30 bài tập về cấu tạo và vị trí của kim loại có lời giải

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
  • B Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
  • C Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
  • D Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là:

  • A  K+  
  • B Na+    
  • C Rb+  
  • D Li+

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

M+          +     1e     →  M

1s22s22p6              → 1s22s22p63s1  (Na)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Kim loại có bao nhiêu  electron lớp ngoài cùng

  • A  Từ 1-3 electron
  • B Từ 5-7 electron
  • C  Từ 6-8 electron
  • D Từ 1-7 electron

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Từ 1-3 e  => kim loại

+ Từ 5-7 e  => phi kim

+ 8e => khí hiếm

+ 4e chu kì nhỏ: phi kim, chu kì lớn: kim loại

Lời giải chi tiết:

=> kim loại có từ 1-3 electron

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z =1); Y (Z =7); E( Z =12); T (Z =19). Dãy gồm các nguyên tố kim loại là:

  • A X, Y, E
  • B X, Y, E, T
  • C E, T
  • D Y, T

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên.

Các nguyên tố kim loại thường có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng (trừ H, He, B).

Lời giải chi tiết:

Các nguyên tố kim loại thường có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng (trừ H, He, B).

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố là:

X: 1s1 => phi kim (vì là H)

Y: 1s22s22p3  => phi kim

E: 1s22s22p63s2  => kim loại

T: 1s22s22p63s23p64s1  => kim loại

Vậy các nguyên tử kim loại là E và T

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nguyên tố nào sau đây là kim loại?

  • A Si
  • B Ag 
  • C Br  
  • D C

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ag là kim loại; Si, Br, C là phi kim.

Đáp án B  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do

  • A Các đôi electron dùng chung giữa 2 nguyên tử.
  • B Sự nhường cặp electron chưa tham gia liên kết của nguyên tử  này cho nguyên tử kia để tạo thành liên kết giữa hai nguyên tử.
  • C Lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.
  • D Sự tham gia của các electron tự do giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Liên kết kim loại: là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của electron tự do.
Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Những nhóm nguyên tố nào dưới đây ngoài nguyên tố kim loại còn có nguyên tố phi kim?

  • A Tất cả các nguyên tố f.
  • B Tất cả các nguyên tố d.
  • C Tất cả các nguyên tố s (trừ nguyên tố H).
  • D Tất cả các nguyên tố p.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử

Lời giải chi tiết:

Nguyên tố p có thể là kim loại hoặc phi kim.

Nguyên tố s, d, f chỉ có thể là kim loại.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Kim loại nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1?

  • A Na.
  • B Ba.
  • C K.
  • D Ca.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1 ⟹ chu kì IV, nhóm IA ⟹ Kali (K)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Những tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim) gây ra do

  • A khối lượng nguyên tử kim loại.
  • B cấu trúc mạng tinh thể.
  • C tính khử của kim loại.
  • D các electron tự do trong kim loại.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Những tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim) gây ra do các electron tự do trong kim loại.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử (dễ bị oxi hóa thành ion dương) vì

  • A nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.
  • B nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ.
  • C kim loại có xu hướng thu thêm electron để đạt cấu hình của khí hiếm.
  • D nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài cấu hình e nguyên tử.

Lời giải chi tiết:

Nguyên tử phi kim thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng

Phi kim có xu hướng thu thêm electron để đạt cấu hình của khí hiếm

Nguyên tử phi kim có độ âm điện lớn.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

  • A Ba.
  • B Ca.
  • C Al.
  • D Cs.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về đại cương kim loại

Lời giải chi tiết:

Cs là kim loại kiềm

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Kim loại nào sau đây có 1 electron ở lớp ngoài cùng?

  • A Ca.
  • B Al.
  • C Na.
  • D Fe.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho cấu hình electron: 1s22s22p6. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên?

  • A K+, Cl, Al    
  • B Li+, Br, Ne
  • C Na+, Cl, Ar                             
  • D Na+, F−, Ne

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tử R là

  • A Ar (Z=18).       
  • B Al (Z=13).       
  • C K (Z = 19). 
  • D Ca (Z=20).

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Để tạo thành ion R2+ thì R nhường 2e. Do đó thêm 2e vào lớp ngoài cùng của ion R2+ ta thu được cấu hình e của R.

Lời giải chi tiết:

Để tạo thành ion R2+ thì R nhường 2e. Do đó thêm 2e vào lớp ngoài cùng của ion R2+ ta thu được cấu hình e của R.

