Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 3 – Chương 4 – Hóa học 12>
Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 45 phút - Đề số 3 – Chương 4 – Hóa học 12
Đề bài
Câu 1: Polime thu được từ phản ứng trùng hợp propen là
A. (-CH2-CH2-)n.
B. (-CH2-CH2-CH2-)n.
C. (-CH2-CH-CH3-)n.
D. (-CH2-CH(CH3)-)n.
Câu 2: Cho các polime sau: cao su isopren, tơ axetat, tơ capron, poli (metyl metacrylat), poli (vinyl clorua), bakelit. Polime sử dụng để sản xuất chất dẻo là:
A. Poliisopren, poli (metyl metacrylat), bakelit.
B. Xenlulozơtri axetat, poli (metyl metacrylat), bakelit.
C. Poli (metyl metacrylat), bakelit, poli (vinyl clorua).
D. Xenlulozơtri axetat, poli (metyl acrylat).
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin.
Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2 đipeptit Ala-Gly, Gly- Ala và một tripeptit Gly-Gly-Val. Trình tự các gốc α–amino axit trong A là
A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val.
B. Gly-Gly-Ala-Gly-Val.
C. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.
D. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Muối đinatri glutamat là gia vị thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính).
B. Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là -amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.
C. Các amino axit (nhóm amin ở vị trí số 6, 7, ...) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.
D. Axit glutamic ứng dụng làm thuốc bổ thần kinh.
Câu 5: Monome được dùng để điều chế polietilen là
A. CH2=CH-CH3.
B. CH2=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2.
D. CH≡CH.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
B. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
D. Polietilen và poli (vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
Câu 7: Trên thế giới các nước công nghiệp phát triển khuyến khích người dân sử dụng bao bì, túi sách được sản xuất từ các sợi xenlulozơ, sợi đay, cói, bông vải là do
A. tạo thành sản phẩm giá thành rẻ hơn và đẹp hơn.
B. bền hơn rất nhiều so với các túi nhựa tổng hợp.
C. dễ phân huỷ do đó không ảnh hưởng đến môi trường.
D. tạo thành sản phẩm gọn và nhẹ hơn nhựa tổng hợp.
Câu 8: Qua ghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao su thiên nhiên là polime của monome
A. buta-1,3-đien và stiren.
B. 2-metylbuta-1,3-đien.
C. buta-1,3-đien.
D. buta-1,2-đien.
Câu 9: Xenlulozơ triaxetat là
A. chất dẻo.
B. tơ tổng hợp.
C. tơ nhân tạo.
D. tơ poliamit.
Câu 10: Nguyên liệu trực tiếp điều chế tơ lapsan là
A. etilen glicol và axit ađipic.
B. axit terephtalic và etilen glicol.
C. axit α-aminocaproic.
D. xenlulozơ trinitrat.
Câu 11: Trong các polime: PVC, PE, amilopectin trong tinh bột, cao su buna, xenlulozo triaxetat, số polime tổng hợp là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12: Trùng hợp từ tối thiểu n phân tử etilen thu được 280 gam polietilen. Giá trị của n là (Cho C=12, H=1, O=16)
A. 3,01.1024.
B. 6,02. 1024.
C. 6,02. 1023.
D. 3,01. 1023.
Câu 13: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam
Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là (Cho C=12, H=1, O=16, N= 14)
A. 90,6.
B. 111,74.
C. 81,54.
D. 66,44.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân tử protein cấu tạo từ một chuỗi polipepetit kết hợp với các thành phần “phi protein” khác.
B. Protein chứa những polipeptit có khối lượng phân tử từ vài chục ngàn đến vài triệu u.
C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc -amino axit.
D. Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản kết hợp với các thành phần “phi protein” như: lipit, gluxit, axit nucleic.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Peptit có thể thủy phân hoàn toàn thành các α-amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.
B. Peptit có thể thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.
C. Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím.
