuối → Y → X
Lời giải chi tiết:
Ta có: nKOH = 0,6 mol
Hexapeptit X + 6 KOH → 6H2N-R-COOK + H2O
0,6 0,6 0,1 mol
Ta có: Mmuối = 16 + R + 83 = 76,2/ 0,6 = 127 → R = 28 →Y là H2N-C2H4-COOH (MY = 89)
→MX = 89.6 - 5.18 = 444
Đáp án A
Câu hỏi 32 :
Thủy phân 101,17 gam một tetrapeptit mạch hở Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 42,72 gam Ala; m gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:
- A 40,0
- B 59,2
- C 24,0
- D 48,0
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Ta dùng bảo toàn gốc Ala: số mol gốc Ala trước phản ứng và sau phản ứng bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
MA-A = 2.89- 18 = 160 (g/mol); MA-A-A = 3.89 - 2.18 = 231 g/mol; MA-A-A-A = 4.89 - 3.18 = 302 g/mol
Ta có: nA = 0,48 mol; nA-A-A = 0,12 mol; nA-A-A-A = 0,335 mol
Đặt nA-A = a mol
A–A–A–A + 3 H2O → 4 A
A–A–A–A + H2O → 2 A–A
A–A–A–A + H2O → A + A–A–A
Ta có số mol gốc Ala trước phản ứng và sau phản ứng bằng nhau nên :
4.0,335 = 0,48 + 2a + 3.0,12 → a = 0,25 → m = 0,25.160 = 40 gam
Đáp án A
Câu hỏi 33 :
Cho một tripeptit X có công thức Gly-Gly-Ala. Lấy 36,54 gam X thủy phân hoàn toàn trong V ml dung dịch HCl 2M (vừa đủ). Giá trị của V là:
- A 180 ml
- B 280 ml
- C 270 ml
- D 200 ml
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Gly-Gly-Ala + 2H2O + 3HCl → Muối
Theo PT ta có: nHCl = 3.nX → Giá trị của V
Lời giải chi tiết:
Gly-Gly-Ala + 2H2O + 3HCl → Muối
Ta có: nX = 36,54/203 = 0,18 mol
Theo PT ta có: nHCl = 3.nX = 0,54 mol → V = 0,54/2 = 0,27 lít = 270 ml
Đáp án C
Câu hỏi 34 :
Thủy phân hoàn toàn a gam đipeptit Glu-Gly trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 17,28 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là:
- A 12,24 gam
- B 11,44 gam
- C 13,25 gam
- D 13,32 gam
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đặt nGlu-Gly = x mol
Glu-Gly + 3NaOH → Muối + 2 H2O
x 3x 2x mol
Theo đinh luật bảo toàn khối lượng ta có: mGlu-Gly + mNaOH = mmuối+ mH2O
→ 204x + 40.3x = 17,28 + 2x.18 → x → a
Lời giải chi tiết:
Đặt nGlu-Gly = x mol
Glu-Gly + 3NaOH → Muối + 2H2O
x 3x 2x mol
Theo đinh luật bảo toàn khối lượng ta có: mGlu-Gly + mNaOH = mmuối + mH2O
→ 204x + 40.3x = 17,28 + 2x.18 → x = 0,06 mol → a = 204.0,06 = 12,24 gam
Đáp án A
Câu hỏi 35 :
Cho 7,46 gam một peptit có công thức Ala-Gly-Val-Lys tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan Y. Giá trị của a là:
- A 11,717.
- B 11,825.
- C 10,745.