Vậy cấu hình e của R là: 1s22s22p63s23p64s2

=> Z = 20 (Ca)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho nguyên tử nhôm (Z = 13), số electron lớp ngoài cùng của nhôm là

  • A 3
  • B 4
  • C 1
  • D 2

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cấu hình e của nguyên tử nhôm là: 1s22s22p63s23p1

Vậy số e lớp ngoài cùng của Al là 3.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Ion Na+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Nguyên tố Na trong bảng hệ thống tuần hoàn có vị trí là

  • A Chu kỳ 3, nhóm IB.
  • B Chu kỳ 3, nhóm IA.
  • C Chu kỳ 4, nhóm IA.
  • D Chu kỳ 4, nhóm IB.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

1. Từ cấu hình e của Na+ ta suy ra cấu hình e của Na.

2. Xác định vị trí của Na dựa vào cấu hình e:

+ Số thứ tự chu kì = số lớp e

+ Số thứ tự nhóm (đối với nhóm A) = số e lớp ngoài cùng

Lời giải chi tiết:

Cấu hình e của Na+ 1s22s22p6 => Cấu hình e của Na là: 1s22s22p63s1

Vị trí của Na trong bảng tuần hoàn là:

+ Chu kì 3 (vì có 3 lớp e)

+ Nhóm IA (vì có 1e lớp ngoài cùng)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron ứng với lớp ngoài cùng nào sau đây là của nguyên tố kim loại?

  • A 4s24p5.    
  • B 3s23p3.     
  • C 2s22p6.         
  • D 3s1.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

* Theo cấu hình e: kim loại là các nguyên tố thường có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng (trừ H, He, B).

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một nguyên tố có Z = 24, vị trí của nguyên tố đó là:

 

  • A Chu kì 4, nhóm IA 
  • B Chu kì 4, nhóm VIA    
  • C Chu kì 2, nhóm IVA
  • D Chu kì 4, nhóm VIB

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học dựa vào cấu hình electron nguyên tử.

Giữa cấu hình electron nguyên tử và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có thể xác định được vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn và ngược lại. Cụ thể như sau:

- Số thứ tự ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử.

- Số thứ tự chu kì = số lớp e.

- Số thứ tự nhóm:

     + Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsanp(a = 1 → 2 và b = 0 → 6): Nguyên tố thuộc nhóm (a + b)A.

     + Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n - 1)dxnsy (x = 1 → 10; y = 1 → 2): Nguyên tố thuộc nhóm B:

* Nhóm (x + y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.

* Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.

* Nhóm (x + y - 10)B nếu 10 < (x + y).

Lời giải chi tiết:

Z = 24 => Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d54s1

=> Chu kỳ = số lớp electron = 4

=> Nhóm = VIB (vì: cấu hình e kết thúc ở dạng (n - 1)dxnsy => nhóm = (5 + 1)B = VIB)

Đáp án D  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cho các kim loại: Na, Ca, Fe, Zn, Cu, Ag. Những kim loại không khử được nước, dù ở nhiệt độ cao là

  • A Fe, Zn, Cu, Ag.
  • B Cu, Ag.
  • C Na, Ca, Cu, Ag.
  • D Fe, Cu, Ag.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Cu, Ag không khử được nước, dù ở nhiệt độ cao

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

M là kim loại trong số các kim loại sau: Cu Ba, Zn, Mg. Dung dịch muối MCl2 phản ứng với dung dịch Na2CO3 hoặc Na2SO4 tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH. Kim loại M là

  • A Mg.
  • B Cu.
  • C Ba.
  • D Zn.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dung dịch muối MCl2 phản ứng với dung dịch Na2CO3 hoặc Na2SO4 tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH => Kim loại là Ba

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaCl

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

BaCl2 + NaOH không xảy ra

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại: K, Ca, Al, Fe, Cu, Cr.

  • A K: 1s22s22p63s23p64s1

    Ca: 1s22s22p63s23p64s2

    Al: 1s22s22p63s23p1

    Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2

    Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1

    Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1

  • B K: 1s22s22p63s23p64s1

    Ca: 1s22s22p63s23p64s2

    Al: 1s22s22p63s23p1

    Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2

    Cu: 1s22s22p63s23p63d94s2

    Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1

  • C K: 1s22s22p63s23p64s1

    Ca: 1s22s22p63s23p64s2

    Al: 1s22s22p63s23p1

    Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2

    Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1

    Cr: 1s22s22p63s23p63d44s2

  • D K: 1s22s22p63s23p64s1

    Ca: 1s22s22p63s23p64s2

    Al: 1s22s22p63s23p1

    Fe: 1s22s22p63s23p63d74s1

    Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1

    Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nhận xét: Trong nguyên tử Cr và Cu một electron trong lớp có năng lượng thấp 4s điền vào lớp có năng lượng cao hơn 3d, chúng có cấu hình lớp ngoài cùng là 3d5 4s1 và 3d10 4s1.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IA, IIA và phi kim nhóm VIA, VIIA lần lượt là

  • A 1, 2, 3, 4.
  • B 1, 3, 6, 7.
  • C 1, 2, 5, 7.
  • D 1, 2, 6, 7.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Các nguyên tố nhóm A có số thứ tự nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng.

Lời giải chi tiết:

- Các nguyên tử kim loại nhóm IA có 1e lớp ngoài cùng; nhóm IIA có 2e lớp ngoài cùng.

- Các nguyên tử phi kim nhóm VIA có 6e lớp ngoài cùng; nhóm VIIA có 7e lớp ngoài cùng.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cho các cấu hình electron sau:

(a) [Ne] 3s1                             (b) [Ar] 4s2                             (c) 1s22s1                                 (d) [Ne] 3s23p1

Các cấu hình trên lần lượt ứng với các nguyên tử (biết số hiệu nguyên tử 20Ca, 3Li, 13Al, 11Na):

  • A Ca, Na, Li, Al  
  • B  Na, Li, Al, Ca      
  • C Na, Ca, Li, Al    
  • D Li, Na, Al, Ca

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Cách viết cấu hình electron nguyên tử

Lời giải chi tiết:

11Na: [Ne] 3s1 ; 20Ca: [Ar] 4s23Li: 1s22s113Al: [Ne] 3s23p1

Đáp án C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho biết số thứ tự của Mg trong bảng tuần hoàn là 12. Vị trí của Mg trong bảng tuần hoàn là 

  • A chu kì 3, nhóm IIB.
  • B chu kì 3, nhóm IIA.
  • C chu kì 3, nhóm IIIA.
  • D chu kì 2, nhóm IIA.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Viết cấu hình e nguyên tử.

- Từ cấu hình e nguyên tử xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

*Chu kì: số lớp = số thứ tự chu kì

*Nhóm:

- Nếu e cuối cùng được điền vào phân lớp s, p => nhóm A

Số e lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm

- Nếu e cuối cùng được điền vào phân lớp d, f => nhóm B

Gọi n là tổng số e hóa trị của nguyên tố (n = số e lớp ngoài cùng + số e phân lớp sát ngoài cùng nếu nó chưa bão hòa)

+ n < 8 => nhóm nB

+ 8 ≤ n ≤ 10 => nhóm VIIB

+ n > 10 => nhóm (n-10)B

Lời giải chi tiết:

- Cấu hình e của Mg (Z = 12) là 1s22s22p63s2

- Vị trí của Mg trong bảng tuần hoàn:

+ Chu kì 3 do có 3 lớp e

+ Nhóm IIA do có e cuối cùng điền vào phân lớp s và có 2e ở lớp ngoài cùng

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p63d6. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:

  • A ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB       
  • B ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA 
  • C ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA          
  • D ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIB

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Từ cấu hình e của M2+ → cấu hình e của M: M2+ + 2e → M

Dựa vào cấu hình e của M → biện luận vị trí của R trong bảng tuần hoàn

Lời giải chi tiết:

Ta có: M2+ + 2e → M

→ Cấu hình e của M là: 1s22s22p63s23p63d64s2

- Biện luận:

+ Z = 26 → Ô 26

+ Có 4 lớp e → Chu kỳ 4

+ e cuối cùng điền vào phân lớp d nên thuộc nhóm B. Tổng số e hóa trị là 8 → Nhóm VIIIB

Vậy vị trí của M trong bảng tuần hoàn là ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB

Đáp án A 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Nguyên tử Na và Cl có các lớp electron là: (Na) 2/8/1; (Cl) 2/8/7. Trong phản ứng hóa học các nguyên tử Na và Cl đạt được cấu hình bền với 8e ở lớp ngoài cùng bằng cách

  • A Hai nguyên tử góp chung electron.
  • B Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Clo để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Na và Cl đều có 8e.
  • C Nguyên tử Cl nhường 7e cho nguyên tử Na để cho lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Cl và Na đều có 7e.
  • D Tùy điều kiện của phản ứng mà nguyên tử Na nhường e hoặc nguyên tử Cl nhường e.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Các nguyên tử trong phân tử có xu hướng đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm 

=> Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Clo để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Na và Cl đều có 8e

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol Cu2+ và d mol Ag+. Biết rằng \(a < c + \frac{d}{2}\). Để thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại thì mối quan hệ giữa b và a, c, d là

  • A \( \;b \;> c  \;- \;a\)
  • B \( \; b \;< c \;- \;a\)
  • C \( \; b  \;>c \;-a \; + \;\dfrac{{d}}{{2}}\)
  • D \( b\; < \;c -  \;a + \; \dfrac{{d}}{{2}}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Dung dịch chứa ba ion kim loại => Cu2+

- Viết phương trình hóa học

- Tính theo phương trình hóa học

Lời giải chi tiết:

- Thứ tự phản ứng của KL: Mg, Zn

- Thứ tự phản ứng của muối: Ag+, Cu2+

→ Dung dịch chứa 3 ion kim loại là Mg2+, Zn2+, Cu2+ → Cu2+ còn dư và Ag+ hết

\(\left. \begin{array}{l}
\mathop {Mg}\limits^0 \to \mathop {Mg}\limits^{ + 2} + 2{\rm{e}}\\
\mathop {Zn}\limits^0 \to \mathop {Zn}\limits^{ + 2} + 2{\rm{e}}
\end{array} \right|\begin{array}{*{20}{c}}
{\mathop {Ag}\limits^ + + 1{\rm{e}} \to \mathop {Ag}\limits^0 }\\
{\mathop {Cu}\limits^{ + 2} + 2{\rm{e}} \to \mathop {Cu}\limits^0 }
\end{array}\)

Do Cu2+ còn dư nên: n e (Mg, Zn nhường) < n e (Ag, Cu nhận)

→ \(2{n_{Mg}} + 2{n_{Zn}} < {n_{A{g^ + }}} + 2{n_{C{u^{2 + }}}} \Leftrightarrow 2{\rm{a}} + 2b < c + 2{\rm{d}} \Leftrightarrow b < c - a + \frac{d}{2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Nguyên tố đó là

  • A bạc.
  • B đồng.
  • C chì.
  • D sắt.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Giả sử nguyên tố đó có số p = số e = Z và số n = N.

- Tổng hạt p, n, e → (1)

- Số hạt mang điện (p, e) nhiều hơn hạt không mang điện (n) → (2)

Giải (1) (2) được Z và N

Lời giải chi tiết:

Giả sử nguyên tố đó có số p = số e = Z và số n = N.

- Tổng hạt p, n, e là: 2Z + N = 155 (1)

- Số hạt mang điện (p, e) nhiều hơn hạt không mang điện (n) là: 2Z - N = 33 (2)

Giải (1) (2) được Z = 47 và N = 61

Vậy nguyên tố đó là bạc (Ag).

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Một nguyên tử có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40. Đó là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây ?

  • A Canxi
  • B Bari
  • C Nhôm
  • D Sắt

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Giả sử nguyên tố đó có số p = số e = Z và số n = N.

Tổng hạt p, e, n là 2Z + N = 40 => N = 40 - 2Z

Áp dụng bất phương trình: Z ≤ N ≤ 1,5Z giải tìm được giá trị thỏa mãn của Z.

Lời giải chi tiết:

Giả sử nguyên tố đó có số p = số e = Z và số n = N.

Tổng hạt p, e, n là 2Z + N = 40 => N = 40 - 2Z

Ta có: Z ≤ 40 - 2Z ≤ 1,5Z → 11,4 ≤ Z ≤ 13,3

→ Z = 12 hoặc Z = 13

Trong các phương án ta thấy có Al có Z = 13 thỏa mãn.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6, R thuộc chu kỳ:

  • A 2
  • B 6
  • C 3
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Từ cấu hình R+ → cấu hình của R → Biện luận vị trí của R trong bảng tuần hoàn hóa học

Lời giải chi tiết:

R+ có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2s22p6

→ R có cấu hình e là 1s22s22p63s1

Do R có 3 lớp e nên R thuộc chu kì 3

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.