D. Trong phân tử peptit mạch hở có chứa n gốc -amino axit thì số liên kết peptit bằng (n-1).
Câu 16: Tơ enang thuộc loại tơ
A. axetat.
B. poliamit
C. polieste.
D. tằm.
Câu 17: Kết luận nào sau đây không đúng đối với các polime?
A. Tất cả các polime có cấu trúc mạch thẳng và đều có tính đàn hồi.
B. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Hầu hết polime là chất rắn, không bay hơi.
D. Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.
Câu 18: Cho các polime sau: poliacrilonitrin, polifloropren, poli(etylen-terephtalat), poli(vinyl axetat). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19: Cho các polime sau: polietilen, xenlulozơ triaxetat, tơ axetat, tơ capron, poli(metyl metacrylat), poli(vinyl clorua). Polime sử dụng để sản xuất chất dẻo gồm:
A. polietilen, tơ capron, poli(metyl metacrylat).
B. poli(vinyl clorua), xenlulozơ triaxetat, poli(metyl metacrylat).
C. polietilen, poli(metyl metacrylat), poli(vinyl clorua).
D. poli(vinyl clorua), xenlulozơ triaxetat, tơ axetat, poli(metyl acrylat).
Câu 20: Cao su buna được điều chế theo sơ đồ sau:
caosubuna.
Khối lượng ancol etylic cần lấy để điều chế 54 gam cao su buna theo sơ đồ trên là
A. 92 gam.
B. 184 gam.
C. 115 gam.
D. 230 gam.
Câu 21: Có thể phân biệt các đồ dùng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC) bằng cách nào sau đây? A. So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn.
B. So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo.
C. Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét.
D. Dùng dao cắt ngang hai mẫu da, da thật ở vết cắt bị xơ, còn da nhân tạo thì nhẵn bóng.
Câu 22: Trong các polime: PVC, PE, amilopectin trong tinh bột, cao su buna, xenlulozo triaxetat, số polime tổng hợp là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23: Một đoạn mạch PVC có phân tử khối 62500đvC. Số mắt xích trong đoạn mạch trên là (cho
Cl=35,5, C=12, H=1, O=16)
A. 100.
B. 1000.
C. 5000.
D. 2000.
Câu 24: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong là (Cho Br =80, C=12, H=1)
A. 1 : 1.
B. 1 : 2.
C. 2 : 3.
D. 1 : 3.
Câu 25: Khi trùng ngưng 7,5 gam axit aminoaxetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn thu được m gam polime và 1,44 gam nước. Giá trị của m là
A. 5,56.
B. 5,25.
C. 4,25.
D. 4,56.
Câu 26: Từ 5,8 tấn butan có thể điều chế được m tấn cao su Buna với hiệu suất quá trình là 60%. Giá trị của m là
A. 3,48.
B. 5,4.
C. 9.
D. 3,24.
Câu 27: Để điều chế 100 gam thủy tinh hữu cơ cần m1 gam ancol metylic và và m2 gam axit metacrylic với hiệu suất quá trình phản ứng đạt 80%. Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
A. 68,8 và 25,6.
B. 86,0 và 32.
C. 107,5 và 40.
D. 107,5 và 32.
Lời giải chi tiết
Đáp án
1. D |
4. A |
7. C |
10. B |
13. C |
16. B |
19. C |
22. C |
25. D |
2. C |
5. B |
8. B |
11. C |
14. A |
17. A |
20. D |
23. B |
26. D |
3. D |
6. A |
9. C |
12. B |
15. C |
18. C |
21. C |
24. B |
27. C |
Hướng dẫn giải chi tiết:
Câu 1:
Đáp án D
Câu 2:
Đáp án C
Câu 3:
Đáp án D
Câu 4:
Muối mononatri glutamat là gia vị thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính).
Đáp án A
Câu 5:
Đáp án B
Câu 6:
B sai, Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit adipic
C sai, Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)
D sai, Polietilen và poli (vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.