- D 12,190.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Ala-Gly-Val-Lys + 5 HCl + 3H2O → Muối
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mchất rắn Y = maminoaxit + mHCl + mH2O
Lời giải chi tiết:
Ta có: Mpeptit = 89 + 75 + 117 + 146 - 3.18 = 373 (g/mol) → npeptit = 7,46/373 = 0,02 mol
Ala-Gly-Val-Lys + 5 HCl + 3H2O → Muối
Theo PT trên: nH2O = 3.npeptit = 0,06 mol; nHCl = 5.npeptit = 0,1 mol
Theo bảo toàn khối lượng ta có: mchất rắn Y = maminoaxit + mHCl + mH2O = 7,46 + 0,1.36,5 + 0,06.18 = 12,19 gam
Đáp án D
Câu hỏi 36 :
Đun nóng 0,15 mol hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở (đều tạo bởi glyxin và axit glutamic) với 850 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ). Kết thúc các phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 95,15 gam muối khan. Khối lượng của 0,1 mol X là:
- A 35,3 gam
- B 31,7 gam
- C 37,1 gam
- D 33,5 gam
Đáp án: C
Phương pháp giải:
X + 0,85 mol KOH → H2N-CH2-COOK (a mol) + H2N-C3H5-(COOK)2 (b mol)
Ta có: mmuối = 113a + 223b = 95,15
Bảo toàn nguyên tố K ta có: a + 2b = nKOH = 0,85 mol
Giải hệ trên ta có: a = 0,25 mol; b = 0,3 mol
Suy ra số nhóm Gly trung bình trong X là 0,25/0,15 = 5/3
Số nhóm Glu trung bình trong X là 0,3/0,15 = 2
→ Công thức chung của hỗn hợp X là Gly5/3Glu2
Khi đó ta tính được khối lượng của 0,1 mol X .
Lời giải chi tiết:
X + 0,85 mol KOH → H2N-CH2-COOK (a mol) + H2N-C3H5-(COOK)2 (b mol)
Ta có: mmuối = 113a + 223b = 95,15
Bảo toàn nguyên tố K ta có: a + 2b = nKOH = 0,85 mol
Giải hệ trên ta có: a = 0,25 mol; b = 0,3 mol
Suy ra số nhóm Gly trung bình trong X là 0,25/0,15 = 5/3
Số nhóm Glu trung bình trong X là 0,3/0,15 = 2
→Công thức chung của hỗn hợp X là Gly5/3Glu2 có MX = 75.5/3 + 147.2- 18.8/3 = 371 g/mol
Khối lượng của 0,1 mol X là m = 0,1.371 = 37,1 gam
Đáp án C
Câu hỏi 37 :
Đipeptit X được tạo từ một loại ɑ-aminoaxit A có 1 nhóm –COOH, 1 nhóm –NH2. Cho 16 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 25,1 gam chất rắn khan. Aminoaxit A có phân tử khối là:
- A 75
- B 89
- C 117
- D 146
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đặt nX = x mol
Đipeptit X + 2HCl + H2O → 2NH3Cl-R-COOH
x 2x x 2x mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mX + mHCl + mH2O = mmuối → Giá trị của x → Mmuối → Aminoaxit A
Lời giải chi tiết:
Đặt nX = x mol
Đipeptit X + 2HCl + H2O → 2NH3Cl-R-COOH
x 2x x 2x mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mX + mHCl + mH2O = mmuối → 16 + 2x.36,5 + 18x = 25,1 → x = 0,1 mol
→ Mmuối = 25,1/2x = 125,5 = 97,5 + R → R = 28 → Aminoaxit A là NH2C2H4COOH → MA = 89
Đáp án B
Câu hỏi 38 :
Cho X là hexapeptit: Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là:
- A 77,6
- B 83,2
- C 87,4
- D 73,4
Đáp án: B
Phương pháp giải:
X: Ala2Gly2Val2 (MX = 472); Y: Gly2Ala-Glu (MY = 332); nAla = 0,32 mol; nGly = 0,4 mol
X, Y + H2O → Gly + Ala + Glu + Val
Đặt số mol X là x mol; số mol Y là y mol
Dùng bảo toàn số nhóm Gly và Ala để tìm ra x và y → Giá trị của m
Lời giải chi tiết:
X: Ala2Gly2Val2 (MX = 472); Y: Gly2Ala-Glu (MY = 332); nAla = 0,32 mol; nGly = 0,4 mol
X, Y + H2O → Gly + Ala + Glu + Val
Đặt số mol X là x mol; số mol Y là y mol
Bảo toàn nhóm Gly ta có: 2x + 2y = 0,4 mol
Bảo toàn nhóm Ala ta có: 2x + y = 0,32 mol
Giải hệ ta có: x = 0,12 và y =0,08 → m = 0,12. 472 + 0,08.332 = 83,2 gam
Đáp án B
Câu hỏi 39 :
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các ɑ - aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 52,7 gam. Số liên kết peptit trong X là:
- A 14
- B 9
- C 11
- D 13
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Giả sử X có chứa n gốc ɑ-aminoaxit
X + (n-1) H2O + n HCl → Muối
0,1 0,1(n-1) 0,1n mol
Theo bảo toàn khối lượng ta có: mX + mH2O + mHCl = mmuối
→ Giá trị của n → số liên kết peptit có trong X.
Lời giải chi tiết:
Giả sử X có chứa n gốc ɑ-aminoaxit
X + (n-1) H2O + n HCl → Muối
0,1 0,1(n-1) 0,1n mol
Theo bảo toàn khối lượng ta có: mX + mH2O + mHCl = mmuối
→ mmuối - mX = mH2O + mHCl ↔ 52,7 = 18.0,1.(n - 1) + 36,5.0,1n ↔ n = 10
→ X có chứa 9 liên kết peptit.
Đáp án B
Câu hỏi 40 :
Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α- amino axit có công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. giá trị của m là
- A 6,35
- B 8,25.
- C 7,25.
- D 7,52.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Đặt nx = nH2O = x (mol) => nNaOH = 3x (mol)
Bảo toàn khối lượng ta có:
4,34 + 40.3x = 6,38 + 18x => x = ? (mol)
Tripeptit + HCl dư
X + 2H2O + 3HCl → Muối
=> mmuối = mX + mH2O + mHCl = ? (g)
Lời giải chi tiết:
Tripepit + NaOH dư
X + 3NaOH → Muối + H2O
Đặt nx = nH2O = x (mol) => nNaOH = 3x (mol)
Bảo toàn khối lượng ta có:
4,34 + 40.3x = 6,38 + 18x
=> x = 0,02 (mol)
Tripeptit + HCl dư
X + 2H2O + 3HCl → Muối
=> mmuối = mX + mH2O + mHCl = 4,34 + 0,02.2.18 + 0,02.3.36,5 = 7,25 (g)
Đáp án C
Câu hỏi 41 :
Hỗn hợp X gồm chất Y ( C2H8O4N2) và chất Z ( C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
- A 23,80
- B 31,30
- C 16,95
- D 20,15
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Y là NH4 – OOC – COO – NH4
Z là H2N – CH2 – CO – NH – CH2 – COOH
Tính theo PTHH
Lời giải chi tiết:
Y là NH4 – OOC – COO – NH4 : a mol
Z là H2N – CH2 – CO – NH – CH2 – COOH : b mol
X + NaOH : nkhí = nNH3 = 2a = 0,2 mol
mX = 124a + 132b = 25,6 nên a = 0,1 và b = 0,1 mol
X + HCl thì → 0,1 mol (COOH)2 và 0,2 mol H3NCl – CH2 – COOH → m = 31,30 (g)
Đáp án B
Câu hỏi 42 :
Cho 6,57 gam Ala–Gly phản ứng hoàn toàn với 150 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
- A 13,35.
- B 14,97.
- C 11,76.
- D 14,16.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Tính được nAla-Gly; nKOH
PTHH: Ala-Gly + 2KOH → Ala-K + Gly-K + H2O
nAla-Gly < nKOH/2 => KOH dư, Ala-Gly hết
=> nH2O = nAla-Gly
BTKL: m chất rắn = mAla-Gly + mKOH – mH2O
Lời giải chi tiết:
nAla-Gly = 6,57 : (89 + 75 – 18) = 0,045 mol; nKOH = 0,15 mol
Ala-Gly + 2KOH → Ala-K + Gly-K + H2O
nAla-Gly < nKOH/2 => KOH dư, Ala-Gly hết
=> nH2O = nAla-Gly = 0,045 mol
BTKL: m chất rắn = mAla-Gly + mKOH – mH2O = 6,57 + 0,15.56 – 0,045.18 = 14,16 gam
Đáp án D
Câu hỏi 43 :
Khi thủy phân hoàn toàn một tetrapeptit X mạch hở chỉ thu được amino axit chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được 34,95 gam muối. Giá trị của m là
- A 21,6.
- B 22,95.
- C 24,30.
- D 24,30.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
X là tetrapeptit (tạo bởi từ 1 amino axit chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH → nX : nNaOH = 1 : 4
X + 4NaOH → Muối + H2O
0,075←0,3 → 0,075 (mol)
BTKL ta có: mX + mNaOH = mmuối + mH2O → mX = ?
Lời giải chi tiết:
X là tetrapeptit (tạo bởi từ 1 amino axit chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) nên khi phản ứng với NaOH sẽ phản ứng theo tỉ lệ nX : nNaOH = 1 : 4
=> nX = 1/4 nNaOH = 0,075 (mol)
X + 4NaOH → Muối + H2O
0,075←0,3 → 0,075 (mol)
=> nH2O = nX = 0,075 (mol)
BTKL ta có: mX + mNaOH = mmuối + mH2O
→ mX = 34,95 + 0,075.18 - 0,3.40 = 24,3 (g)
Đáp án C
Câu hỏi 44 :
Thủy phân hoàn toàn 8,6 gam một peptit X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 4,5 gam glyxin, 3,56 gam alanin và 2,34 gam valin. Thủy phân không hoàn toàn X thu được tripeptit Ala-Val-Gly và đipeptit Gly-Ala, không thu được đipeptit Ala-Gly. Công thức cấu tạo của X là
- A Ala-Val-Gly-Ala-Ala-Gly.
- B Gly-Ala-Gly-Val-Gly-Ala.
- C Gly-Ala-Val-Gly-Gly-Ala.
- D Gly-Ala-Val-Gly-Ala-Gly.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Biện luận công thức peptit dựa vào sản phẩm thủy phân của nó
Lời giải chi tiết:
nGly = 4,5 : 75 = 0,06 mol ; nAla = 3,56 : 89 = 0,04 mol ; nVal = 2,34 : 117 = 0,02 mol
=> Gly : Ala : Val = 0,06 : 0,04 : 0,02 = 3 : 2 : 1
4 đáp án đều là hexapeptit => X là (Gly)3(Ala)2(Val)1
Vì không thu được Ala-Gly => Loại đáp án A và B và D (Chỉ cần dữ kiện này cũng đủ để tìm ra được đáp án đúng
Đáp án C
Câu hỏi 45 :
Thủy phân hết 14,7 gam Gly-Ala-Val trong 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. X tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M , tạo ra dung dịch Y. Cô cạn Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
- A 44,16
- B 42,00
- C 39,48
- D 37,32
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
nGly-Ala-Val = 14,7/(75+89+117-18.2) = 0,06 mol
nHCl = 0,2 mol; nNaOH = 0,5 mol
Tổng hợp cả quá trình:
Gly-Ala-Val + 3NaOH → GlyNa + AlaNa + ValNa + H2O
Mol 0,06 → 0,18 → 0,06 → 0,06 → 0,06
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Mol 0,2 ← 0,2
Chất rắn gồm: 0,06 mol mỗi chất Gly-Na, Ala-Na, Val-Na; 0,2 mol NaCl; 0,12 mol NaOH
=> mrắn = 0,06.(97 + 111 + 139) + 0,2.58,5 + 0,12.40 = 37,32 gam
Đáp án D
Câu hỏi 46 :
Hỗn hợp X gồm 0,2 mol Alanin và 0,1 mol polipeptit. Toàn bộ X phản ứng hết 0,7 mol NaOH được 73,5 gam hỗn hợp muối của alanin và glyxin. Đốt cháy toàn bộ X ban đầu được m gam tổng khối lượng CO2 + H2O. Giá trị của m là
- A 110,7 gam
- B 232,2 gam
- C 223,4 gam
- D 242,8 gam
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Xét X + NaOH thì Ala + NaOH → muối + H2O (1)
Polipeptit + nNaOH → muối + H2O(2)
nNaOH(2) = 0,7 – 0,2 = 0,5 mol → nNaOH(2) : npeptit = 5: 1 → penta peptit
Xét hỗn hợp muối thu được có :nmuối ala = x và nmuối gly = y thì pt khối lượng muối (1)
Pt (2) nNaOH = 0,7 = x + y → x và y→ xác định thành phần peptit của
Lời giải chi tiết:
Xét X + NaOH thì Ala + NaOH → muối + H2O (1)
Polipeptit + nNaOH → muối + H2O(2)
nNaOH(2) = 0,7 – 0,2 =0,5 mol → nNaOH(2) : npeptit = 5: 1 → penta peptit
Xét hỗn hợp muối thu được có :nmuối ala = x và nmuối gly =y thì 111x + 97y = 73,5
nNaOH = 0,7 = x + y → x = 0,4 mol và y =0,3 mol
→ peptit + NaOH → (0,4-0,2) = 0,2 (mol) muối của ala và 0,3 (mol) muối của gly
→ peptit là (Ala)2(Gly)3 : (C3H7O2N)2(C2H5O2N)3 – 4H2O = C12H21O6N5
X + O2 thì C3H7O2N → 3CO2 + 7/2 H2O
C12H21O6N5 → 12CO2 + 21/2 H2O
→ m = mCO2 + mH2O = 44.(3.0,2 + 0,1.12) +18(7/2 .0,2 + 0,1.21/2 ) = 110,7 gam
Đáp án A
Câu hỏi 47 :
X là một peptit mạch hở tạo bởi các a-aminoaxit có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Khi thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol X bằng một lượng NaOH gấp đôi lượng NaOH cần cho phản ứng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 78,2 gam. Số liên kết peptit trong X là
- A 9.
- B 18.
- C 10.
- D 20.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
A + xNaOH → Muối + H2O ( x là số mắt xích aa )
Bảo toàn khối lượng có mA + mNaOH = mmuối + mH2O => mtăng = mNaOH - mH2O bay đi
Lời giải chi tiết:
A + xNaOH → Muối + H2O ( x là số mắt xích aa )
Bảo toàn khối lượng có mA + mNaOH = mmuối + mH2O => mtăng = mNaOH - mH2O bay đi
Mà nH2O = nA = 0,1 mol => mNaOH = 78,2 + 18.0,1 = 80g => nNaOH = 2 mol
=> nNaOH pứ = ½ nNaOH = 1 mol
=> x = 10 => số liên kết peptit = 10 – 1 = 9
Đáp án A
Câu hỏi 48 :
Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam đipeptit thiên nhiên (tạo bởi 2 a-amino axit) bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối, trong đó có 9,7 gam muối X chứa 23,7% khối lượng natri. Biết trong đipeptit, amino axit đầu N có phân tử khối lớn hơn. Tên viết tắt của peptit là:
- A Val-Ala
- B Ala-Gly
- C Gly-Val
- D Val-Gly
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Dựa vào %mNa(X) → MX → CT của X → CTCT của 1 amino axit
- Dựa vào PTTQ: A-B + 2NaOH → A-Na + B-Na + H2O
→ số mol peptit dựa vào số mol X → Mpeptit → CTCT của amino axit còn lại
- Biện luận : Trong peptit thì amino axit đầu N là A có M lớn hơn → CTPT của peptit
Lời giải chi tiết:
Gọi đipeptit là A-B
Ta thấy các đáp án thì a.a đều có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH nên phản ứng tổng quát là:
A-B + 2NaOH → A-Na + B-Na + H2O
Ta có: nX = nNa (X) =\(\frac{{9,7.23,7\% }}{{23}}\) = 0,1 mol → MX = 9,7 : 0,1 = 97
→ X là H2NCH2COONa → Amino axit là Glyxin
Mà npeptit = nX = 0,1 mol → Mpeptit = 14,6 : 0,1 = 146 → 75 + Maa - 18 = 146 → Maa = 89 (Ala)
Trong peptit thì amino axit đầu N có PTK lớn hơn nên là Ala
→ Peptit có CT là Ala-Gly
Đáp án B
Câu hỏi 49 :
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly-Ala, Gly-Val, nhưng không có Val-Ala. Amino axit ở đầu X và đầu N trong X tương ứng là
- A Val và Ala
- B Gly và Val
- C Ala và Val
- D Ala và Gly
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Xác định số lượng các mắt xích có trong X
- Xác định thứ tự các mắt xích trong X
- Kết luận.
Lời giải chi tiết:
X có dạng (Gly)2(Ala)2(Val)
Trong X có các đoạn Ala-Gly-Ala, Gly-Val nhưng không có đoạn Val-Ala
→ X là Ala-Gly-Ala-Gly-Val
→ Amino axit đầu C và đầu N lần lượt là Val và Ala
Đáp án A
Câu hỏi 50 :
Cho biết X là tetrapeptit (mạch hở) tạo thành từ 1 amino axit A no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Biết rằng trong phân tử A chứa 15,73% N về khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là
- A
161,00
- B
149,00
- C
143,45
- D
159,25
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Dựa vào %N tìm được A.
- Tính số mol tripeptit, đipeptit và A
- Bảo toàn Ala tìm số mol X
- Tìm m.
Lời giải chi tiết:
\({M_A} = \frac{{14}}{{15,73\% }} = 89 \to A:Ala\)
\({n_{{{(ala)}_3}}} = 0,18\,\,mol\)
\({n_{{{(ala)}_2}}} = 0,16\,mol\)
\({n_{ala}} = 1,04\,\,mol\)
Bảo toàn Ala: \( \to {n_{{{(ala)}_4}}} = 0,475\,\,mol\)
\( \to {m_{{{(ala)}_4}}} = 143,45\,\,gam\)
Đáp án C
Tổng hợp 30 bài tập vận dụng cao về thủy phân peptit, protein từ dễ đến khó đầy đủ trắc nghiệm và tự luận có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp 50 câu hỏi lý thuyết mức độ thông hiểu về peptit, protein đầy đủ trắc nghiệm và tự luận từ dễ đến khó có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp 50 câu hỏi lý thuyết mức độ nhận biết về peptit - protein đầy đủ các dạng từ dễ đến khó có đáp án và lời giải chi tiết
Các bài khác cùng chuyên mục
- 15 bài toán cho từ từ axit vào muối cacbonat có lời giải
- 15 bài toán cho từ từ muối cacbonat vào axit có lời giải
- 50 bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và muối cacbonat có lời giải
- 20 bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm thổ có lời giải
- 15 bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm, muối cacbonat có lời giải
- 50 câu hỏi lý thuyết mức độ vận dụng về ôn tập chương 6 có lời giải
- 50 câu hỏi lý thuyết mức độ thông hiểu về ôn tập chương 6 có lời giải
- 20 bài tập mức độ vận dụng cao nhôm, kim loại kiềm và hợp chất tác dụng với nước có lời giải
- 30 bài tập mức độ vận dụng nhôm, kim loại kiềm và hợp chất tác dụng với nước có lời giải
- 20 bài tập axit tác dụng với muối aluminat có lời giải