Đáp án A
Câu 7:
Đáp án C
Câu 8:
Đáp án B
Câu 9:
Đáp án C
Câu 10:
Nguyên liệu trực tiếp điều chế tơ lapsan là axit terephtalic và etilen glicol.
Đáp án B
Câu 11:
Polime tổng hợp là polime hoàn toàn do con người tạo nên
PVC, PE, cao su buna là các polime tổng hợp
Đáp án C
Câu 12:
n = 280 : 28 . 6,02 . 1023 = 6,02 . 1024 (phân tử)
Đáp án B
Câu 13:
Sau khi thủy phân ta có:
n Ala = 28,48 : 89 = 0,32 mol
n Ala-Ala = 32 : (89 . 2 – 18) = 0,2 mol
n Ala-Ala-Ala = 27,72 : 231 = 0,12 mol
=> n Ala – Ala – Ala – Ala = (0,32 + 0,2 . 2 + 0,12 . 3) : 4 = 0,27 mol
=> m Ala – Ala – Ala – Ala = 0,27 . 302 = 81,54 gam
Đáp án C
Câu 14:
Đáp án A
Câu 15:
C sai, dipeptit không có phản ứng màu biure
Đáp án C
Câu 16:
Đáp án B
Câu 17:
A sai, polime còn có cấu trúc nhánh, hoặc không gian và không phải tất cả đều có tính đàn hồi
Đáp án A
Câu 18:
Các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là: poliacrilonitrin, polifloropren, poli(vinyl axetat)
Đáp án C
Câu 19:
Đáp án C
Câu 20:
n Cao su buna = 54 : 54 = 1 mol
Gỉa sử, các quá trình điều chế đều có H = 100%
n C2H5OH cần lấy = 2 . n Cao su buna = 2 mol
=> n C2H5OH cần dùng là: 2 : 50% : 80% = 5 mol
=> m C2H5OH = 5 . 46 = 230 gam
Đáp án D
Câu 21:
Đáp án C
Câu 22:
Các polime tổng hợp là: PVC, PE, cao su buna.
Đáp án C
Câu 23:
Số mắt xích trng đoạn mạch trên là
62500 : 62,5 =1000 (mắt xích)
Đáp án B
Câu 24:
n Br2 = 1,731 : 160 = 0,01081875 mol
=> n Buta – 1,3 – dien = n Br2 = 0,01081875 mol (1)
=> m Buta – 1,3 – dien = 0,01081875 . (12.4 + 6) = 0,5842125 gam
=> m Stiren = 2,834 – 0,5842125 = 2,2497875 gam
n Stiren = 0,0216 mol (2)
Từ (1) và (2) => Số mắt xích (butađien : stiren) = 1 : 2
Đáp án B
Câu 25:
n Aminoaxit = 7,5 : 75 = 0,1 mol
n H2O = 1,44 : 18 = 0,08 mol
m Polime = 7,5 – m H2O – m Amino axit
= 7,5 – 1,44 – 0,02 . 75 = 4,56 gam
Đáp án D
Câu 26:
n Cao su buna = n Butan = 5,8 . 106 : 58 = 105 (mol)
Tuy nhiên, hiệu suất của cả quá trình điều chế bằng 60%
=> n Cao su buna tạo thành = 105 . 60% = 6 . 104 (mol)
=> m Caosu buna = 6 . 104 . 54 = 3,24 . 106 gam = 3,24 tấn.
Đáp án D
Câu 27:
n Thủy tinh hữu cơ = 100 : 100 = 1 mol
=> n CH3OH cần dùng = n C4H6O2 cần dùng = 1 : 80% = 1,25 mol
=> m CH3OH = 1,25 . 32 = 40 gam
m C4H6O2 = 1,25 . 86 = 107,5 gam
Đáp án C
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 10 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 10 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết